I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
(Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:
- Con Cáo
- Chùm nho
- Giàn nho cao
- Cây nho thấp
Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?
Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.
II. Thực hiện bài tập sau:
Câu 6. Cho câu văn sau:
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.
a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.
Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?
Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?
Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.
III. Tập làm văn:
Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.
ai giúp mk mk tích cho
Bài 1: Theo mình thì truyện dân gian không được xác định vào thời gian cụ thể rõ ràng hay nói cách khác có thể truyện dân gian được nhân dân ta hư cấu nên. Chính vì thế nếu truyện dân gian không có thời gian và không gian địa điểm cụ thể vì sẽ không mang được tính khách quan và xác đáng cho nội dung truyện.
Bài 2 :
Nhân vật chính diện: Sọ Dừa, cô em út ( Sọ Dừa); anh Chăm ( Cây tre trăm đốt); Lọ Lem ( Cô bé Lọ Lem); Thạch Sanh ( Thạch Sanh); ...
Nhân vật phản diện: Phú ông ( Cây tre trăm đốt); mụ dì ghẻ ( Cô bé Lọ Lem); Phú ông ( Con ngỗng đẻ trứng vàng) ; Lí Thông ( Thạch Sanh); ...
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ, mang tính tích cực. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lý tưởng trong cuộc sống... có thể được coi là nhân vật lý tưởng.Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, nhân vật tiêu cực, cần bị lên án. Thường là những con người giàu có ; tham lam luôn có tham vọng thâu tóm của cải của người khác. Mình gửi cho bạn xem đã để mình làm nốt mấy câu kia nhé !
Bài 3 : Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
Chính vì thế truyện ngụ ngôn giúp ta hiểu về xã hội :