Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể tham khảo dựa trên các ý sau:
- Bài thơ viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhở chúng ta thần thần, trách nhiệm đối với đất nước.
- Tiếng gà trưa gợi nhắc thứ tình cảm thiêng liêng: tình bà cháu. Trong tiếng gà trưa là tiếng mắng yêu của bà, là nỗi lo lắng rất đỗi hồn nhiên, ngây thơ của cháu. Trong tiếng gà trưa là hình ảnh bà khum tay, nâng niu, chắt chiu từng quả trứng. Tiếng gả còn gợi nhớ về những lo lắng, những trông mong của bà để cháu có được bộ quần áo mới. Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà vui tươi ấy. Qua đó, ta thấy được hình ảnh một người bà vất vả, tần tảo và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Bà nâng niu từng quả trứng, không chỉ là nâng niu, trân trọng thành quả lao động của mình mà còn là nâng niu từng ước mơ về hạnh phúc đơn sơ của đứa cháu thân yêu. Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu.
BPTT điệp ngữ: Vì
Tác dụng: nhấn mạnh lý do và động lực mà người cháu chiến đấu anh dũng hôm nay, nổi bật giá trị cảm xúc của tác giả về tình yêu bà, tình yêu quê hương làng xóm. Từ đó câu thơ hay hơn, có giá trị liên kết cao và tăng sức diễn đạt.
Tham khảo tại
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-ve-kho-tho-dau-bai-tho-tieng-ga-trua-faq394696.html
khổ thơ đầu của bài thơ "tiếng gà trưa" diễn tả lên tâm trạng của người chiến sĩ đi hành quân xa đã dừng chân bên 1 xóm nhỏ :
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Anh lúc đó đã thấy hiện lên trong đầu rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của nhưng con gà mái . Tiếng gà trưa khiến anh nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng . Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
đây là của mik bạn xem có đúng ko nhé !
ko thì mong bạn có thể tự bổ sung và thêm ý nhé !
:)))
a) Điệp từ
b) + tác dụng: nhấn mạnh vào mục đích chiến đấu là vì từ những thứ tầm thường, giản dị thường ngày cho tới cả tổ quốc.
a) Em thích nhất khổ thơ 5 trong bài Tiếng gà trưa :
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
** Cảm nhận : Khổ thơ trên cho em thấy tình cảm của người bà dành cho người cháu thật bao la, sâu nặng, bà luôn quan tâm, lo lắng, yêu thương người cháu nhỏ của mình.
b) Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa
Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Tham khảo nha
Học Tốt
# mui #
a)đoạn thơ trên dc trích trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
b)phương thức biểu đạt là biểu cảm
c)điệp ngữ từ "vì"
+thuộc dạng điệp ngữ cách quãng
câu này trả lời kiểu gì