K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà thơ có óc khái quát cao, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, nhà thơ mới gói ghém lại bài thơ bằng một khổ kết thúc như thế này:

“Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.”
Câu cuối của bài thơ thật đắt. Để chuẩn bị cho câu thơ hay này, tác giả đã đưa bạn đọc đến một không gian, một thời gian đẹp như trong giấc mơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay dập dờn”. Có thể có bạn đọc nào đó đã reo lên vì câu kết thúc bài thơ này và chắc chắn nhà thơ Phạm Hổ cũng vừa lòng với sự sáng tạo của mình. “Quanh đôi chân mẹ/ Một rừng chân con” có nghĩa: mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các con là cây xanh đông đúc như rừng, nép mình, quấn quýt dưới bóng mẹ. 

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

-Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).

-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).

#ByB#

24 tháng 1 2018

đoạn thơ trên thể hiện ước mơ của tác giả thủa còn bé . Trong tương lai , tác giả muốn trở thành 1 thi sĩ tài giỏi . Thấy cò trắng giang đôi cánh bay trên bầu trời , ngồi dưới hiên , tác giả nghĩ những con cò trắng kia sẽ mang những ước mơ của mình bay cao , bay xa . Trong câu " Cánh cò bay hoài không nghỉ " chỉ tác giả nỗ lực hết mình vì ước mơ về tương lai trở thành thi sĩ , ước mơ đó sẽ không dừng lại .

24 tháng 1 2018

à mà cậu có thể thay tác giả bằng tên tác giả nhé :) 

3 tháng 2 2018

Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.

3 tháng 2 2018

Cảm ơn bAn nguyên thu thủy

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu...
Đọc tiếp

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lóp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sưong rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

a) Bài văn trên gồm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?

c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

1
4 tháng 8 2017

a) Bài văn gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1 (Câu đầu) - (Mở bài tự nhiên)

Giới thiệu sự xuất, hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến mờ mờ rủ xuống cỏ cây)

Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.

- Đoạn 3 (tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày).

Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.

- Đoạn 4 phần còn lại - (Kết bài không mở rộng)

Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.

b) Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng nhiều, giác quan:

- Bằng thị giác (mắt):

Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến - thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tim sáu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.

- Bằng thính giác (tai):

Nghe tiếng hót của chim hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, ăm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh), nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.

c) Em rất thích hình ảnh so sánh trong bài (bài chỉ có mộl hình ảnh so sánh):

Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch... vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.

23 tháng 12 2017

Phép so sánh thể hiện ở những từ ngữ : đàn lợn ; chiếc lược

Phép nhận hóa thể hiện ở những từ ngữ : dang tay , gật đầy , nằm , chải

Cái hay của phép nhân hóa , so sánh trong đoạn thơ trên là  : làm cho cây dừa hiện lên một cách chân thực , sinh động làm cho cây dừa giống con người 

23 tháng 12 2017

hic,trang này thành onlinevietnamese từ lúc nào thế nhỉ

20 tháng 3

Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Đám mây ngủ quên" của Nguyễn Bao đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị về khung cảnh ngộ nghĩnh qua trang văn tài hoa của tác giả. Mở đầu đoạn thơ, tác giả sử dụng biện pháp so sánh thật giàu sức gợi đó ta cảm nhận được đám mây rất bồng bềnh. Qua đó gợi nên khung cảnh êm đềm, thơ mộng nhưng lại rất ngộ nghĩnh

14 tháng 5

Đoạn thơ trên mô tả cảnh tượng của đám mây trắng nhẹ nhàng như bông, nhấn mạnh vào sự yên bình và tĩnh lặng của một cảnh thiên nhiên. Cảnh tượng của đám mây trắng như bông được so sánh với việc ngủ quên dưới đáy hồ, tạo ra hình ảnh mộng mơ và thanh thản. Sự yên bình của cảnh thiên nhiên được thể hiện qua việc nghe tiếng con cá đớp ngôi sao, khiến người đọc cảm thấy như đang trải qua một giấc mơ êm đềm. Tuy nhiên, việc giật mình thức giấc và bày vào rừng xa khiến cho cảnh thiên nhiên trở nên huyền bí và mê hoặc hơn. Đoạn thơ này tạo ra một cảm giác thư giãn và mơ màng, khiến người đọc cảm thấy như đang lạc vào một thế giới đẹp đẽ và bình yên.

 

2 tháng 7 2019

Bạn làm theo dàn ý này nhé:

1) Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh miêu tả:

VD:Trời sáng, em mở cửa nhìn ra sân thấy đàn gà đang kếm mồi...

2) Thân bài

a) Tả gà mẹ

- Thân hình gà mẹ dềnh dàng, phủ bộ lông vàng sậm, lốm đốm đen

- Mào to, xám, xệ xuống cùng cái mỏ đen sì

- Mắt tròn xoe, luôn liếc ngang liếc dọc trông chừng đàn gà con

- Hai cánh gà mẹ phủ đầy lông dài

- Hai chân to và thấp, bọc một lớp vảy cứng,...

b) Tả đàn gà con

- Đàn gà đứa nào cũng xinh xắn, dễ thương

- Mỗi đứa có 1 màu lông khác nhau: vàng, nâu sẫm,...

- Lông mềm mại, mượt như nhung như cuộn len nhỏ

- Mỏ xinh xinh, kêu "chiếp chiếp"

c) Hoạt động kiếm mồi

- Gà mẹ dẫn các con đi kiếm mồi

- Khi gặp đc mồi, gà mẹ kêu "túc túc" gọi con

- Những chú gà con giành giật mồi trông thật đáng yêu

- Thấy bóng diều hâu, gà mẹ thất thanh "cục quác...". Ngay lập tức, gà con lủi vào trong đôi cánh mẹ

-> Tình cảm gà mẹ và các con khiến em liên tưởng đến tình mẫu tử của con người

3) Kết bài

Tình cảm của em đối với đàn gà

nguồn:"Mẹ đi kiếm mồi

2 tháng 7 2019

CẢM ƠN BẠN NHIỀU NHÉ