K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2021

Bài 1 : Dùng từ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

   thơm mát , nhanh nhẹn , cao lênh khênh , vàng ươm , hoa mai vàng,sân trường,ánh nắng,cánh đồng lúa,học sinh,thơm thoang thoảng,nhút nhát,rực rỡ,cần cù và dũng cảm,xanh rờn

Các loại bạc hà có mùi thơm mát

Cậu ấy rất nhanh nhẹn

Anh ấy cao lênh khênh

Đồng lúa có một màu vàng ươm

Hoa mai vàng nở trông thật đẹp

Sân trường vào giờ ra chơi rất nhộn nhịp

Ánh nắng chiếu vào khung của sổ một màu vàng nhạt

Cánh đồng lúa như một tấm lụa mềm mại

Học sinh của lớp này rất ngoan

Hoa Ngọc Lan có mùi thơm thoang thoảng 

Cô ấy rất nhút nhát

Hoàng hôn rực rỡ cả một vòm trời

Bạn ấy không những cần cù mà còn rất dũng cảm

Những hàng cây ven đường xanh rờn màu lá 

24 tháng 7 2021

Bài 2 : Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu ai làm gì? 

   bác nông dân,lớp 3A,những khóm hoa,em và Lan,chạy nhảy,học hát và học múa,bắt sâu,xuống núi đi ngủ.

Bác nông dân đag gặt lúa

Lớp 3A đang học bài

Những khóm hoa nở rộ trong rất đẹp

Em và Lan đang làm bài tập nhóm

Đền giờ ra chơi , các học sinh chạy nhảy quanh sân trường

Bạn ấy thích học hát và học múa

Những chú cim sẻ bắt sâu cho lá

Ông mặt trời bắt đầu đạp xe xuống núi đi ngủ 

Bài 1 . Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Để miêu tả :- Một bạn học sinh.- Một buổi sớm mùa đông .- một bác thợ mộc - Một con vật mà em yêu thích .- Mặt trời mới mọc bài 2 . Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?Hoa mai vàng , sân trường, ánh nắng , cánh đồng lúa , học sinh , thơm thoang thoảng, nhút nhát , rực rỡ, cần cù và Dũng cảm , xanh rờnBài 3 : Dùng mỗi từ sau để dặt cậu...
Đọc tiếp

Bài 1 . Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Để miêu tả :

- Một bạn học sinh.

- Một buổi sớm mùa đông .

- một bác thợ mộc 
- Một con vật mà em yêu thích .

- Mặt trời mới mọc 

bài 2 . Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

Hoa mai vàng , sân trường, ánh nắng , cánh đồng lúa , học sinh , thơm thoang thoảng, nhút nhát , rực rỡ, cần cù và Dũng cảm , xanh rờn

Bài 3 : Dùng mỗi từ sau để dặt cậu theo mẫu Ai làm gì ? ( chạy nhảy , học bài và học múa , bắt sâu , xuống núi đi ngủ .

                                                                                    Tập làm văn

bài 1 . Viết một bức thư ngắn hồ cô giáo ( thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước nhân ngày 20-11 .

Gợi ý:

-Dòng đầu như : Nơi gửi , ngày …… tháng …… năm ……

- Lời xưng hô với người nhận thư (VD: Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy Lăng kính mến ,…) 

- Nội dung thư ( 4-5 dòng : Thăm hỏi , báo tin tới thầy cô . Lời chúc và hứa hẹn 

- Cuoiis thư ; lời chào  chữ kí và tên 

 Bài 2=Viết  một đoạn văn ngắn ( 7 đến 10 câu ) kể lại việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường 

bài 3: kể về người hàng xóm em yêu thích 

            

1
17 tháng 7 2021

-Bạn học sinh kia ăn mặc thật gọn gàng

-Buổi sớm mùa đông lạnh cóng chân tay

-*Bác thợ mộc nghĩ hỏng ra*

-Chú mèo mun nhà em rất thông minh

-Mặt trời mới mọc đỏ rực như phát ra lửa

(Bài 1 nhé)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Rơm tháng Mười   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Rơm tháng Mười

   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
(Theo Nguyễn Phan Hách)

Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.

a. Rơm được miêu tả như thế nào?

2
24 tháng 7 2017

Rơm vàng óng ánh, rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre.

 

1 tháng 10 2023

Rơm vàng óng ánh, rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre.

 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Rơm tháng Mười   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Rơm tháng Mười

   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
(Theo Nguyễn Phan Hách)

Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.

b. Nhân vật tôi và các bạn nhỏ chơi trò gì với rơm?

1
6 tháng 3 2017

Bọn trẻ nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Nhân vật tôi thì làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra nhìn bầu trời.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Rơm tháng Mười   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Rơm tháng Mười

   Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
(Theo Nguyễn Phan Hách)

Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.

c. Theo em, những kí ức tuổi thơ của tác giả có đáng quý không? Vì sao?

1
8 tháng 4 2017

Những kí ức tuổi thơ của tác giả thật đáng quý vì đó là những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, trong sáng, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Tiếng hát buổi sớm mai   Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.   Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Tiếng hát buổi sớm mai

   Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
   Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
   Gió ngạc nhiên:
   - Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
   Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
   - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
   Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
   - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
   (Theo Truyện nước ngoài)

d. Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

2
12 tháng 2 2017

Trong cuộc sống nếu biết lắng nghe chúng ta sẽ hiểu nhau hơn.

11 tháng 11 2021

 Trong cuộc sống, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta hiểu nhau nhiều hơn.

24 tháng 8 2017

Bác nông dân cày ruộng.

Em trai tôi học trường mẫu giáo.

Những chú gà con chạy lon ton sau chân mẹ.

Đàn cá bơi tung tăng dưới hồ.

22 tháng 12 2021

 Dùng mỗi từ ngữ sau  để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

-(Cô giáo hoặc thầy giáo): Cô giáo em đang giảng bài.

-(Các bạn học sinh):  Các bạn học sinh đang nô đùa ở sân trường.

-(Đàn cò trắng): Đàn cò trắng đang mò tép.

22 tháng 12 2021

-(Cô giáo hoặc thầy giáo):

+ Cô giáo đang giảng bài

-(Các bạn học sinh):

+ các bạn học sinh đang chơi nhảy dây

-(Đàn cò trắng):

+ đàn cò trắng bay lượn trên không

13 tháng 3 2017

- Bác nông dân : Bác nông dân đang nhổ cỏ dưới ruộng.

- Em trai tôi : Em trai tôi vừa mới đi đá bóng về.

- Những chú gà con : Những chú gà con líu ríu chạy theo chân gà mẹ.

- Đàn cá : Đàn cá tung tăng bơi lội trong hồ.

4 tháng 9 2017

a, Để miêu tả một bác nông dân.

Bác nông dân chăm chỉ làm việc.

b , Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

Nhành hoa này sắp tàn rồi.

c, Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.

Buổi sớm hôm nay trời se lạnh.