K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2018

nhung svat duoc nhan hoa :

-Bac giun : dao dat .

-ho hang nha kien:

+kien Dat : bac dau .

+kien Canh : khoac mau ao tang .

+kien Lua : dot duoc .

+kien Kim : chong gay ; kien Cang : nang vai .

+kien Den : uong ruou la da .

+kien Gio : bay ra chia phan.

=tac dung : giup svat trong bai tro nen sinh dong , tang suc goi hinh , goi cam cho cau tho . Dac biet , goi canh dong duc nhung buon ba trong dam tang Bac Giun gia .

NHO TICK CHO VOI !

9 tháng 4 2018

cảm ơn bạn nhìu nha

13 tháng 12 2016

trả lời giúp mink với mình cần gấp

 

13 tháng 12 2016

tự nghĩ đi,lười vừa thôileuleuleuleuleuleu

21 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những thập kỷ 60.

Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973,Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta.

Nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như “Hạt gạo làng ta”, “Trăng sáng sân nhà em”, … những bài thơ làm nên tên tuổi của thần đồng thơ tám tuổi. Sáng tác nhiều nhưng có lẽ thơ Trần Đăng Khoa chưa bao giờ mất đi cái nét tự nhiên, trẻ thơ như thế. Chúng ta cùng suy ngẫm vài điều thú vị qua bài thơ Đám ma bác Giun trong “Tuyển tập thơ Góc sân và khoảng trời ” nhé.

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Trần Đăng Khoa .1967

Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra để làm thịt bác cùng chia phần nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng thật làtrẻ con.

Bài thơ với lời thơ không hoa mĩ cứ trơn tuồn tuột, ý thơ giản dị, trong sáng nhưng đều toát lên được nét hồn nhiên, rất gần gũi với tuổi thơ nông thôn chúng ta.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang tính chất thông báo:

Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.

Bác Giun suốt đời cần mẫn, tận tụy làm cái công việc thầm lặng, nặng nhọc của mình để mưu sinh nhưng cũng đem lại ít nhiều lợi ích cho con người nhưng vì lao động quá sức bác đã đột tử ngay vườn chuối sau nhà.

Nhưng mà cũng có niềm an ủi là bác đi mát mẻ, nhẹ nhàng dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Nghe đọc hai câu thơ, chúng ta cảm nhận được rằng khi lũ kiến đánh hơi thấy mùi tanh của xác chết chúng đã đàn đàn lũ lũ kéo ra để tranh nhau chia phần ăn bởi vì lâu lâu mới có một bữa tiệc ngon lành đến như thế. Nhưng không! Trần Đăng Khoa đã biến cái đó thành một đám ma đưa bác giun về nơi an nghỉ. Bối cảnh thật là hợp lí và đầy tính nhân văn.

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Dẫn đầu đoàn đưa tang bác Giun là lão kiến Đất già làm tăng thêm phần uy nghiêm trang trọng. Đi sau có thể kể đến sự xuất hiện của kiến Cánh, chú ta khóc than bác hàng xóm qua đời một cách thật sự đau xót và thương cảm làm cho ta liên tưởng đến sự ra đi của một con người trong cái tình người với nhau. Không thể để kiến Đất hay kiến Cánh cùng thể hiện mà ngay cả kiến Lửa, kiến Kim, kiến Càng đều cùng cật lực, hăng hái chung sức vào gánh vác phần nặng nhọc về mình để thể hiện ân nghĩa cuối cùng đối với người đã khuất- một con vật hiền lành chịu thương chịu khó. Phải chăng anh Khoa đưa đến chúng ta một triết lí sống ân nghĩa ân tình xóm giềng với nhau.

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Xin đừng trách kiến Đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Kiến Đen buồn vì sự ra đi của bác Giun mà uống cho say đấy. Đáng trách, đáng giận là lũ kiến Gió. Khi bác Giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực vội đến nỗi có chân nhưng không kịp khởi động để chạy mà phải bay mau ra chia phần. Lẽ đời là như thế như đấy, trong xã hội cũng có kẻ này, kẻ khác nhưng vẫn thật nhiều người tốt, nhiều người sống nghĩa tình lắm chứ?

Đọc xong bài thơ, gập sách lại rồi nhưng âm hưởng bài thơ vẫn như còn đó những âm hưởng như nhắc nhở chúng ta hãy sống thật nghĩa tình, trọn vẹn cùng nhau ngay cả đến khi không còn trên cõi đời

9 tháng 6 2020

-Biên pháp nhân hóa:+ Ông trời- mặc áo giáp đen ra trận.

                                  +Muôn nghìn cây mía- múa gươm.

                                  + Kiến- hành quân đầy đường.

-Tác dụng: Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc mưa ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. Ông trời - mặc áo giáp đen chính là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời , như một chiếc áo giáp màu đen hùng dũng .Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió chính là hình ảnh của những cây mía bị gió to thổi khiến chúng bị ngả nghiêng nhưng qua lối nhân hóa tài tình của Trần Đăng Khoa , ta có thể nhận thấy được hình ảnh của những cây mía thì giống như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo ; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối để tránh mưa thì lại  như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.Như vậy, biện pháp so sánh đã làm cho bức tranh Mưa hiện lên một cách vô cùng sinh động , chân thật .

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt...
Đọc tiếp

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

 

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

 

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

 

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

 

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

 

CÂU 2: "Khi ngồi ở bậc thềm trc nhà...đến tha chiếc lá lớn trên lưng" Thuộc kiểu câu gì?nêu tác dụng?

 

Câu 3:Nêu ndung câu chuyện trên? Đặt nhan đề?(Mình đặt nhan đề vậy đúng ko: "Nghị lực của chú kiến" theo mn mik làm đúng ko các bạn cho ý kiến nhé và đặt nhan đề giùm mik, cảm ơn)

 

Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho cuộc sống(viết 1đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu)

 

NHANH NHÉ GIÚP MÌNH CẢM ƠN CẦN GẤP💋💋

 

____________HẾT_____________

1
13 tháng 7 2020

Câu 1 : PTBĐ chính : tự sự

Câu 2 : - Câu ''Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. '' thuộc kiểu câu trần thuật đơn. 

            -TD : kể lại diễn biến sự việc một chú kiến đang  chăm chỉ làm việc ( tha  chiếc lá trên lưng)

Câu 3 :

-ND : Câu chuyện kể về chuyến hành trình của một chú kiến bé nhỏ chăm chỉ , đầy nghị lực quyết tâm chiến thắng những thử thách , những khó khăn , gian khổ ( một vết nứt lớn trên tường xi măng) .

- Nhan đề : Vết nứt và con kiến

Câu  4:

Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.

Cảm nhận của em về đàn kiến con trong truyện "Đàn kiến con ngoan quá" là những đứa trẻ biết hiểu chuyện sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Khi nhìn thấy bà kiến già đang chật vật với cái chân đau, đàn kiến con đến và ngay lập tức giúp đỡ khiến bà rất vui lòng. Sự nhiệt tình giúp đỡ và tình yêu thương người khác ấy thật đáng trân trọng

22 tháng 9

đàn kiến con ngoan ngoãn mà,đi thi mà ghi thế thì mất điểm đấy nếu lỡ gặp thầy cô khó tính thì chết.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nướcđể tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,
nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước
để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,
nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã
gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi
sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối
mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình
Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi tanh cá.
Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo
đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê.
Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
D. Truyện cổ tích

A. Cá Chuối mẹ B. Đàn Chuối con C. Bọn kiến lửa D. Tổ kiến
Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa
dò dẫm về phía có mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm C. Dò dẫm, phương hướng
B. Kiếm mồi, loằng ngoằng D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?
A. Để tìm hướng khóm tre
B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy
C. Để dụ đàn kiến
D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?
A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi
B. Tự cắn vào da thịt mình
C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình
D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do

Câu 7: Nhân vật cá Chuối mẹ được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung truyện. Trình bày dưới hình thức một đoạn văn ngắn 5-
7 câu

1
31 tháng 10 2021

CTV ơi , em bị lỗi ạ

29 tháng 7 2018

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê thuộc huyện Nam Sách, năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Nhiều bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời được tác giả viết khi còn học tiểu học. Bài thơ Mưa được chàng thi sĩ tí hon này viết năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa, từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến,... đều được cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.

Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới. Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn  Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai  nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.

Cảnh trời mưa được diễn tả bằng 14 câu thơ. Mưa rơi trong tiếng gió ù ù như xay lúa. Giọt mưa lộp bộp  Lộp bộp rơi! Trong màn mưa, đất trời trở nên mù trắng nước. Và mưa chéo mặt sân  sủi bọt. Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:

Cóc nhảy lồm chồm

 Chó sủa

Cây lá hả hê.

Mưa làm mát dịu trời đất mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây lá hả hê vui sướng đón cơn mưa nhân hoá thoát sáo và rất gợi cảm. Ở đây mưa là nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ.

Cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều đội trên đầu bố em. Chữ đội được điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vả dãi nắng dầm mưa của bố em, của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính yêu của Khoa.

Mưa là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3... chữ đan cài vào nhau, kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui. Phép nhân hoá và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. Mưa là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.

29 tháng 7 2018

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:

"Ông trời

Mặc áo giáp đen 

Ra trận

Muôn nghìn cây mía 

Múa gươm

kiến 

Hành quân

Đầy đường"

               Bài làm :

Ông trời 

Mặc áo giáp đen

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

 

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Ðàn kiến con lại chia nhau đi tìm nhà mới cho bà kiến. Một lúc sau, chúng quay lại nói với bà: – Bà ơi! Chúng cháu đưa bà về một ngôi nhà mới thật khô ráo và nhiều ánh nắng, bà có đồng ý không? Bà kiến rưng rưng cảm động nói: – Ôi, được thế thì còn gì bằng! Ðàn kiến lại xúm vào khiêng chiếc lá, kiệu bà kiến lên một bông hoa hướng dương cách đó không xa. Bà kiến được ở nhà mới, sung sướng quá, nói với đàn kiến con: – Nhờ các cháu giúp đỡ, bà được đi tắm nắng, lại được ở nhà mới cao ráo, xinh đẹp. Bà thấy khoẻ hơn nhiều lắm rồi. Các cháu nhỏ người mà ngoan quá! Bà cám ơn các cháu thật nhiều. 

 

b. Hãy tìm một cụm danh từ có trong câu trên, phân tích cụm danh từ đó theo mô hình sau: Phần trước Phần trung tâm Phần sau (2 điểm)

 Cần gấp,  cầu các cao nhân giúp đỡ 

 

0