Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Điệp ngữ có trong đoạn:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
=> Điệp ngữ cách quãng: nhớ
=> Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả đối với Bác Hồ kính yêu.
b)Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
=> Điệp ngữ cách quãng: Thoắt cái..
=> Tác dụng: Tạo ra sự liệt kê
c)Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Tha hồ hái chén ngọt lành
Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Đứa thì ngồi lái máy bay
Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Mãi mãi không còn mùa đông.
=> Điệp ngữ cách quãng: Nếu
=> Tác dụng: dùng để khẳng định nếu có phép lạ sẽ làm gì đó.
d) Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
=> Điệp ngữ cách quãng
=> Tác dụng: Tạo ra sự liệt kê.
a.
- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi (Trạng ngữ chỉ thời gian)
- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))
- vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ cách thức)
b.
- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)
Nội dung chính của đoạn văn trên là tả quá trình cốm làng Vòng được tạo và miêu tả quang cảnh của làng Vòng khi tới cánh đồng lúa.
Câu chứa biện pháp tu từ (BPTT): "Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mà về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết." BPTT so sánh ngang bằng (như)
“Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút trong tác phẩm “Hà Nội 36 phố phường” là một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi tuyệt tác, được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng, thành kính, thiêng liêng.
Phần một bài tuỳ bút nói về nguyên liệu làm ra cốm, một món quà “thanh nhã và tinh khiết”. Hương vị cốm là sự “nhuần thấm cái hương thơm của lá”, của vừng sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại. Là “cái mùi thơm mát” của bông lúa non ta “ngửi thấy” khi đi qua những cánh đồng xanh, khi hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. Nguyên liệu làm ra cốm là “cái chất quý trong sạch của Trời”, được hình thành một cách linh diệu, lúc đầu là “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”, về sau được nắng thu làm cho “giọt sữa dần dần đông lại”…
Thạch Lam đã có một cách quan sát tinh tế, một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm và đầy chất thơ. Trái tim của ông tưởng như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng làng quê.
Lúa nếp non đến lúc nào được gặt đem về, cách chế biến cốm là “một sự hi mật trân trọng và khe khắt giữ gìn” được truyền từ đời này sang đời khác. Và chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản Hà Nội, do bàn tay những cô gái làng Vòng làm ra “thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Cốm Vòng ngon nổi tiếng khắp cả nước. Những người làm ra cốm và gánh cốm đi bán rất duyên dáng, đáng yêu. Đó là các cô gái làng Vòng “xinh xinh áo quần gọn ghẽ”, với cái đòn gánh “hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng”, được bà con phố phường “ngóng trông” khi mùa cốm đến Cốm đã ngon, người bán cốm lại xinh dòn, cuộc sống thêm sắc màu ý vị.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
1) a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng
b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu........hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó. c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng.
3 )a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi. - > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! - > Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở. - > Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
Bài 3
Dùng điệp ngữ viết lại những câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa trái và cả luỹ tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm quê hương tôi đẹp quá!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
TN1: chỉ cách thức
TN2: chỉ nơi chốn
TN3: chỉ không gian
TN4: chỉ không gian
CHÚC BẠN HỌC TỐT
CHÚC EM HỌC TỐT NHA
Dạ e cảm ơn