K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn sau? Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tại phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng...
Đọc tiếp

Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tại phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này.

(Ôn dịch, thuốc lá)

A. Nêu số liệu, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh

B. So sánh, nêu ví dụ, định nghĩa, liệt kê

C. Giải thích, nêu số liệu, phân tích , so sánh, liệt kê

D. Nêu ví dụ, định nghĩa, phân tích, phân loại

1
22 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C

26 tháng 3 2020

no biết nhưng ks cho mik nhé

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

“Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thể kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy...
Đọc tiếp

“Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thể kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.”

 (Trích Ngữ Văn 8- Tập 1)

Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì? Sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (1 điểm) Viết lại một câu ghép trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó?

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 4: (3 điểm): Cho câu chủ đề sau: “Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người”. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình diễn dịch, em hãy làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng một tình thái từ (gạch chân, chỉ rõ).

0
“Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng,  không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản  thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không  thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những  tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn...
Đọc tiếp

“Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng,  không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản  thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không  thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những  tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng  những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y,  bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động 

hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân  yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19”. 

 ( Nguồn Internet) a. Nêu nội dung chính của đoạn ngữ liệu trên? (1đ) 

b. Tìm các từ cùng trường vựng có trong đoạn văn trên và gọi tên trường từ vựng  đó? (1đ) 

 

0
 “Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân .... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “ăn...
Đọc tiếp

 

“Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân .... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “ăn núi, ngủ rừng”, vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ …. của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19”.

                                                                                              (Nguồn Internet)

Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Tìm các từ cùng trường từ vựng có trong đoạn văn trên và gọi tên trường từ vựng đó. (1.0 điểm)

Câu văn sau giúp em hiểu gì về đội ngũ y bác sĩ trong công tác phòng chống dịch “Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “ăn núi, ngủ rừng”, vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim.” (1.0 điểm)

Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 dòng) tri ân những anh hùng thầm lặng - đội ngũ y bác sĩ. (1.0 điểm)

0
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnhTrong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh

Trong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ và chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.

Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, những người anh hùng thầm lặng này đã để lại nhiều nỗi niềm xúc động, sự tin yêu và khâm phục của hàng triệu người Việt Nam.

(Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch - Nhóm PV Xây dựng Đảng – dangcongsan.vn)

 

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

Tôi xin các bạn :)

1
20 tháng 2 2022

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

=> nghị luận ( đời sống xh)

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

=> câu trần thuật

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

phép tu từ : điệp ngữ

tác dụng:nhấn mạnh sự mất mát hy sinh của đội ngũ y bác sĩ là rất lớn lao, quý giá 

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

=> Nói về những sự hy sinh thầm lặng của thiên thần áo trắng, cứu người chống dịch không cần nhà báo , không cần người khác khen ngợi .

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

=> Em chỉ ở nhà, đó là cách ly để phòng bệnh:))

20 tháng 2 2022

omg rất cảm ơnnn