Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PHẦN 1: Học sinh chỉ viết đáp số vào ô trống bên phải (mỗi bài 1 điểm).
Bài 1.
Cho các chữ số 1; 2; 3; 4; 5. Hỏi từ các chữ số trên lập được bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số khác nhau?
Bài 2.
Tìm x biết
Bài 3.
Tổng 3 số chẵn liên tiếp bằng 2028. Tìm ba số đó?
Bài 4.
Trong một cuộc thi có 60 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1/6 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 1/2 điểm. Một bạn học sinh được tổng điểm là 8. Hỏi học sinh đó trả lời đúng mấy câu?
Bài 5.
Một người đi từ A đến D phải đi qua hai địa điểm B và C. Vận tốc lúc đi trên các quãng đường AB, BC, CD lần lượt là 9 km/giờ, 12 km/giờ và 18 km/giờ. Lúc về vận tốc trên các quãng đường DC, CB, BA lượt là 9 km/giờ, 12 km/giờ và 18 km/giờ. Cả đi và về hết 5 giờ. Tính độ dài quãng đường AD.
Bài 6.
Hai máy cùng gặt xong một thửa ruộng hết 12 giờ. Nếu máy I gặt một mình trong 4 giờ, rồi máy II gặt tiếp thêm 9 giờ nữa thì được 7/12 thửa ruộng. Hỏi nếu máy I gặt một mình thì gặt xong thửa ruộng trong bao lâu?
Bài 7.
Người ta sử dụng các khối lập phương nhỏ có cạnh bằng 1 cm để xếp thành một khối lập phương lớn. Biết tổng tất cả các khối lập phương nhỏ xếp trên các cạnh và đỉnh của hình lập phương lớn là 104. Tính thể tích khối lập phương lớn được tạo thành.
Bài 8.
Một cửa hàng định giá bán một chiếc áo lãi 10% so với giá nhập hàng. Trên thực tế chiếc áo chỉ bán được với giá bằng 85% so với giá định bán và đã lỗ 6500 đồng. Hỏi chiếc áo được nhập với giá bao nhiêu?
Bài 9.
Cho 3 hình vuông MNPG, ABCD và HEFG như hình vẽ. Tính tỉ số diện tích của hình tròn nằm trong hình vuông ABCD và hình tròn
nằm trong hình vuông HEFG.
Bài 10.
Tính tổng:
PHẦN 2. Học sinh phải trình bày bài giải (mỗi bài 2,5 điểm)
Bài 1.
Cho hình chữ nhật ABCD, F là một điểm bất kì trên cạnh AD, BF cắt CD kéo dài tại điểm E. Nối điểm A với điểm E. Tính diện tích tam giác AEF, biết AF = 3 cm, BC = 5 cm, AB = 7 cm.
Bài 2.
Tìm số có 4 chữ số khác nhau
Nếu như bt thfi đã tốt bn ạ hok nhx tek thfi chả có ý lợi j đâu hok để phấn đấu kq của năng lực chính mk chứ k pải để đi mau kiến thức j đâu bt trc đề thì cn j là kì thi
mình đã lên lớp 7 rồi
những bài toán lớp 6 mình đều nhớ mình đang còn thi violympic và đạt giải nhì cấp tỉnh đó
bạn có thể hỏi mình
Gọi 2 số là b và a
Ta có 3/8 b = 5/7 a
suy ra 21b=40a; Đặt a là 21 phần, b là 40 phần
Lại có b-a=198 vậy 198 là 21 phần
suy ra a=198:21*21=198;b=198+198=396................................
Vận tốc: V = S : t ( V là vận tốc; S là quãng đường; t là thời gian)
1.2 Quãng đường: S = v x t
1.3 Thời gian : T = s : v
- Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
- Với cùng một thời gian thì quãng đường và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau
- Với cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau.
2. Bài toán có một chuyển động ( chỉ có 1 vật tham gia chuyển động ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ, xe lửa…)
2.1 Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ ( nếu có)
2.2 Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ ( nếu có)
2.3 Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
3. Bài toán chuyển động chạy ngược chiều
3.1 Thời gian gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc
3.2 Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau
3.3 Quãng đường = thời gian gặp nhau x tổng vận tốc
4. Bài toàn chuyển động chạy cùng chiều
4.1 Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : Hiệu vận tốc
4.2 Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau
4.3 Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau x Hiệu vận tốc
5. Bài toán chuyển động trên dòng nước
5.1 Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước
5.2 Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật – vận tốc dòng nước
5.3 Vận tốc của vật = ( vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2
5.4 Vận tốc dòng nước = ( vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng) : 2
duyệt đi
https://vndoc.com/50-bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-loi-giai/download
để mk gửi
CÔNG THỨC HÌNH HỌC, TOÁN CHUYỂN ĐỘNG Ở TIỂU HỌC
I – CÔNG THỨC HÌNH HỌC TIỂU HỌC
1/ HÌNH VUÔNG :
Chu vi : P = a x 4 P : chu vi
Cạnh : a = P : 4 a : cạnh
Diện tích : S = a x a S : diện tích
2/ HÌNH CHỮ NHẬT :
Chu vi : P = ( a + b ) x 2 P : chu vi
Chiều dài : a = 1/2P - b a : chiều dài
Chiều rộng : b = 1/2P - a b : chiều rộng
Diện tích : S = a x b S : diện tích
Chiều dài : a = S : 2
Chiều rộng : b = S : 2
3/ HÌNH BÌNH HÀNH :
Chu vi : P = ( a + b ) x 2 a : độ dài đáy
Diện tích : S = a x h b : cạnh bên
Diện tích : S = a x h h : chiều cao
Độ dài đáy : a = S : h
Chiều cao : h = S : a
4/ HÌNH THOI :
Diện tích : S = ( m x n ) : 2 m : đường chéo thứ nhất
Tích 2 đường chéo : ( m x n ) = S x 2 n : đường chéo thứ nhất
5/ HÌNH TAM GIÁC :
Chu vi : P = a + b + c a : cạnh thứ nhất ; b : cạnh thứ hai ; c :cạnh thứ ba
Diện tích : S = ( a x h ) : 2 a : cạnh đáy
Chiều cao : h = ( S x 2 ) : a h : chiều cao
Cạnh đáy : a = ( S x 2 ) : h
6/ HÌNH TAM GIÁC VUÔNG :
Diện tích : S = ( a x h ) : 2
7/ HÌNH THANG :
Diện tích : S = ( a + b ) x h : 2 a & b : cạnh đáy
Chiều cao : h = ( S x 2 ) : a + b h : chiều cao
Tổng 2 Cạnh đáy: a + b = ( S x 2 ) : h
8/ HÌNH THANG VUÔNG :
Có một cạnh bên vuông góc với hai đáy, cạnh bên đó chính là
chiều cao hình thang vuông. Khi tính diện tích hình thang vuông
ta tính như cách tìm hình thang . ( theo công thức )
9/ HÌNH TRÒN :
Bán kính hình tròn : r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14
Đường kính hình tròn : d = r x 2 hoặc d = C : 3,14
Chu vi hình tròn : C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14
Diện tích hình tròn : C = r x r x 3,14
· Tìm diện tích thành giếng :
· Tìm diện tích miệng giếng : S = r x r x 3,14
· Bán kính hình tròn lớn = bán kính hình tròn nhỏ + chiều rộng thành giếng
· Diện tích hình tròn lớn : S = r x r x 3,14
· Tìm diện tích thành giếng = diện tích hình tròn lớn - diện tích hình tròn nhỏ
10/ HÌNH HỘP CHỮ NHẬT :
* Diện tích xung quanh : Sxq = Pđáy x h
* Chu vi đáy : Pđáy = Sxq : h
* Chiều cao : h = Pđáy x Sxq
- Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật thì :
Pđáy = ( a + b ) x 2
- Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình vuông thì :
Pđáy = a x 4
* Diện tích toàn phần : Stp = Sxq + S2đáy
Sđáy = a x b
* Thể tích : V = a x b x c
- Muốn tìm chiều cao cả hồ nước ( bể nước ) h = v : Sđáy
- Muốn tìm diện tích đáy của hồ nước ( bể nước ) Sđáy = v : h
- Muốn tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ ta
lấy thể tích nước đang có trong hồ ( m3 ) chia cho diện tích đáy hồ ( m2 )
h = v : Sđáyhồ
- Muốn tìm chiều cao mặt nước cách miệng hồ ( bể ) ( hay còn gọi là chiều cao phần hồ trống )
+ bước 1 : Ta tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ.
+ bước 2 : Lấy chiều cao cả cái hồ trừ đi chiều cao mặt nước đang có trong hồ
* Diện tích quét vôi :
- bước 1 : Chu vi đáy căn phòng.
- bước 2 : Diện tích bốn bức tường ( Sxq )
- bước 3 : Diện tích trần nhà ( S = a x b )
- bước 4 : Diện tích bốn bức tường ( Sxq ) và trần nhà
- bước 5 : Diện tích các cửa ( nếu có )
- bước 6 : Diện tích quét vôi = diện tích bốn bức tường và trần – diện tích các cửa.
11/ HÌNH LẬP PHƯƠNG :
* Diện tích xung quanh : Sxq = ( a x a ) x 4
* Cạnh : ( a x a) = Sxq : 4
* Diện tích toàn phần : Stp = ( a x a ) x 6
* Cạnh : ( a x a) = Stp : 6
II – CÔNG THỨC TOÁN CHUYỂN ĐỘNG
1/ TÍNH VẬN TỐC ( km/giờ ,m/phút,m/giây) : v = S : t
2/ TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG ( km,m ): S = v x t
3/ TÍNH THỜI GIAN ( giờ,phút ) : t = S x t
a) Tính thời gian đi : TG đi = TG đến - TG khởi hành - TG nghỉ (nếu có)
b) Tính thời khởi hành : TG khởi hành = TG đến - TG đi
c) Tính thời khởi hành : TG đến = TG khởi hành + TG đi
A – Cùng chiều - Đi cùng lúc - Đuổi kịp nhau
- Tìm hiệu vận tốc :V = V1 - V2
- Tìm TG đi đuổi kịp nhau :
TG đi đuổi kịp nhau = Khoảng cách 2 xe : Hiệu vận tốc
- Chỗ kịp đuổi nhau cách điểm khởi hành = Vận tốc x TG đi đuổi kịp nhau
B – Cùng chiều - Đi không cùng lúc - Đuổi kịp nhau
- Tìm TG xe ( người ) đi trước ( nếu có )
- Tìm quãng đường xe đi trước : S = v x t
- Tìm TG đi đuổi kịp nhau = quãng đường xe ( người ) đi trước : hiệu vận tốc
- Ô tô đuổi kịp xe máy lúc = Thời điểm khởi hành của ô tô + TG đi đuổi kịp nhau
* Lưu ý : TG xe đi trước = TG xe ô tô khởi hành – TG xe máy khởi hành
C – Ngược chiều - Đi cùng lúc - Đi lại gặp nhau
- Tìm tổng vận tốc :V = V1 + V2
- Tìm TG đi để gặp nhau :
TG đi để gặp nhau = S khoảng cách 2 xe : Tổng vận tốc
- Ô tô gặp xe máy lúc = Thời điểm khởi hành của ô tô ( xe máy ) + TG đi gặp nhau
- Chỗ gặp nhau cách điểm khởi hành = Vận tốc x TG đi gặp nhau
* Lưu ý : TG xe đi trước = TG xe ô tô khởi hành – TG xe máy khởi hành
D – Ngược chiều - Đi trước - Đi lại gặp nhau
- Tìm TG xe ( người ) đi trước ( nếu có )
- Tìm quãng đường xe đi trước : S = v x t
- Tìm quãng đường còn lại = quãng đường đã cho (khỏang cách 2 xe) – quãng đường xe đi trước.
- Tìm tổng vận tốc: V1 + V2
- Tìm TG đi để gặp nhau = Quãng đường còn lại : Tổng vận tốc
=> Một số lưu ý khác :
· ( V1 + V2 ) = S : t ( đi gặp nhau )
* S = ( V1 + V2 ) x t ( đi gặp nhau )
· ( V1 - V2 ) = S : t ( đi đuổi kịp nhau )
Thời gian đi gặp nhau = thời điểm gặp nhau lúc 2 xe – Thời điểm khởi hành 2 xe
* Tính Vận tốc xuôi dòng :
V xuôi dòng = V thuyền khi nước lặng + V dòng nước
* Tính Vận tốc ngược dòng :
V ngược dòng = V thuyền khi nước lặng - V dòng nước
* Tính Vận tốc dòng nước :
V dòng nước = ( V xuôi dòng - V ngược dòng ) : 2
* Tính Vận tốc khi nước lặng:
V khi nước lặng = V xuôi dòng - V dòng nước
* Tính Vận tốc tàu ( thuyền ) khi nước lặng:
V tàu khi nước lặng = V ngược dòng + V dòng nước
k mình nha!!!
S hình vuông :
a x a = ?
P hình vuông :
a x 4 = ?