Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.a) Các sự kiện trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?b) Thứ tự các sự kiện ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện?Gợi ý:- Tóm tắt các sự việc:+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.2. Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu:Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!". Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: "Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!". Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?(Phóng tác theo truyện cổ)a) Tóm tắt lại các sự việc chính của câu chuyện.b) Thứ tự thực tế của các sự việc có trùng với thứ tự được kể của các sự việc không?c) Kể theo thứ tự như vậy có tác dụng gì?Gợi ý:- Tóm tắt các sự việc chính:(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.Đây là thứ tự diễn biến các sự việc trên thực tế của câu chuyện.- Thứ tự thực tế của các sự việc không trùng với thứ tự xuất hiện sự việc trong lời kể. Truyện bắt đầu kể từ sự việc (4), ngược lên sự việc (3), đến sự kiện (1), tiếp diễn sự việc (2) và kết thúc lại quay trở về thực tại gần nhất là sự việc (4). Người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.3. Trong văn tự sự, các sự việc được kể theo thứ tự như thế nào?Qua các ví dụ về thứ tự kể trong văn tự sự, chúng ta có thể rút ra nhận định: Người ta có thể kể chuyện theo thứ tự diễn biến thực tế của câu chuyện: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau; cũng có thể kể không theo trình tự xảy ra trong thực tế của các sự việc mà kể ngược từ thực tại rồi quay ngược lại quá khứ,...II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiểu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thể là Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh!Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi áo nhà tôi đã phơi đầy quần áo của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó.Hôm ấy tôi cùng mẹ đi phố, nhân thể ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì quần áo đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xấu cho Liên.Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...(Tự thuật của một học sinh)a) Truyện được kể theo ngôi nào?b) Sự việc trong câu chuyện đã được kể theo thứ tự nào?c) Yếu tố hồi tưởng có tác dụng gì trong câu chuyện?Gợi ý:- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:(1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;(2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;(3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;(4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;(5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)- Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.2. Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".Gợi ý:A. Mở bài:- Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? đi đến đâu và đi cùng ai?B. Thân bài:- Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (nông thôn hay thành phố).- Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè,…)- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh ra sao? Nơi ấy có điểm gì đặc biệt?)- Điều gì khiến em ghi nhớ và thích thú nhất trong chuyến đi xa ấy? - Chuyến đi ấy đã giúp em học được điều gì?C. Kết bài:- Chuyến đi kết thúc ra sao? - Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào?I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1. Kể theo thứ tự truyện « Ông lão đánh cá và con cá vàng ».
+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, cá vàng hứa trả ơn.
+ Năm lần ra biển và kết quả :
Lần 1 : cái máng lợn ăn.
Lần 2 : tòa nhà đẹp
Lần 3 : bà nhất phẩm phu nhân
Lần 4 : nữ hoàng
Lần 5 : đòi làm Long Vương nên trở về túp lều tranh và cái máng lợn sức mẻ.
- Các sự việc liên tiếp nhau, được kể theo một thứ tự tự nhiên. Sự việc trước kể trước, sau kể sau.
Từ đó cho thấy lòng tham vô độ của mụ vợ đã dẫn đến kết cục « tham thì thâm ».
2. Thứ tự thực tế của các sự việc. (1) Ngổ bỏ học, lêu lổng. (2) Ngổ đốt lửa lừa mọi người cứu mình để chọc giận. (3) Ngô bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng mọi người tưởng nó lừa. (4) Ngổ bị băng bó ở trạm y tế.
- Thứ tự đảo ngược này để nhấn mạnh sự kiện cuối cùng, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc.
II. Luyện tập
Câu 1. Câu chuyển được kể theo thứ tự trước sau cho đến hết.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò.
+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.
+ Giải thích vì sao hiện nay « tôi và Liên » vui buồn có nhau.
Chúc bạn hx tốt!
Soạn bài ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
Trả lời câu hỏi :
a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3.
Dấu hiệu : xem dấu chấm thứ 2 phần Ghi nhớ SGK trang 89.
b. Xem dấu chấm thứ 3 phần Ghi nhớ.
c. Người xưng tôi ở đoạn 2 này là Dế Mèn.
d. - Ngôi thứ 3 kể lại tự do, không hạn chế (đoạn 1)
- Ngôi thứ nhất chỉ kể những điều mình biết và trải qua (đoạn 2)
đ. Nếu đổi ngôi bằng cách thay
Dế Mèn vào tiếng Tôi thì – lời tự kể của tôi kể về điều mình biết trở thành lối quan sát bên ngoài bởi người kể ở ngôi thứ 3.
Người đọc khó tin vì đây không phải là lời tự kể của Dế Mèn. Chỉ có « tôi » mới nói về mình với thái độ vừa khách quan vừa phê phán như vậy.
e. Không thể đổi được vì ở ngôi thứ 3 thì sự việc mới được kể nhiều không hạn chế và rất tự do. Người kể chuyện dường như biết hết và kiểm soát các sự việc.
II. Luyện tập
1. Thay từ « Tôi » bằng Dế Mèn hoặc nó để chuyển ngôi kể thứ nhất sang thứ ba.
Ta thấy :
- Các hành động cụ thể của công việc đào hang được kể như khách quan : từ bên ngoài nhìn vào để kể.
- Những ý nghĩ như (rồi cũng lo xa như các cụ già…) mang tình phỏng đoán không chắc chắn.
- Để ở ngôi thứ nhất thì những việc ở tỉ mỉ được kể trở nên thật hơn.
Bởi chỉ có tôi mới am tường việc mình làm và tại sao làm như vậy ?
2. Thay từ Thanh thành tôi, ta thấy cái nhìn, hành động của con mèo, suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn của Thanh.
- Trong nguyên văn cho ta thấy đây là cái kể được nhìn từ bên ngoài. Sự vật trở nên khách quan và ta thấy mối quan hệ giữa mèo và nhân vật Thanh trở nên thật dịu dàng.
3. Truyện Cây bút thần được miêu tả theo ngôi thứ 3. Vì như vậy mới có thể tự do thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.
4. Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện, lược bỏ những cảm giác riêng lẻ các nhân vật – một yếu tố khó tồn tại trong truyện dân gian.
5. Viết thư được sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, mình, con…)
6. - Lưu ý 6 yêu cầu của văn tự sự. - Hãy xưng em và kể theo yêu cầu. + Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên, sung sướng, biết ơn…) + Sự kiện là nhận quà tặng của người thân.
a)
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.
b) Đọc kĩ các đoạn văn và cho biết hình thức ngôi kể của chúng. Dựa vào đâu để nhận biết?
(1) Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này vê tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
(Em bé thông minh)
(2) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Gợi ý: Đoạn (1) kể theo ngôi thứ ba. Đoạn (2) kể theo ngôi thứ nhất.
c) Người xưng “tôi” trong đoạn văn (2) có phải là tác giả Tô Hoài không? Vì sao?
Gợi ý: Người kể xưng “tôi” là nhân vật Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài mặc dù để kể được tác giả đã phải hoá thân vào “tôi” – Dế Mèn.
d) So sánh ngôi kể ở đoạn văn (1) và (2): Trong hai ngôi kể, ngôi kể nào có thể tự do hơn, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, đã trải qua?
Gợi ý: Ngôi kể thứ ba ở đoạn văn (1) cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) trong đoạn văn (2) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi” chỉ kể những gì “tôi” biết, “tôi” chứng kiến, nghĩa là không thể kể những gì mà Dế Mèn không biết.
đ) Thử đổi ngôi kể trong đoạn văn (2) thành ngôi kể thứ ba (thay “tôi” bằng Dế Mèn). Nhận xét về đoạn văn sau khi đã thay ngôi kể.
Gợi ý: Lời kể trong đoạn văn (2) mang tính tự truyện, nhân vật tự kể về mình, nếu thay bằng ngôi kể thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá thể của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất, mọi thứ đều được quan sát, kể lại bằng con mắt của Dế Mèn, in đậm cá tính của Dế Mèn.
e) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn (1) thành ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) được không? Vì sao?
Gợi ý: Trường hợp này không giống với sự thay đổi ngôi kể như ở đoạn văn (2). Nếu thay ngôi kể thứ ba bằng “tôi” thì “tôi” sẽ không thể có mặt ở khắp nơi, lúc thì ở cung vua để biết được ý của vua và đình thần, nhất là ý của vua muốn thử cậu bé thêm một lần nữa, lại có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh hai cha con ăn cơm và cảnh đối đáp của chú bé với sứ giả, rồi lại có mặt trong cung vua để biết được “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.”. Phải là kể theo ngôi thứ ba thì mới có thể biết hết mọi chuyện, ở mọi nơi, mọi lúc như thế được.
Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.
- Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:
+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới
+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp
+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng
+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
- Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.
Câu 2:
Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:
+ (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
+ (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;
+ (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;
+ (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;
Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)
Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.
II. Luyện tập
Câu 1:
- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:
+ (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;
+ (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;
+ (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;
+ (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;
+ (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:
+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.
+ Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.
Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".
a. Mở bài:
+ Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
+ Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài:
- Cảnh dọc đường đi:
+ Phong cảnh, những nét đặc biệt.
+ Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
- Đến nơi:
+ Hoạt động đầu tiên.
+ Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
- Kết thúc chuyên đi:
+ Chuẩn bị trở về.
+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài:
+ Suy nghĩ về chuyến đi.
+ Mong ước.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cho biết các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
- Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
- Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
- Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
- Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
- Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
- Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,... Câu chuyện có sự phát triển và có những hồi kết và đó là bài học quý giá, có nguồn gốc câu chuyện, diễn biến câu chuyện, đỉnh điểm của câu chuyện và kết thúc câu chuyện.
2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã….Liệu thằng bé có rút được bài học này không?
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
Trả lời:
Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện:
- Ngỗ bỏ học lêu lổng.
- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.
3. Ghi nhớ
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...
(Tự thuật của một học sinh)
Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện?
Trả lời :
- Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. Đồng thời giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”. Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.
Câu 2: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Trả lời :
Dàn ý tham khảo
A. Mở bài:
- Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào?
- Giới thiệu lý do tại sao có chuyến đi chơi xa, chuyến đi đó gồm có những ai?
B. Thân bài:
- Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (miền núi, vùng biển, nông thôn, thành thị).
- Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè, thăm ông bà)
- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh, những điều khiến em ấn tượng về nơi đó)
- Chuyến đi ấy đã giúp em rút ra được bài học gì?
- Tâm trạng của em qua chuyến đi ấy?
C. Kết bài:
- Chuyến đi kết thúc ra sao?
- Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào trong tương lai?
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.
b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.
- Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).
c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.
- Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.
- Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.
- Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.
* Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.
Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Những hình ảnh tiêu biểu :
- Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...
- Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...
b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).
c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.
- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...
- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.
- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.
+ Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.
- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.
Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...
Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".
Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.
Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.
Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".
Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."
Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...
bạn vào trang vietjack có đấy link thì chat vs mik mik cho cho chứ ngoài đây copy ko được
em đã quét nhà giúp mẹ,nhặt rau,dắt bà cụ qua đường,vv..
Nhưng khi cả nhóm đang đi gần đến sân bóng, tôi chợt nhìn sang phía bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn rồi mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi.
Những người đi dưới đường cũng không ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà cụ. Tôi thấy thế liền chạy tới giúp bà nhặt những quả cam còn đang rơi, xếp cẩn thận vào chiếc túi rồi đưa lại cho bà cụ.
Bà cụ mỉm cười rồi nói với tôi:
- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm! Cháu quả là một đứa trẻ ngoan ngoãn!
Tôi liền nhanh nhảu hỏi bà cụ:
- Không có gì đâu ạ… Bà ơi, bà đi đâu để cháu đưa bà đi ạ?
Bà cụ trả lời:
- Nhà bà ở bên đường, gần ngay sân bóng kia kìa.
Tôi đang trò chuyện với bà cụ thì thấy cả nhóm bạn của mình chạy lại. Nghe thấy bà cụ trả lời, cả nhóm đồng thanh đáp.
- Vậy ạ? Vậy để chúng cháu đưa bà qua đường ạ!
Tất cả cùng nhau mỉm cười hớn hở. Cả nhóm cùng dắt bà cụ qua đường một cách thật cẩn thận. Trên đường đi, bà cụ còn hỏi han chúng tôi rằng đang đi đâu. Tôi đã đại diện cả nhóm kể lại cho bà về cuộc thi đấu sắp tới. Bà nói rằng những đứa trẻ tốt bụng như chúng tôi chắc chắn sẽ giành được chiến thắng. Chúng tôi càng thêm tự tin hơn về kết quả cuối cả đội.
Sau khi đưa bà về đến nhà, cả nhóm nhanh chóng vào sân bóng. Cũng may vẫn còn thời gian để chuẩn bị trước trận đấu. Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuối cùng chúng tôi đã giành chiến thắng với tỉ số 2 - 1. Bàn thắng ấn định chiến thắng do chính tôi ghi công.
tôi có 1 ng em trai rất lanh lợi , thông minh ,hoc giỏi nên dường như tất cả mọi ng xung quanh nó đều yêu quý và bố mẹ tôi cx ko ngoại lệ . Tư tưởng ây làm tôi tức ko nỗi nào chịu đc .Mà đúng thật ; tết vừa rồi , bố tôi mua cho nó 1 con siêu nhân nhện cho nó , còn tôi tay ko chẳng đc gì . bố điềm đạm nói ;
-Hai chị em chơi chung ko đc sao ?
Nhưng tôi là con gái làm sao mà chơi siêu nhân nhện lm gì , tôi nghĩ rằng ; bố mẹ chỉ bênh nó thôi , có ai thèm ngó ngàng đến con đâu, từ đó tôi càng căm thù nó hơn , nhưng ngay cả những lúc 2 chi em tôi cãi nhau , bố mẹ cx chỉ đứng bên phía nó và mắng có 1 mk tôi .
tôi vẫn cứ thế , thế rồi chuyện j cx phải xảy ra
sáng sớm hôm ấy , tôi đc mẹ sai đi chợ .Mẹ nhìn tôi trìu mến rồi nhẹ nhàng dặn rằng ;
-Trưa bố mẹ về muộn , con chuẩn bị bữa cơm chu toàn nha
-Vâng ạ -tôi hí hửng đáp
tôi cẩn thận cất tiền vào túi rồi tung tăng chạy ra chợ , con mẹ tôi vội vã đi làm . Ko lâu sau tôi về nhà và mua đầy đủ thức ăn vs 50 đồng còn thừa ,tôi cất nó vào 1 chỗ rồi đi hc bài .Đến trưa , tôi chuẩn bị nấu cơm thì kiểm tra tiền ko cánh mà bay , tôi sửng sốt kiểm tra lại thì chẳng có j .Tôi tìm khắp nơi mà chẳng có , rõ ràng là mk đã cất cẩn thận rồi mà hay là em tôi...em ...tôi nó lấy , ko còn nghi nghờ j nữa .TÔI hấp hối chạy lên tầng quat vào mặt nó ;
-............... ( kết bn riêng rồi mk chỉ cho ko viết thế này mỏi tay nắm)
THÔNG CẢM ạ
cậu vào thư viện bài giảng violet í, nó có nhìu bài giảng của cô giáo, mình chép í chính vào vừa ngắn mà chính xác nữa