Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
à thôi còn nhiều bài nên xin các cao nhân hãy nhanh nhanh giúp ạ
LOM KHOM VÀ LÁC ĐÁC TẠO THÊM CẢNH TƯỢNG HOANG VU, TRỐNG TRẢI CỦA ĐÈO NGANG. NGỤ Ý TÁC GIẢ LÀ CHỈ CÓ 1 MÌNH GIỮA KHOẢNG BAO LA, HOANG SƠ ĐÓ
Lom khom và lác đác là từ tượng hình.
Tác dụng: Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng điệu của vài chú tiều, nhấn mạnh sự thưa thớt của mấy nhà chợ làm cho hình bóng con người càng trở nên bé nhỏ, cuộc sống đã hiu quạnh càng hiu quạnh hơn.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Các từ láy có trong 2 câu thơ trên là : Lom khom, lác đác
Tác dụng : Các từ láy chỉ số lượng con người, nhà cửa ở Đèo Ngang rất thưa thớt và ít ỏi.
Từ láy: "Lom khom", "Lác đác".
Tác dụng: Nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt của cảnh vật và sự sống nơi Đèo Ngang.
a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.
b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)
c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa
d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.
- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.
- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.
e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.