Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Câu 2:
là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Câu 3:
Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.
Câu 4:
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.
Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".
Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.
Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Hiến chương các nhà giáo".
*Lịch sử ra đời :
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
*Ý nghĩa :
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
#Trang
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.
Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.
Mình trả lời ngắn gọn nha :
Tháng 7/1946: một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE).
Năm 1949 tại hội nghị ở Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng một bản Hiến chương các nhà giáo.
Tháng 7/1953 Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
một cô giáo
cô giáo ấy
sân trường này
tôi còn nhớ rõ như in cái kỉ niệm đầu tiên khi bước vào cấp 2. tôi thấy 1 cô giáo đứng dưới hàng phượng vĩ, nhìn khắp sân trường 1 lượt như nói lời xin chào. cô giáo ấy đã từng dạy nhiều lớp học trò ở đây và nơi cô đang đứng là nơi cô và lớp học trò cũ đã bao năm chụp ảnh kỉ niệm. sân trường này luôn có đầy kỉ niệm đối với cô.
mình viết lộn nhé câu a sửa lại là cô giáo, học sinh, sân trường
I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Nhớ cô
Thời gian trôi đi không bao h trở lại
Dù không đành cũng có thể làm chi?
Cô giáo ơi em biết nói câu j
Để chia tay mà lòng không đau đớn
Vẫn nhớ cô hôm nào trên bục giảng
Ngày từng ngày đến lớp nụ cười tươi
Thấm thoát trơi 1 năm sao ngắn ngủi?
Để giờ đây nước mắt cứ thuôn trào
Cô giáo ơi mai này gặp lại
Cô còn nhớ đến chúng em chăng?
Em nơi đây trông từng phút từng giây
Gặp cô dù chỉ trong giấc chiêm bao
NHỚ CÔ GIÁO TRƯỜNG LÀNG CŨ Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô!
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học
Câu 1 : Văn bản thông tin.
Câu 2 :
D
D
C
C - 1982 - 2020
A
Câu 3 :
Tác dụng của việc sử dụng các đề mục in đậm : muốn khẳng định, rõ hơn về sự ra đời ngày 20/11
Hình ảnh minh họa trong văn bản cũng để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề khi chèn thêm hình ảnh minh họa.
khi nào cần vậy :)?