K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2019

Rùa và ốc sên

các bạn nhớ k đúng cho mình rồi mình k lại cho

ốc sên,rùa,baba,...

học tốt

nhớ k mik nha

22 tháng 5 2019

con người

22 tháng 5 2019

con người

22 tháng 5 2019

Nhà nước

k đc đăng lung tung lên diễn đàn.bn sẽ bị olm trừ điểm và khóa tài khoản vĩnh viễn

6 tháng 3 2020

h cho mình

6 tháng 3 2020

Thục Phán

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có ca gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lây dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

- Ò... ó... o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

27 tháng 10 2021

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có ca gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lây dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

- Ò... ó... o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Kể lại truyện Sọ Dừa - Mẫu 4

- Ò ó o… o!

Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.

Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” - Cô nghĩ.

Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Cô tự hỏi không biết ai là người thổi sáo. Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.

Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?

Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:

- Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?

Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:

- Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?

Sọ Dừa chối biến:

- Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!

Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.

Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:

- Cha đặt đâu, con xin ngồi đấy ạ!

Hai cô chị trề môi chê em gái sao mà ngốc nghếch. Phú ông tức bầm gan tím ruột nhưng đã trót hứa với bà mẹ rồi, đành hẹn ngày dẫn cưới. Lão thách thật nặng nhưng cô út thầm đoán và mong rằng, điều đó không khó gì đối với người chồng tương lai của cô. Quả nhiên, Sọ Dừa không những mang đồ dẫn cưới đến đủ mà còn mang thêm rất nhiều người hầu hạ nữa khiến cho ai nấy cũng phải ngạc nhiên: Xưa nay có thấy ai ra vào nhà Sọ Dừa đâu?

Đám cưới đang ăn uống linh đình, cô bèn bế Sọ Dừa vào nhà trong rồi thì thầm:

- Nào người chồng yêu quý của em, chàng xuất hiện đi thôi chứ!

Sọ Dừa mỉm cười, bắt cô quay mặt đi và nhắm mắt lại. Khi chàng bảo cô mở mắt ra thì trước mặt đúng là chàng trai trẻ hôm nào. Hai người sánh vai nhau ra chào quan khách. Mọi người hết sức ngỡ ngàng, hai người phải giải thích mãi, thậm chí Sọ Dừa còn phải hoá phép lại như cũ, mọi người mới tin là thật. Đám cưới đã vui lại càng vui hơn nữa.

Sọ Dừa học giỏi, đỗ trạng nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài, để cô ở lại. Cô có ngờ đâu hai bà chị vốn rất ghen tức khi thấy em lấy được người chồng vừa trẻ đẹp lại có tài, rắp tâm làm hại em để cướp chồng. Hai chị rủ em đi bơi thuyền rồi đẩy em xuống biển. Một con cá rất to bơi qua, nuốt luôn cô vào bụng. Thật may là Sọ Dừa như đã biết trước mọi chuyện. Chàng dặn cô luôn mang theo bên mình một con dao, quả trứng gà và hòn đá lửa. Có con dao, cô tự rạch bụng cá khiến cá chết, dạt vào bờ. Cô chui ra, lại có thịt cá ăn luôn, có lửa để nướng cá và có con gà để bầu bạn.

Một hôm cô đang loay hoay nướng cá để ăn dần, bỗng con gà trống gáy vang:

- Ò… ó... o…phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về!

Cô vội bỏ cá đấy chạy ra. Đúng là chồng cô rồi. Chàng đã đi sứ về, ngang qua nghe tiếng gà gáy, lại thấy có bóng người như vợ mình bèn cho thuyền vào đón. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

Nghe lời chồng, lúc gần về đến nhà cô nấp vào trong khoang thuyền. Nghe thấy hai bà chị thi nhau kể với Sọ Dừa về cái chết thương tâm của cô, cô bèn bước ra. Hai cô chị thấy em xuất hiện, ngượng quá, không nói không rằng bỏ đi biệt tích. Cô cùng người chồng sống bên nhau hạnh phúc đến già.

Kể lại truyện Sọ Dừa - Mẫu 5

Ngày xửa, ngày xưa có hai vợ chồng bà lão rất nghèo, phải đi ở cho một nhà phú ông nọ. Họ mong mỏi có một người con nhưng mãi đến năm mươi tuổi mà vẫn chưa có mụn con nào.

Một buổi trưa bà lão vào rừng hái củi. Trời nắng to, khát nước quá mà bà chẳng tìm thấy con suối nào. Bỗng nhìn thấy một cái sọ dừa đầy nước mưa bên gốc cây to, bà vội uống cho đỡ khát. về nhà bà có thai.

Ít lâu sau ông lão mất. Bà lão sinh ra một đứa bé trong như quả dừa, không chân, không tay. Bà buồn quá định vứt đi thì đứa bé bảo:

- Mẹ ơi con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Thương con, bà để lại nuôi đứa bé và đặt tên là Sọ Dừa.

Đến lớn Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn bên chân mẹ, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền Sọ Dừa chẳng biết đi chăn bò giúp mẹ. Sọ Dừa bèn nói:

- Chuyện gì chứ chăn bò con chăn cũng được mà mẹ. Mẹ nói với phú ông cho con chăn bò nhé!

Nghe con nói thế, bà đánh liều đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngừ vì hình dạng của Sọ Dừa, nhưng nghĩ nuôi nó ít tốn cơm, công chăn bò cũng ít nên phú ông đồng ý. Từ đó Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. đàn bò ngày một béo tốt hẳn ra. Phú ông rất hài lòng.

Phú ông có ba cô con gái thường xuyên đem cơm trưa cho Sọ Dừa, vì vào vụ mùa tôi tớ phải ra đồng cả. hai cô chị đối xử rất ác nghiệt với Sọ Dừa, còn cô út thì đối xử rất tử tế với cậu, vì cô vốn là người hiền lành, tốt bụng.

Một buổi trưa như thường lệ đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa, cô bỗng nghe có tiếng sáo thổi rất hay. Cô ấp vội sau bụi cây thì nhìn thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng thổi sáo cho đàn bò nghe. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô biết Sọ Dừa không phải là người trần. Từ đó, cô đem lòng yêu mến, có thức ăn nào ngon cô đều giấu đem cho chàng.

Một hôm, Sọ Dừa lăn về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ sửng sốt lắm, nhưng nghe con năn nỉ quá bà cũng chiều lòng. Nghe bà nói xong phú ông cười mỉa:

- Nếu muốn lấy con gái ta phải sắm đủ lễ vật sau: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.

Bà mẹ nghĩ chắc con mình sẽ từ bỏ ý định cưới con gái của phú ông, nhưng không ngờ Sọ Dừa nói với mẹ rằng sẽ có đủ lễ vật ấy.

Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà không những có đầy đủ sính lễ mà còn có cả những gia nhân khiêng đồ sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông thấy thế hoa cả mắt. Lão bèn nói:

- Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã. Lão gọi ba cô con gái ra, hai cô chị thì chê bai thẳng thừng, còn cô út cúi mặt, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành nhận lễ vật và gả cô gái út cho Sọ Dừa.

Kể từ ngày cưới, Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, gia đình sống sung túc và rất hạnh phúc. Hai cô chị vợ của Sọ Dừa thấy thế ghen tức lắm.

Sọ Dừa ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai trạng đi sứ. Sọ Dừa chia tay vợ lên đường, chàng trao cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.

Nhân thấy Sọ Dừa đi xứ xa nhà, hai cô chị quyết tâm giết hại em mình cho thỏa lòng ghen tức. Hai cô sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em xuống nước. Một con cá to nuốt cô út vào bụng. Sắn có con dao bên mình, cô đâm chết cá, xác cá trôi dạt vào bờ một hòn đảo, cô lại lấy dao xẻ bụng cá chui ra ngoài. Cô dùng hàn đá bật lửa nướng cá sống qua ngày, chờ thuyền đi ngang qua đến cứu. Hai quả trứng nở thành đôi gà đẹp làm bạn với cô giữa hòn đảo vắng.

Một hôm, có chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống gáy to ba lần:

- Ò… ó … o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng cho thuyền cập bến. Vợ chồng gặp nhau hết sức vui mừng. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui. Hai cô chị không hay biết, họ chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Họ khóc lóc nức nở kể về chuyện không may của cô em ra chiều tiếc thương lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong, chàng cho gọi vợ ra. Hai người chị trông thấy cô em xấu hổ quá lén bỏ về và đi biệt xứ.

Kể lại truyện Sọ Dừa - Mẫu 6

Chuyện kể rằng có một ông bà nông dân nghèo nhưng ăn ở hiền lành, nhân đức, chẳng làm hại ai bao giờ. Nhưng hai ông bà đã năm mươi tuổi mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm trời nắng to, bà lão đi vào rừng hái củi cho chủ. Vì khát nước quá mà không tìm thấy suối, lại thấy cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bà liền bưng lên uống. Sự việc tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại khiến bà có mang. Không bao lâu sau thì một đứa bé trong như quả dừa, không chân, không tay. Bà buồn quá định vứt đi thì đứa bé bảo:

- Mẹ ơi, đừng vứt con đi mà tội nghiệp!

Lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ đi chăn bò thuê cho nhà phú ông. Hằng ngày, Sọ Dừa đến nhà phú ông lăn đàn bò ra đồng vào buổi sáng, chiều lại lăn về. Sọ Dừa chăn cả đàn bò, con nào con nấy đều căng tròn, béo tốt nên phú ông rất vừa ý. Nhà phú ông có ba cô con gái, buổi trưa vẫn thay nhau mang cơm ra đồng cho Sọ Dừa.

Ít lâu sau, Sọ Dừa xin với mẹ sang nhà phú ông hỏi con gái ông làm vợ. Phú ông chê gia đình Sọ Dừa nghèo khó, cười mỉa nói với bà lão rằng: “Muốn hỏi được con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”.

Bà lão về nhà nói với Sọ Dừa. Ngày hẹn đến, Sọ Dừa sắm đủ hết lễ vật. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với em, hai cô chị nhân lúc Sọ Dừa vắng nhà, rắp tâm giết hại em để thay làm bà Trạng. Hai cô chị sang nhà chơi, rủ cô em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình to nuốt cô út vào bụng. May có con dao bên mình, cô đâm chết cá, xác cá trôi dạt vào bờ một hòn đảo, cô lại lấy dao xẻ bụng cá chui ra ngoài. Cô dùng bàn đá bật lửa, nướng cá sống qua ngày, chờ thuyền đi ngang qua đến cứu. Sống trên đảo ít ngày, hai quả trứng cũng nở thành đôi gà đẹp làm bạn với cô.

Sọ Dừa quả thực là câu chuyện cổ tích vô cùng ý nghĩa, nhắc nhở chúng ta “ở hiền gặp lành”, người nhân hậu sẽ được hạnh phúc, kẻ ác sẽ chịu đau khổ. Mỗi chúng ta phải sống nhân hậu, tránh tham lam, ích kỉ mà nhận lại quả báo.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy vang ba lần:

- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Hai vợ chồng gặp lại nhau, vô cùng mừng rỡ. Sọ Dừa đưa vợ trở về. Hai cô chị thấy em gái trở về bình a, thấy xấu hổ liền trốn đi biệt.

Kể lại truyện Sọ Dừa - Mẫu 7

Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo không lấy một mảnh đất làm ăn nên đành phải đi làm cho một phú ông giàu có trong làng. Làm việc cũng rất chăm chỉ, sống rất lương thiện mà hai người vẫn không có lấy một mụn con để bồng bế. Họ cũng buồn lắm nhưng chỉ biết động viên nhau “Thôi, con cái là lộc trời cho.”

Rồi bỗng một ngày, người vợ phát hiện mình có mang sau khi uống nước trong vỏ dừa ngoài rừng. Hai vợ chồng sung sướng khôn xiết, cảm tạ ông trời vì cuối cùng cũng hiểu nỗi lòng của họ. Nhưng trớ trêu thay, đến ngày hạ sinh, bà lại sinh ra một đứa con dị dạng, chẳng ra người cũng không phải ngợm. Nó là một đứa trẻ không chân không tay, tròn lông lốc. Hai vợ chồng đau lòng vì họ đã kì vọng vào đứa con này biết bao nhiêu. Người vợ toan vất đứa trẻ đi thì nó chợt cất tiếng nài nỉ:

- Mẹ ơi, đừng bỏ con đi. Hãy để con lại bên cạnh mẹ!

Người mẹ cũng thấy động lòng thương, đành giữ nó lại và đặt tên con là Sọ Dừa.

Thời gian thấm thoát trôi, mọi thứ đều thay đổi, con người cũng lớn lên rồi già đi, chỉ có Sọ Dừa không đổi, vẫn tròn và hay lăn lông lốc như một quả dừa. Nhưng Sọ Dừa đã biết giúp ích cho gia đình hơn sau khi được mẹ xin cho vào làm ở nhà phú ông. Cứ tưởng cậu chỉ là một thằng vô dụng nhưng phú ông rất bất ngờ vì Sọ Dừa biết làm khá nhiều việc, đặc biệt là việc chăn bò. Dưới bàn tay của cậu, con nào con nấy lớn lên béo khỏe, cứng cáp. Phú ông lấy đó làm hài lòng lắm.

Vào ngày mùa, mấy người trong nhà phú ông phải ra sức làm việc nen ba cô con gái của ông có nhiệm vụ là mang cơm trưa ra đồng. Vì ngoại hình xấu xí, khác người mà Sọ Dừa lúc nào cũng bị hai cô con gái đầu của phú ông hắt hủi coi thường ra mặt. Họ đối xử rất tệ bạc với cậu, thậm chí còn không mang phần cơm cho cậu. Chỉ có cô út người vừa xinh đẹp lại còn tốt bụng, luôn đối đãi tử tế với Sọ Dừa.

Cô còn đem lòng yêu quý cậu sau khi phát hiện cậu không phải là người tầm thường. Chẳng là một hôm, như thường lệ cô mang cơm ra cho Sọ Dừa thì nghe từ xa có tiếng sáo trong trẻo, du dương từ đâu vọng tới. Qua lùm cây, cô chỉ thấp thoáng nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú với ánh mắt xa xăm đang say sưa thổi sáo khiến trái tim cô út cũng xao động nhưng khi đến nơi cô lại chỉ thấy Sọ Dừa đang ở đấy.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa giục mẹ sang nhà phú ông hỏi cưới vợ. Bà mẹ hơi sửng sốt nhưng vì con năn nỉ quá nên đành đồng ý. Phú ông thách cưới “ Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”. Cuối cùng, Sọ Dừa cũng chuẩn bị đủ nhưng không ai chịu gả cho chàng trừ cô út.

Ngày đám cưới, một chuyện bất ngờ đã xảy ra, một Sọ Dừa không ta không chân đã được thay thế bằng một chàng trai khôi ngô như lần trước cô út nhìn thấy. Mọi người đều rất bất ngờ, không tin vào mắt mình sau đó rộn ràng chúc mừng cô út. Không những vậy sau này, Sọ Dừa còn ngày đêm ôn luyện đèn sách nên đỗ trạng nguyên.

Trước sự hạnh phúc của em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét đố kị. Bởi vậy, nhân lúc Sọ Dừa đi vắng, đã âm mưu hãm hại em ngã xuống biển cho cá mập ăn thịt. May mắn là cô em thoát chết và được chồng đưa về nhà. Hai cô chị bị trừng phạt thích đáng.

Kể lại truyện Sọ Dừa - Mẫu 8

Tuổi thơ em gắn liền với nhưng “câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể”, anh Khoai trung thực, hiền lành cưới được con gái phú ông, cô Tấm vượt qua bao gian khó giữ lấy cho mình cuộc sống hạnh phúc hay chàng Thạch Sanh dũng cảm và tốt bụng khiến công chúa rung động,… Và đặc biệt không thể không kể đến chuyện về anh chàng Sọ Dừa, một câu chuyện thú vị và chứa đầy tình yêu thương.

Truyện kể rằng, có vợ chồng ông lão nọ đi ở cho nhà phú ông, họ chăm chỉ và hiền lành lắm nhưng ngoài 50 rồi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm khi vào rừng đốn củi, trời nắng to mà khát nước quá, chợt thấy cái sọ dừa ở gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bê lên uống, Thế rồi bà có mang. Không lâu sau, người chồng mất, bà sinh ra một đứa con nhưng nó lại không tay, không chân, tròn lông lốc như một quả dừa, bà buồn lắm, toan vứt nó đi nhưng đứa bé lại cất tiếng nói:

- Mẹ ơi! Con là người đấy, mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Bà lão thương con, đành nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, sọ dừa vẫn thế, không làm được việc gì, bà mẹ vô cùng phiền lòng. Biết vậy, Sọ Dừa nhờ mẹ xin cho đến chăn bò cho nhà phú ông. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng lại nghĩ Sọ Dừa ăn ít cơm, công lao cũng chẳng tốn là bao nên ông đồng ý, chẳng ngờ Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, ban ngày cậu chăn bò ra đồng, tối lại chăn về, con nào cũng no căng béo tốt, phú ông ấy thế làm mừng. Ngày mùa bận bịu, tôi tớ ra đồng hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm ra cho Sọ Dừa. Hai cô chị kiêu kỳ, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út vốn tính thương người đối xử với anh tử tế.

Một lần khi mang cơm ra cho Sọ Dừa, nghe có tiếng sáo véo von, rón rén lại gần, cô út thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng khi đứng dậy thì lại chỉ còn Sọ Dừa nằm lăn long lốc ở đó. Nhiều lần như vậy, biết Sọ Dừa không phải người thường, cô đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ, bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng con năn nỉ mãi, bà cũng bằng lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn cưới được con gái ta thì phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão về nhà, nghĩ chắc cũng thôi nghỉ hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, trong nhà có đủ sinh lễ, cả giai nhân chạy từ nhà dưới nhà trên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi, chỉ có cô út cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Ngày cưới, nhà Sọ Dừa cỗ bàn linh đình, tấp nập giai nhân, khi rước dâu, không thấy Sọ Dừa lăn long lốc đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng cạnh cô út. Hai cô chị thấy vậy vừa tiếc nuối vừa ghen tức. Từ ngày đó, vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh, chăm chỉ đèn sách, quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Nhưng chằng bao lâu sau được vua sai đi sứ. Trước khi đi, Sọ Dừa có đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng, nói là để hộ thân. Hai cô chị độc ác muốn hại em để thay làm bà trạng. Nhân lúc quan trạng đi vắng, sang rủ cô em đi chèo thuyền rồi đẩy cô em xuống nước, cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra. Sống qua ngày bằng cách đánh cá lây lửa nướng để ăn, hai quả trứng nở thành một đôi gà, bầu bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to:

- Ò ó o… phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng thấy thế bèn cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, quan trạng mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, hết tiệc mới dẫn vợ ra. Hai cô chị thấy em, xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ ra đi biệt xứ.

Truyện Sọ Dừa là một trong những truyện đặc sắc và ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, người ở hiền thì gặp lành, tốt bụng chân thành thì sẽ được đền đáp xứng đáng, và những kẻ ác sẽ không bao giờ có được kết cục tốt đẹp.

Kể lại truyện Sọ Dừa - Mẫu 9

Kho tàng truyện cổ tích có rất nhiều truyện đặc sắc. Một trong những câu chuyện hay, là truyện cổ tích Sọ Dừa.

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân nghèo đi ở cho phú ông. Họ chăm chỉ, hiền lành mà ngoài năm mươi vẫn chưa có một mụn con. Một hôm, người vợ vào trong rừng hái củi. Trời nắng to, khát nước quá mà bà chẳng tìm thấy con suối nào. Bỗng nhìn thấy một cái sọ dừa đầy nước mưa bên gốc cây to, bà vội uống cho đỡ khát. Về nhà, bà có mang.

Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo:

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Vì thương con, bà để con lại nuôi, đặt cho cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Bà mẹ buồn phiền nói với con:

- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.

Sọ Dừa nói với mẹ:

- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.

Nghe con nói, bà đánh liều đến hỏi phú ông. Ban đầu, phú ông ngần ngại vì hình dạng của Sọ Dừa, nhưng nghĩ nuôi ít tốn cơm, công chăn bò cũng ít nên ông đồng ý.

Từ đó Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Phú ông mừng lắm.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị độc óc, thường hắt hủi Sọ Dừa. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tốt.

Một hôm, như thường lệ đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Từ xa, cô bỗng nghe có tiếng sáo véo von. Cô rón rén nấp sau bụi cây và nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng nghe tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải là người trần, dần đem lòng yêu mến, có thức ăn nào ngon đều giấu đem cho chàng.

Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà lão sửng sốt lắm, nhưng thấy con năn nỉ mãi bà cũng chiều lòng.

Mẹ Sọ Dừa đến hỏi, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mang sang đây.

Bà lão ra về, nghĩ chắc con mình sẽ từ bỏ ý định. Nhưng Sọ Dừa lại bảo mẹ yên tâm, mình sẽ sắm đủ lễ vậy. Bà lão nửa tin nửa ngờ. Đến ngày hẹn, bà hết sức ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt, nói với bà cụ:

- Để ta hỏi con gái, xem có đứa nào đồng ý lấy Sọ Dừa không đã?

Hai cô chị chê bai Sọ Dừa xấu xí, chỉ có cô út là cúi đầu tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành nhận lễ vật và gả cô gái út cho Sọ Dừa.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa xấu xí đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc nuối vừa ghen tức.

Hai vợ chồng sống hạnh phúc, Sọ Dừa còn rất thông minh, ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua truyền chiếu sai chàng đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.

Ganh tị với em, hai cô chị nhân lúc Sọ Dừa vắng nhà, rắp tâm giết hại em để thay làm bà Trạng. Hai cô chị sang nhà chơi, rủ cô em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình to nuốt cô út vào bụng. May có con dao bên mình, cô đâm chết cá, xác cá trôi dạt vào bờ một hòn đảo, cô lại lấy dao xẻ bụng cá chui ra ngoài. Cô dùng bàn đá bật lửa, nướng cá sống qua ngày, chờ thuyền đi ngang qua đến cứu. Sống trên đảo ít ngày, hai quả trứng cũng nở thành đôi gà đẹp làm bạn với cô.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy vang ba lần:

- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em út rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Truyện Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một chàng Sọ Dừa thông minh, tốt bụng. Qua đó, truyện còn thể hiện tấm lòng nhân ái với những con người hiền lành, tốt bụng và niềm thương cảm với những con người bất hạnh. Đây chính là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất.

21 tháng 3 2018

 a) Mở mắt

b) Nhà băng

c) Cây nến cháy

21 tháng 3 2018

Câu 1 mở mắt

Câu 2 nhà băng

Câu 3 con dốc 

Câu 4 cây nến

Trong hơn ba tháng qua, dịch bệnh Covid 19 hoành hành cũng là khoảng thời gian mà học sinh, sinh viên chưa được đến trường, trong đó có cả tôi – cô sinh viên năm 2 đại học. Lần đầu tiên trong đời, tôi có một kỳ nghỉ tết dài đến như thế, hơi buồn vì việc học bị gián đoạn, tuy nhiên cũng nhờ “cái tết lịch sử” mà tôi phụ giúp được gia đình nhiều hơn và có thời gian cảm nhận về bản thân nhiều hơn. Cũng vì thế mà chúng tôi sắp có được mùa 'tựu trường' đáng nhớ, có một không hai từ trước đến giờ. 

Rời xa phố thị tấp nập, đầy khói bụi, tôi trở về miền quê yên bình với những cánh đồng lúa bất tận và bầu trời trong xanh, cao vút. Với tôi, năm nào cũng thế, cứ “ăn” xong mùng ba tết là lại lên rẫy phụ gia đình làm mì (sắn). Thường thì tôi sẽ đi học trước khi gia đình thu hoạch hết mì, nhưng năm nay đặc biệt hơn chút, xong mùa mì và mùa gặt lúa (thường thì lúa sẽ gặt sau khi làm mì xong) mà tôi vẫn chưa “cắp sách đến trường”.

Tham khảo nha bn!!!

Nguồn : HOIDAP247

Trong cuộc phòng chống covid-19, người vất vả nhất là cấc y bác sĩ đang cố gắng chữa bệnh cho các bệnh nhân đã mắc phải. Nhưng các bắc sĩ cũng phải cẩn thận trong việc tiếp xúc với những người mắc bệnh. Để giúp cho cấc bác sĩ thì chúng ta ko đc chủ quan mà phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, và phải rửa tay thường xuyên, gọi ngay cho các cơ sở y tế khi có những triệu chứng trên. Chúng t ở nhà vì các bác sĩ và cấc bác sĩ làm việc vì chúng ta. Vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan

26 tháng 4 2020

hi bạn

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ. 

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.
- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….
- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

Bài làm:
Bầu trời lạnh buốt đang dần dần trở nên ấm áp hẳn , không còn giá lạnh như ngày nào.mọi người ra đường đã đông hơn ,mặt tươi hơn,vui vẻ hơn .cây cối ,hoa lá nở hương thơm ngát .tất cả mọi vật đều đắm chìm trong niềm vui khi mùa đông đã qua.vậy là mùa xuân đã đến.
vào mùa đông,trời lạnh buốt ,các cây cối đều phải chịu đựng cái lạnh giá ấy trong một mùa đông.do sự cai quản của lão già mùa đông nên mọi sự vật trên trái đất này đều phải tuân theo.lão già mùa đông xấu xí ,già nua , cáu kỉnh,chắc là trên đời này ai cũng ghét lão nhỉ,lão mang đến cho ta một cái lạnh không thể tưởng tượng nổi.nhưng không ,không ai có thể ghét lão được vì đó không phải do lão mà.đó là quy luật của tự nhiên thôi.ráng chịu!mùa đông thì mọi người ai cũng diện cho mình được bộ quần áo đẹp ,ấm áp ,ở trong nhà cùng với chiếc lò sưởi của nhà mình.chỉ còn một mình cây bàng đứng bơ vơ một mình ngoài đường ,cây bàng trơ trụi ,gầy guộc,run rẩy ,anh ta đang ước nguyện rằng mùa đông sẽ qua đi nhanh để lại mua đông ấm áp cho mình.anh ta đang cầu cứu đất mẹ hãy cứu sống mình ,đất mẹ hiền từ ,điềm đạm dịu dàng khuyên bảo cây bàng :
-Cây bàng ơi,con phải tự cứu sống mình đi,mùa đông lạnh lẽo.trơ trụi,ta thì lại cạn kiệt nước rồi con ạ!bây giờ ta đã thành một bà già khô cằn ,xấu xí .ta kiệt sức rồi con ạ!nếu mùa đông không qua mau chắc ta chết mất thôi!con hãy tự cứu sống mình đi
cây bàng hoảng hốt nói:
-xin người đừng nói thế !nếu người chết thì con cũng sẽ chết theo thôi.vì không có người con làm sao có thể sống được.
nói rồi cây bàng dũng cảm chờ đợi mùa xuân đến và dồn chất cho cây ,không cầu cứu đất mẹ nữa vì cây bàng biết bây giờ thì đất mẹ cũng giống như minh mà thôi ,mình phải tự cứu sống lấy bản thân mình trước đã chứ.
sau 3 tháng ,cuối cùng mùa đông cũng đã qua ,lão già mùa đông lại phải nhường lại quyền cai quản cho nàng tiên mùa xuân trẻ trung xinh đẹp dịu dang kiều diễm.nhưng lão vẫn day đứt trong lòng và không muốn dời đi.vậy là lão đã tạm biệt nơi nay rồi.lão sẽ đi cai trị nơi khác ,ở một nơi thật là xa .vào một ngày nào đó thì lão sẽ quay lại và tiếp tuc cai trị nơi này.
nàng tiên mùa xuân đem lại một bầu không khí ấm áp tươi vui không như lão già mùa đông đem đến một không gian khô cằn lạnh lẽo.cuối cùng thì đất mẹ và cây bàng đã khỏe mạnh trở lại và vui vẻ như xưa.nhờ câu nói của đất mẹ mà cây bàng đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay.mọi người ra đường đi lại tấp nập chuẩn bị chào đón một năm mới.

mình biết bài này nè

23 tháng 2 2020

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

23 tháng 2 2020

Văn mẫu lớp 6: Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em

Bài văn mẫu kể lại truyện Thạch Sanh

356 21.449

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em

Văn mẫu lớp 6: Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em được Thư viện văn mẫu VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp cho việc dạy và học môn Ngữ Văn 6 trở nên hiệu quả hơn. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo.

Văn mẫu lớp 6: Kể sáng tạo truyện Thạch Sanh (Theo lời kể của Công chúa)

Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời kể của Lý Thông

Văn mẫu lớp 6: Em hãy đóng vai Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh để kể về cuộc đời của mình

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em - Bài làm 1

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Tủ lạnh Funiki FR-135CD (135 lít)

3.049.000đ

META.vn

Đèn bàn Tiross TS1805

406.000đ

META.vn

Máy làm sữa đậu nành Magic Korea A-68 - 1,3 lít

980.000đ

META.vn

Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 (200ml)

100.000đ

META.vn

Bộ tinh dầu cắm điện Airwick Aroma Oil Diffuser

220.000đ

META.vn

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 2

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 3

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 4

Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, hàng ngày lên rừng chặt củi để nuôi thân, lấy gốc đa làm nhà. Năm 13 tuổi, Thach Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Lí Thông làm nghề bán rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh và được cung tên vàng. Lí Thông cướp công Thạch Sanh, tìm cách đẩy người em kết nghĩa trở lại gốc đa. Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng, lần theo vết máu tìm đến hang sâu.

Chàng đã cứu được công chúa Quỳnh Nga con vua Viện Vương và hoàng tử con vua Thủy Tề. Chàng được mời xuống thăm thủy cung. Tại đây chàng chinh phục được Hồ Tinh. Vua Thủy Tề tặng chàng một cây đàn và một niêu cơm thần. Trở lại gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại. Thạch Sanh bị giam vào ngục tối.

Chàng lấy đàn thần ra gảy. Công chúa Quỳnh Nga đang ốm đau bỗng tươi tỉnh lại, nói cười khi nghe tiếng đàn thần. Mưu gian của Lí Thông bị bại lộ. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường cả hai mẹ con bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Quân 18 nước chư hầu kéo đến vây kinh đô. Thạch Sanh gảy đàn thần lui giặc, không mất một mũi tên, không chết một mạng người nào. Thạch Sanh dọn một niêu cơm mà quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Thạch Sanh được phong quốc trạng. ít lâu sau, vua Viện Vương nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Đáng chú ý nhất là truyện Thạch Sanh đã vạch cho mọi người thấy rằng cái chính nghĩa, cái thiện chỉ có thể tạm thời bị che lấp, nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi, cái phi nghĩa, cái ác có thể tạm thời thắng thế, nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại, những kẻ mang tư tưởng phi nghĩa, tư tưởng đen tối dù có mưu mô, khôn khéo đến đâu cũng sẽ bị trừng trị.