K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2017

Sử dụng ròng rọc, mặt phẳng ngiêng, đòn bẩy.

♥ tick nhé, nha...♥

24 tháng 4 2017

Phương án 1: Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo ống

Dụng cụ: Tấm mặt phẳng nghiêng, dây xích.

Phương án 2: Dùng pa lăng giảm sức kéo

Dụng cụ: Ròng rọc động, ròng rọc cố định

Phương án 3: Dùng đòn bẩy

Dụng cụ:...............( tự sử nha ♥) ko bít

♥ tick với ♥ ths nha ♥

11 tháng 9 2021

vào thông tin tài khoản tìm cái đổi ảnh rồi nhấn vào đổi

26 tháng 3

ctrl+f5

Trên đất nước này còn biết bao trẻ em tàn tật, khốn khổ lang thang vất vưởng ngoài đường, phải chịu hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh do Mĩ gây ra. Song trái tim của các em vẫn luôn cháy hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn dù niềm hi vọng đó rất nhỏ nhoi. Và lần kia, khi bắt gặp một em bé tàn tật, em như càng hiểu hơn về cuộc sống của những em bé tật nguyền.

Hôm đó, khi em gặp bé tàn tật, em rất đỗi ngạc nhiên. Chẳng lẽ cũng một con người mà lại xấu số đến vậy sao? Em bé mặc một bộ quần áo rách rưới, vá chằng vá chịt và sẫm đen. Không hiểu với chiếc áo ấy, cô bé có chống chọi được với cái lạnh giá của mùa mưa không? Nghĩ đến từng cơn gió mỗi lần thổi vào tấm thân gầy còm của cô bé, em rùng mình thương cảm. Ô hay! Mái tóc cô bé sao lại vàng hoe thế kia! A, em hiểu ra rồi. Những lần bước trên đường rải nhựa, cái nắng gay gắt của mùa hè đầy gió bụi của đất Sài Gòn này đã biến mái tóc đen dày của cô bé thành một màu vàng khét lẹt. Sao thế nhỉ? Cô bé có đôi mắt đang mở to nhìn cuộc đời đang sôi động thế kia mà! Không, dưới đôi lông mày mảnh mai, cặp mắt tròn xoe ấy đã mờ đục… Trước mắt cô bé là cả một thế giới màu đen, vĩnh  viễn là bóng đêm dày đặc bao phủ. Ai đã cướp đi đôi mắt trong sáng của cô bé? Đó chính là hậu quả của chiến tranh. Cô bé đâu phải sinh ra trong cái thời chiến tranh ác liệt ấy. Nhưng chất độc màu da cam  do đế quốc Mĩ rải xuống trên chiến trường miền Nam Việt Nam khiến hàng ngàn trẻ em vô tội đã bị chất độc này làm tàn phế từ trong bào thai của mẹ và sinh ra đã là người tật nguyền. Thật bất hạnh!

Cô bé dò dẫm đi từng bước một nhờ cây gậy dò đường. Chỉ cần một vật cản vô tình nào đó, có thể là một viên đá, một cành cây nhỏ cũng có thể làm cô vấp ngã trên đường. Chiếc nón lá rách tươm không biết cô lượm được ở đâu cứ chìa ra như cầu xin mọi người rủ lòng thương kẻ tật nguyền nhịn bớt li cà phê, điếu thuốc, tô hủ tiếu.,, ban phát cho cô năm trăm, một ngàn.

Ôi! Chiến tranh! Sao nỡ đưa cô bé vào hoàn cảnh, khốn khổ này? Nhìn cô bé bước đi chầm chậm trên đường mà lòng em quặn lên một nỗi đau khôn tả. 

7 tháng 5 2019

Mỗi chúng ta, ai cũng có số phận của riêng mình. Có người may mắn, có những người lại kém may mắn hơn. Có người sinh sống bình thường, cũng có rất nhiều người lại không thể có được cuộc sống bình thường. Một lần tình cờ, em đã được nghe chị gái kể về một người đàn ông mang ngoại hình và hành động khác thường nhưng đáng kính vô cùng - đó là một người lính thương binh trở về từ chiến trường.

Chiến tranh khốc liệt đã lùi xa vào quá khứ, song những nỗi đau, những con người bước ra từ cuộc chiến vẫn còn đó. Họ vẫn sống, dù cuộc sống không bình thường như bao người khác. Chị gái em là một nhà báo trẻ. Chị đi khắp mọi nẻo đường, về khắp mọi miền quê để tìm và ghi lại những câu chuyện đã qua - những mảnh ghép quá khứ ngày ấy. Sau chuyến đi từ Quảng Trị trở về, chị cầm bức ảnh chụp một người đàn ông, lặng lẽ kể cho em nghe về người đó.

Trong bức ảnh ngược nắng và giọng kể đều đều của chị, em nhìn thấy một người đàn ông đã ngoài bảy mươi tuổi, mái tóc bạc trắng như cước. Khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chất phác. Thời gian đã làm những nếp nhăn trên khuôn mặt, trên khóe mắt ông dày thêm xen những nốt đồi mồi ở làn da của những người đến tuổi xế bóng. Nụ cười bên miệng móm mém cùng ánh mắt lóe sáng lấp lánh. Vành mắt hơi cong cong tạo cho người xem ảnh cảm giác rất khó tả. Lưng ông đã còng xuống, có lẽ vì gánh nặng bao năm của cuộc đời. Chị bảo người dân xung quanh gọi ông là ông Hai Bình.

Nhưng em đã không kìm được xúc động khi nhìn đến bàn tay đang giơ lên trong bức ảnh. Trên đôi bàn tay ấy chỉ có duy nhất một ngón cái tay lành lặn, những ngón khác đều đã cụt hết. Ông cong cong ngón cái cùng mái đầu hơi gật xuống. Chị em bồi hồi nhớ lại khung cảnh chị chụp bức ảnh này, chị nói ông là một người cựu chiến binh của chiến trường miền Nam hơn năm mươi năm về trước. Bom đạn quân thù đã tàn phá nặng nề cột sống và cướp đi bốn ngón tay trên bàn tay phải của ông. Một điều đặc biệt nữa là ông không nói được, một loại chất độc ngày xưa rải xuống Trường Sơn đã khiến ông mất đi khả năng giao tiếp. Trong suốt quá trình trò chuyện với đoàn chị tôi, ông dùng ngôn ngữ của người câm và những nét chữ viết bằng tay trái.

Chiến tranh đã mang đến cho ông – người thanh niên năm ấy mới ngoài hai mươi tuổi những nỗi đau không thể tưởng tượng nổi. Nhưng khi chị em hỏi về những năm tháng ấy, trên khóe miệng ông luôn thường trực một nụ cười và ánh mắt sáng xa xăm đầy hoài niệm đầy tự hào. Trong lá thư gửi chị em – cô nhà báo mà ông thực sự cảm ơn, ông nói ông chưa bao giờ hối hận vì năm đó đã xung phong đi chiến đấu. Dù mất mát, dù đau thương, nhưng đó là lý tưởng của tuổi trẻ, là điều vô cùng ý nghĩa với cuộc đời ông. Ngón cái cong cong xuống trong ngôn ngữ của người câm, chị em nói đó là lời cảm ơn. Người đàn ông đã chịu đủ đau thương vẫn lạc quan vào cuộc đời, vẫn chân thành cảm ơn cuộc sống đã cho ông cơ hội để hoàn thành lý tưởng của mình. Ở Quảng Trị thân yêu của tổ quốc, ông một mình sống trong ngôi nhà nhỏ, lặng lẽ nhìn ngắm nước nhà đổi thay mà tự hào, hài lòng. Dù cho nhắc lại tên những người đồng chí cùng kề vai sát cánh ngày xưa, ông vẫn không nén được mà trào nước mắt. Trở về cuộc sống bình thường với hình hài và hành động khác thường, song ông chưa bao giờ cảm thấy đau khổ, chán nản. Ông chia sẻ, còn sống để trở về là một may mắn, Tổ quốc đã cho ông cơ hội trở về, trở về để tiếp tục cuộc đời còn đang tiếp diễn, để chứng kiến Tổ quốc sau chiến tranh.

Chị em rời Quảng Trị, tạm biệt ông trong một ngày nắng rực rỡ. Nụ cười ngược nắng của ông – một người khác thường mà vô cùng phi thường đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ chúng em. Chúng em phải sống xứng đáng với nỗi đau mà thế hệ ông Hai Bình đã trải qua, xứng đáng với niềm tin của thế hệ anh hùng bất khuất, những chiến binh đã viết lên trang sử vàng chói lói của Tổ quốc như ông.

19 tháng 7 2016

mk đọc cái này rồi sinh học lớp 6 phải ko hay vật lí gì đó nhưng tu chưa học

19 tháng 7 2016

vì gang tay của chị dài hơn gang tay của em

13 tháng 4 2019

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp Lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

Hk_tốt

#Ngọc's_Ken'z

13 tháng 4 2019

Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...

#Hk_tốt

#Kb_nha

#Ngọc's_Ken'z

18 tháng 6 2020

Để để tìm ĐCNN thì bạn xác định hiệu số đo hai vạch chia liên tiếp.

22 tháng 3 2019

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


 

16 tháng 8 2019

Trả lời

Cái đề có j đó sai sai mà à không !

Hình như chưa có đề bài thì phải chỉ có đoạn thơ thôi ?

Bạn sửa lại đề tí nha, cứ ghi thêm đề ở phần trả lời .

( ĐỀ BÀI LÀ  ; CHỈ RA PHÉP SO SÁNH TRONG ĐOẠN THƠ TRÊN ) MÌNH VIẾT THIẾU ĐỀ

20 tháng 12 2017

1 dm khối = 0,001 m khối

khối lượng riêng của nước :

D = m : V = 1 : 0,001 = 1000 (kg/m khối)

khối lượng của nc :

m = V . D = 0,001 . 1000 = 1 (kg)

21 tháng 1 2017

sự nở vì nhiệt của chất rắn : khi cho nước nóng đột ngột vào ly thủy tinh dày thì chúng dễ vỡ sự nở vì nhiệt của chất lỏng : không nên cho nước đầy ấm vì khi đun nếu gặp nóng nước sẽ tràn ra ngoài

sự nở vì nhiệt của chất khí : không nên bơm bánh xe căng quá vì khi để ngoài nắng nó sẽ nổ

bạn hãy ứng dụng những điều mình viết trên đây và viết bài giới thiệu nhéhaha

4 tháng 2 2017

Tks bn nhiều vui