Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TOÁN LỚP 6
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu1: Cho tập hợp M =
15;10;4
. Khi đó:
A. 4
M B. M
15;10
C.
15;10
M D.
15
M
Câu2: Kết quả phép tính 5
7
:5
5
bằng:
A. 5
2
B. 5
9
C. 5
14
D. 25
Câu3: Điền chữ số nào sau đây vào dấu * để số
*32
chia hết cho 3?
A. 1 B.3 C. 0 D.9
Câu4: Trong phép chia cho 3 số dư có thể là:
A. 0;1;2 B.0;1;2;3 C. 1;2 D. 1;2;3
Câu5: Số đoạn thẳng trong hình 1 là
A. 1 B. 3
C. 4 D. 6
Câu6: Điểm B nằm giữa hai diểm A và C. Khẳng định sau đây là sai?
A. Tia BA và BC đối nhau B. Tia AB và tia AC trùng nhau
C. Điểm A thuộc tia BC D. Diểm A thuộc tia CB
Phần II. Phần tự luận (7điểm)
Bài 1 (1điểm) Cho tâp hợp A =
115/ xNx
a) Viết tập thể A bằng cách liệt kê các phần tử. Xác định số phần tử của tập hợp.
b) Dùng kí hiệu (
;
) để viết các phần tử 5, 11 thuộc tập hợp A hay không thuộc
tập hợp A.
Bài 2 (3 điểm)
1) Thực hiện phép tính
a) 37.52 + 37.48 b) 5.2
3
+ 7
11
:7
9
- 1
2018
c)
)5.2290(360.5:400
2
2) Tìm x, biết
a) 3(x + 7) = 21 b) 20 + 5x = 5
7
:5
5
c) 5
2x – 3
– 2.5
2
= 5
2
.3
Bài 3 (2,5 điểm) Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy, điểm A, điểm B
thuộc tia Ox, điểm C thuộc tia Oy.
a) Viết các tia trùng nhau gốc O
b) Viết các tia đối nhau gốc A
c) Lấy điểm M bất kỳ không thuộc đường thẳng xy. Vẽ đoạn thẳng MA, MB, tia MO,
đường thẳng MC
Bài 4 (0,5 điểm) Cho A = 5 + 5
2
+ 5
3
+…+ 5
2017
. Tìm x để 4A + 5 = 5
x
Mỗi lp sẽ có 1 đè riêng mak bn, mk nghĩ là bn nên ôn tập các bài mà cô cho hk gần đây
Học tốt
TRƯỜNG THCS TÂN LẬP TỔ: XÃ HỘI | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKI Năm học 2015 - 2016 MÔN ĐỊA 6 Thời gian: 45 phút (Kể cả thời gian giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu 1. Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong số các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5
Câu 2. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000, khoảng cách từ A đến B trên bản đồ đo được 5cm. Vậy trên thực địa khoảng cách đó là bao nhiêu km?
A.10km B.100km C.1000km D.10000km
Câu 3. Khi các đường đồng mức nằm gần nhau, có nghĩa là bề mặt địa hình mà chúng biểu thị sẽ có dạng:
A. Bằng phẳng B. Thoai thoải C. Thẳng đứng D. Dốc
Câu 4. Để biểu thị các vùng trồng trọt trên bản đồ, người ta sử dụng kí hiệu:
A. Kí hiệu đường B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu diện tích D. Kí hiệu hình học
Câu 5. Trong các tỉ lệ bản đồ sau, tỉ lệ bản đồ nào thuộc loại lớn?
A. 1: 150000 B. 1: 250000 C. 1: 500000 D. 1: 1000000
Câu 6. Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến số:
A. 00 B. 1800 C. 1000 D. 900
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1. Thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm? Viết toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
Câu 2. Tỉ lệ bản đồ là gì? Khoảng cách từ Thành phố Kon Tum đến huyện Kon Rẫy là 45 km. Trên một bản đồ khoảng cách đó đo được là 9 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? (Thực hiện phép tính) Cho biết tỉ lệ bản đồ đó thuộc loại nào?
---HẾT---
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT 1 TIẾT
MÔN ĐỊA 6 HKI NH 2015 - 2016
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm
1. B 2. B 3. D 4. C 5. A 6. A
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1 (4,0 điểm):
- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc. (1 đ)
- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc. (1 đ)
- Toạ độ địa lí của điểm A (200Đ; 100N), B (300T; 200B), C (00; 300N), D (400T; 00) (2 đ)
Câu 2 (3,0 điểm):
- Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực địa. (1 đ)
- Tính tỉ lệ bản đồ: (1,5 đ)
Đổi 45km = 4500000cm
4500000: 9 = 500000
Vậy bản đồ có tỉ lệ là 1: 500000
- Tỉ lệ bản đồ đó thuộc loại trung bình. (0,5 đ)
có bạn nào đang ôn thi lên lớp 10 không
chỉ hộ mình câu 1c của đề kiểm tra chất lượng lần 2 môn toán 9 nha !!!
1) kể ra tích chất của gương cầu lồi !so sánh giữa ảnh ảo của gương cầu lồi và gương phẳng
2)vẽ tia phản xạ của gương cầu lồi
1).Nêu cách đo vật rắn không thấm nước.
2).Nước trong bình 20 lít chế(sang) ra được bao nhiêu chai 500cc?
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng rắn D. Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào nước B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:
a) Rút ra kết luận
b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng
c) Quan sát hiện tượng
d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a B. d, c, b, a C. c, b, d, a . D. c, a, d, b
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?
Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?
Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút) | 0 | 3 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
Nhiệt độ (oC) | -6 | -3 | 0 | 0 | 0 | 3 | 6 | 9 |
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ I LỚP 6
Đề số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút)
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:
a) Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm do:
A. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
D. Trái Đất chuyển động từ Đông sang Tây.
b) Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là:
A. 5 giờ. B. 7 giờ. C. 9 giờ. D. 11giờ.
c) Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt Trái Đất?
A. 1 phần 3.
B. 2 phần 3.
C. 2 phần 4.
D. 3 phần 4.
d) Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là:
A. tạo ra các nếp uốn.
B. tạo ra các đứt gãy.
C. làm cho địa hình bề mặt đất thêm gồ ghề.
D. san bằng, hạ thấp địa hình.
Câu 2 (1 điểm)
Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (đỉnh nhọn, đỉnh tròn, trên 500m, 200m, nhô cao, mực nước biển) điền vào những chỗ chấm (...) để có khái niệm đúng về núi.
Núi là một dạng địa hình ........(1)............rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường trên......(2).... so với............(3).................., có.......(4)......., sườn dốc.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 3: (4,5 điểm)
Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học:
Hãy cho biết:
a) Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân.
b) Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành mùa nóng, mùa lạnh trên Trái Đất.
Câu 4 (2,5 điểm)
a) Sự khác nhau giữa hiện tượng núi lửa và hiện tượng động đất?
b) Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?