K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2020

em thưa cô OwO

Thuận lợi

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

Khó khăn

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.



 

6 tháng 10 2020

- thuận lợi :

 +) có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, than đá, dầu mỏ,...

+) các tài nguyên khác : đất, nước,khí hậu,sinh vật đa dạng, rồi rào

-khó khăn:

+) địa hình núi cao hiểm trở, hoang mạc khô cằn rộng lớn

+) khí hậu khắc nghiệt, có nhiều thiên tai, bão lũ, động đất,...

17 tháng 5 2020

Đồi núi:

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

17 tháng 5 2020

đồi núi :

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

*Ryeo*

Trl:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất...( sai thì thui ^-^ )

Hk_tốt

7 tháng 12 2018

1 :  Khu vực chí tuyến nóng nhất, Nam Á nằm trong khu vực này => mùa hè khí áp ở đây rất thấp => thu hút gió từ Ấn Độ Dương ở phía Nam vào, gió này mang theo nhiều hơi nước. Địa hình khu vực Nam Á biến đổi rõ rệt theo chiều Bắc-Nam khiến lượng ẩm theo gió từ đại dương vào phân bố không đều => dẫn đến sự phân bố mưa không đồng đều ở khu vực này .

2 : a) Giống nhau:

  • Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.
  • Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.
  • Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.
  • Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

b) Khác nhau:

  • Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.
  • Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân
7 tháng 12 2018

Câu 4 : vào đường link sau đọc và tự làm ( mik cx ko bik lm ) Bài 9 : Khu vực Tây Nam Á | Học trực tuyến

Câu 5 : vào link sau đọc và tự làm ( mik cx ko bik lm ) Nước đang phát triển – Wikipedia tiếng Việt

Hk tốt !!

Ko chắc !!!

28 tháng 10 2020

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

  + Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

  + Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

  + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

  + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa

9 tháng 10 2018

Câu 1 :

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

+ Điểm cực  Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.

+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.

- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn:  phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.

- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.

Câu 2 + 3:

* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

17 tháng 10 2020
TÍCH CỰC    TIÊU CỰC 
     - Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
    - Thay đổi sự phân bố dân cư. 
    - Các đô thị: 
        +Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. 
        +Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. 
        +Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

 Nếu đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa thì sẽ xuất hiện các tiêu cực:   
   - Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. 
   - Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu,mù chữ,tệ nạn như trộm cắp.
25 tháng 3 2019

lên Google mà hỏi nha bạn

27 tháng 12 2017

Nhật Bản
Từ sau năm 1945, Nhật Bàn tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản :
- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
- Công nghiệp điện tử : chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : máy lạnh...
Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới.
Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ... thu nhập của người Nhật Bản rất cao.
Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33 400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.

19 tháng 12 2017

Nhật Bản là một nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị, xã hội cũng như nền kinh tế. Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, lại thường xuyên xảy ra những thiên tai động đất, sóng thần. Nhưng cho đến nay nhờ biết điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại .mà Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cương quốc đứng hàng thứ hai trên thế giới. Điểm lại quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, trong bài tiểu luận này ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu lịch sử kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1945-1973-Một giai đoạn được mệnh danh là “phát triển thần kì”.