K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2018

a,

   Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

   Trỏ lối sang mùa hè

   Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

   Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

   Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

   Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.

   Mạch đất ta dồi dào sức sống

   Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

b,Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nho đúc bàng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

4 tháng 5 2018

a) S hay x

- Trỏ lối sang mùa hè ; …đèn lồng nhỏ xíu

...sức nóng...sức sống...sóng quê hương

b) Dấu hỏi hay dấu ngã

....nổi tiếng ...đỗ trạng...ban thưởng...đỗi ngạc nhiên...chỉ xin...nồi nhỏ...thuở hàn vi...phải ôn thi...hỏi mượn...của nhà hàng/ xóm...dùng bữa...để đỗ đạt

1 tháng 12 2017

a) S hay x

- Trỏ lối sang mùa hè ; …đèn lồng nhỏ xíu

...sức nóng...sức sống...sóng quê hương

b) Dấu hỏi hay dấu ngã

....nổi tiếng ...đỗ trạng...ban thưởng...đỗi ngạc nhiên...chỉ xin...nồi nhỏ...thuở hàn vi...phải ôn thi...hỏi mượn...của nhà hàng/ xóm...dùng bữa...để đỗ đạt

ĐÔNG VỀ ... Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về.  Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người...
Đọc tiếp

ĐÔNG VỀ ...
 Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về. 

 Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta lười bước chân ra khỏi giường để đi chợ ban sớm. Hôm nay, khu chợ tôi thường ngồi bán hàng cho mẹ vì thế vắng khách đi hẳn. Mặc dù đã mặc chiếc áo thu đông mới mua của nhà MEO, nhưng gió to khiến tôi thu mình lại vì lạnh buốt da thịt.

Đông về, bếp củi lửa đằng sau thường ngày tôi chả mấy khi bước xuống, thì nay nó lại là nơi tôi ngồi sưởi ấm, thực ra là đun nước để tắm. Cái bếp củi mẹ tôi làm ngày ấy, tôi là đứa vẽ bậy bằng than củi lên tường nhiều nhất, và cũng là nơi tôi thấy nó còn chút gì đó cổ kính của làng quê Bắc Bộ. Mùi khói bếp tuy làm cay nơi sống mũi, nhưng cảm giác có hơi ấm và ảo diệu lạ kì.

Đông về, có lẽ thứ mà tôi thích nhất là mỗi tối được ủ trong chăn ấm cùng những người thân yêu của mình, là chiếc găng tay ấm nóng nhưng gió vẫn có thể xuyên qua, là nồi lẩu quây quần cùng bè bạn. Đông rét thật đấy nhưng ôi chao, sao tôi yêu mùa Đông đến thế. Mùa đông đẹp lạ, đẹp lùng, tuy buồn nhưng man mác niềm vui. Tôi yêu mùa Đông bởi cái nắng chẳng còn gay gắt như những ngày hè đổ lửa, cũng chẳng có những bữa mưa phùn nồm ẩm khó chịu. Nhưng sao đẹp bằng trời Thu được, nhỉ nhưng tôi vẫn thích hehehe.

 Bạn yêu mùa đông bởi điều gì ? Còn tôi, tôi yêu những lớp áo tầng tầng lớp lớp như cục bông  ấm áp. Tôi nhớ lắm mùa đông của năm trước, khi vào những ngày lạnh nhất trong năm, tôi và lũ bạn rủ nhau lên Hồ Tây " lộng gió" để vi vu. Nhanh thế nhỉ, tôi vừa mới trượt đại học xong mà, vừa mới lên HN để đi làm thôi mà vậy mà giờ đã đến mùa đông năm sau, đã đặt chân vào học viện X. 

Bạn có kỉ niệm gì đáng quý với mùa đông không? Mùa đông tôi hay lượn vài vòng trong chăn ấm :)), lượn qua nhà Meo mua đồ Đông và lướt mạng nghe người ta kể về mùa đông. Mùa đông lạnh, cũng vì thế người ta muốn xích lại gần nhau, chắc vậy mà mới có bài hát " Mùa đông là quá lạnh để có thể xa nhau..." . Mùa đông vì thế mà được nhìn đặc sản cơm chó nhiều hơn. 

Mùa đông,cũng sẽ sát lắm những ngày cuối năm, vì thế mà cuộc sống hối hả, người người chạy đôn chạy đáo với mong muốn có được cái Tết an lành. Nhiều khi, tôi cũng sợ mùa Đông bởi nó khiến người ta phải bận rộn quá, bận rộn kiếm ăn, bận rộn để có tiền về quê, có tiền sắm Tết... Nhưng dù sao tôi vẫn yêu nó khôn cùng.... 

Còn với bạn, mùa đông là gì nhỉ ?
mọi người ơi bài này được không ạ?

0
Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau :a) Tiếng có âm ch hoặc tr:Đãng trí bác học      Một nhà bác học có tính đãng ..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà ..... thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .- Thôi, ngài không cần xuất ..... vé nữa.- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé...
Đọc tiếp

Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau :

a) Tiếng có âm ch hoặc tr:

Đãng trí bác học

 

   Một nhà bác học có tính đãng ..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà ..... thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .

- Thôi, ngài không cần xuất ..... vé nữa.

- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :

- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:

Vị thuốc quý

   Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ ..... bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :

- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ :

Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười :

- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những ..... đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt ..... ngài phải vận động.

1
24 tháng 8 2017

a) Tiếng có âm ch hoặc tr:

Đãng trí bác học

   Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .

- Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.

- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :

- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:

Vị thuốc quý

   Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :

- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ :

Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười :

- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.

Ông Trạng thả diều   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(theo TRINH ĐƯỜNG)

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

3 bạn nhanh nhất mik tick :P

3
29 tháng 12 2021

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

Vì cho dù chú bận làm, bận học mà cánh diều vẫn bay cao. Hơn nữa, đã thế lại còn đỗ Trạng Nguyên.

29 tháng 12 2021

1.Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

2.Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

3.Chú bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều" vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi - cái tuổi còn chơi diều.

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”

Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và chỉ thấy vài sợi rong biển. Buồn quá, ông lão kéo lần hai và càng thất vọng vì lưới không có gì. Sau lần kéo thứ ba, ông lão chỉ bắt được con cá vàng nhỏ. Cá van xin: “Xin ông lão tha cho tôi rồi ông muốn gì cũng được”.

“Tôi chẳng cần gì cả.” – Ông lão nói và thả cá về biển sâu.

Về đến nhà, ông thuật lại câu chuyện cho bà nghe. Bà vợ trợn mắt lên: “Ông không thấy cái máng lợn nhà mình hỏng rồi à? Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.”

Ông lão lóc cóc quay lại biển và xin cá vàng cái máng mới. Cá vàng cười nói: “Ông cứ về đi.”

Ông lão về và thấy mụ vợ ngồi bên cái máng mới. Bà vợ lại quát ông lão: “Ông không thấy cái lều nhà mình rách nát rồi hả? Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!”

Ông lại lóc cóc quay về biển. Lần này, biển đắm chìm trong những cơn sóng lăn tăn. Ông lại xin cá vàng ngôi nhà và khi về đến nơi, ông lão thấy một ngôi nhà rất khang trang, đẹp đẽ. Bà lại không vừa lòng, bắt ông lão xin cho mình làm hoàng hậu và ông lão lại ra biển xin cá vàng. Về đến nhà, ông thấy bao nhiêu là quân lính đang hầu hạ bà.

Chán cảnh ăn không ngồi rồi, bà lại lôi cổ ông và bảo ông bắt cá vàng về, biến mình thành Long Vương cai trị biển cả. Ông lão lại ra biển và xin cá cho bà làm Long Vương. Cá không nói gì, quay trở về biển cả mù mịt sương gió. Về đến nhà, ông lão chỉ thấy bà lão ngồi bên máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát.

(Nguyễn Duy Nhật Huy – học sinh lớp 4A1, Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Cá van xin ông lão điều gì?

A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được.

B. Xin ông đừng giết vì còn một đàn con đang đói.

C. Xin ông cho lên bờ sống.

D. Xin ông đừng làm hại các loài cá ở biển.

12
14 tháng 9 2018

Đáp án A

2 tháng 3 2021

Mk chọn đáp án A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được.

11 tháng 12 2018

Người không biết cười

   Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi trò chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.

Bài đọc : KHOÉT SÁO DIỀUÔng Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.Sáo chim là thứ sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng...
Đọc tiếp

Bài đọc : KHOÉT SÁO DIỀU
Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
Sáo chim là thứ sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều như lời ca của một cung nữ.
Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gỗ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.
Tất cả những tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo  ngân nga dìu dịu.
Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được vật gì quý lắm

trả lời câu hỏi sau:

Em có suy nghĩ về nghệ nhân làm sáo Cả Nam ?

0
Bài đọc : KHOÉT SÁO DIỀUÔng Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.Sáo chim là thứ sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng...
Đọc tiếp

Bài đọc : KHOÉT SÁO DIỀU
Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
Sáo chim là thứ sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều như lời ca của một cung nữ.
Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gỗ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.
Tất cả những tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo  ngân nga dìu dịu.
Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được vật gì quý lắm

trả lời câu hỏi sau:

Em có suy nghĩ về nghệ nhân làm sáo Cả Nam ?

0