Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.
Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai
- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:
+ Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng
+ Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”
Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn
- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập
+ Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài
+ Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.
Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí
- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian
+ Lỗ mùi mười tám gánh lông
+ Đêm nằm ngáy o o
+ Đi chợ hay ăn quà
+ Trên đầu những rác cùng rơm
- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội
Hình ảnh con đò, cây đa, bến nước mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ra đi và những người ở lại
Câu (1) là thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự chung thủy
Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”
b, Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực.
Giữa chúng gợi ra những liên tưởng giống nhau (mang nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở)
+ Thực tế, các hình ảnh con thuyền, bến nước, cây đa, con đò là những hình ảnh gắn liền với nhau.
+ Những hình ảnh trên tượng trưng tình cảm gắn bó bền chặt của con người.
+ Mang ý nghĩa chỉ sự ổn định, giúp ta liên tưởng tới hình ảnh phụ nữ nhung nhớ, chung thủy
+ Thuyền, đò: di chuyển, không cố định được hiểu là người con trai.
→ Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn chung thủy, son sắt. Câu số (2) trở thành lời than tiếc vì “lỗi hẹn”
a, Ca dao than thân là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ, thân phận của họ bị phụ thuộc, bị xem thường bởi những thế lực trong xã hội.
+ Họ bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc, những giá trị của họ không được biết đến.
+ Ca dao thường sử dụng: hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận, số kiếp
- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập tới tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ, ước mong gặp nhau của đôi lứa…
+ Biểu hiện qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: khăn tay, ngọn đèn, cây cầu, con thuyền, gừng cay- muối mặn…
Ca dao hài hước: tiếng cười tự trào, thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người dân lao động, hoặc là tiếng cười phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
b, Các biện pháp nghệ thuật phổ biến trong ca dao:
- Mô thức mở đầu được lặp lại: thân em, em như, cô kia, ước gì…
- Sử dụng nhiều mô tip biểu tượng: con thuyền- bến nước, gừng cay –muối mặn, ngọn đèn, cây cầu, tấm khăn…
- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản
- Sử dụng thể thơ lục bát
- Ngôn ngữ gần gũi, thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhưng mang hàm nghĩa sâu xa
- Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
+ Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
+ Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
+ Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
- Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu
Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt
Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta
b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.
+ Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền
+ Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt
c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:
+ Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu
+ Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)
- Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn
Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:
Ước gì sông rộng một gang
Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu
- Những chân lý được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo:
- “Việc nhân nghĩa côt ở yên dân” – một chân lý đến đời này vẫn còn luôn đúng đắn là phải luôn luôn đặt quyền lợi và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Không thể cậy quyền cậy thế mà bao che cho nhau rồi làm hại dân lành.
- Người nhân nghĩa là người lo được cho nhân dân cuộc sống yên ấm, hòa bình.
- Đất nước ta dẫu có trải qua bao đời, bao thăng trầm thì sau cùng vẫn giữ vững nền độc lập.
Như vậy, Nguyễn Trãi vừa khẳng định yếu tố nhân nghĩa là lấy dân làm chủ, vừa khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc.
- Đoạn mở đầu có ý nghĩa như tuyên ngôn độc lập vì:
- Trước hết Nguyễn Trãi đã lấy lợi ích của nhân dân ra làm điều đầu tiên trong tư tưởng nhân nghĩa. Mọi việc đều vì sự yên ấm của nhân dân.
- Sau đó, ông khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc đã trải qua bao đời, bao sử sách, dẫu có thăng trầm thì nền độc lập ấy cũng vẫn vững vàng.
- Tác giả đã sử dụng những từ ngữ đanh thép, những chứng cứ xác thực để làm minh chứng cho nền độc lập của dân tộc. Cùng với đó là những phép so sánh chính xác, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.
Những chứng cứ ông đưa ra ở đây đều rất chính xác trong sử sách:
“Lưu cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.