Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giai thoại: Acsimet và câu chuyện về chiếc vương miện
Một ngày tháng tư năm 231 trước công nguyên, quốc vương Hỉeon đã triệu tập Acsimet vào cung để giải quyết một vấn đề mà quốc vương rất đau đầu. Đó là quốc vương có một chiếc vương miện do một thợ kim hoàn đúc thành, quốc vương giao cho thợ kim hoàn 15 lạng vàng nhưg quốc vương hoài nghi rằng chiếc vương miện này liệu có được 15 lạng vàng hay không. Vì vậy quốc vương muốn làm sáng tỏ điều này. Sau khi Acsimet nghe xong yêu cầu của quốc vương, biết rằng đây là một vấn đề khó giải quyết, vì vậy ông đã xin bệ hạ một ít ngày suy nghĩ. Acsimet mang chiếc vương miện về nhà để tìm hiểu. Sau 2 tháng, ông vẫn không tìm ra được kết quả. Bỗng một hôm, ông vừa đi vào bồn tắm, dìm người vào bồn chứa đầy nước sạch, bỗng ông chú ý đến một phần nước của bồn tắm trào ra khi ông dìm mình trong bồn tắm, đột nhiên một ý nghĩ trong đầu ông khiến ông hét tướng lên: “Ơ rê ca! Ơ rê ca” (Tìm ra rồi, tìm ra rồi) và rồi ông chạy ra khỏi bồn tắm, chạy ra đường, mừng rỡ khôn tả.
Ông ăn mặc chỉnh tề vào gặp quốc vương và đưa ra lí giải:
+ Có 3 vật có trọng lượng bằng nhau: sắt, vàng, vương miện
+ Ông lần lượt nhúng ngập chúng vào một chiếc bình được đổ nước, và đo lượng trào ra.
=> Kết quả là lượng nước trào ra khi nhúng ngập chiếc vương miện nhiều hơn khi nhúng ngập tảng vàng, ít hơn tảng sắt
=> Chiếc vương miện không phải hoàn toàn bằng vàng ròng, cũng không phải bằng sắt. Khi thợ kim hoàn làm chiếc vương miện này chắc chắn đã trộn không ít bạc vào trong vàng.
Những dạng năng lượng đã được học ở môn Khoa học tự nhiên:
+ Động năng
+ Thế năng hấp dẫn, đàn hồi
+ Năng lượng hóa học
+ Năng lượng âm thanh
+ Nhiệt năng
+ Quang năng.
a) Các dạng năng lượng khi xe chuyển động trên đường
- Động năng: do xe chạy trên đường.
- Nhiệt năng: do động cơ của xe tỏa ra.
- Năng lượng âm thanh: do động cơ khi hoạt động phát ra.
- Năng lượng ánh sáng: do đèn của xe phát ra.
- Điện năng: hệ thống điện trong xe hoạt động.
b) Các dạng năng lượng khi thuyền chuyển động trên mặt nước
- Động năng của động cơ thuyền khi chạy.
- Năng lượng âm thanh: thuyền chạy phát ra âm thanh nổ từ động cơ.
- Động năng của dòng nước chảy.
- Nhiệt năng của động cơ thuyền.
c) Các dạng năng lượng khi bánh được nướng trong lò
- Nhiệt năng của lò nướng tỏa ra.
- Điện năng của dòng điện giúp cho lò hoạt động.
- Năng lượng ánh sáng: hệ thống đèn trong lò.
d) Các dạng năng lượng khi đèn đang chiếu sáng
- Năng lượng ánh sáng do đèn phát ra.
- Nhiệt năng do đèn tỏa nhiệt ra môi trường.
- Điện năng của dòng điện giúp cho đèn hoạt động.
e) Các dạng năng lượng khi cây nảy mầm và lớn lên
- Năng lượng hóa học được cây hấp thụ từ môi trường đất chuyển hóa thành dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Năng lượng ánh sáng: cây hấp thụ năng lượng ánh sáng của mặt trời để quang hợp.
f) Các dạng năng lượng khi con người hoạt động tư duy
- Năng lượng hóa học từ thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng có ích giúp cho não bộ hoạt động.
- Động năng xuất hiện khi con người thực hiện các hoạt động: viết, gõ bàn phím…
Phương pháp đo của các thiết bị trên
- Đồng hồ bấm giây:
+ Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích
+ Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tời vạch đích.
+ Dùng công thức \(v = \frac{S}{t}\) để tính tốc độ trung bình và \(v = \frac{d}{t}\) để tính tốc độ tức thời
- Cổng quang điện
+ Lấy quãng đường trên thiết bị đo
+ Khởi động thiết bị và cho vật đi quan cổng quang điện
+ Đọc kết quả thời gian hiên trên thiết bị và sử dụng công thức để tính tốc độ trung bình và tốc độ tức thời
- Súng bắn tốc độ
+ Khởi động súng
+ Thực hiện, trên máy sẽ hiện lên tốc độ
Ưu và nhược điểm của các thiết bị
| Đồng hồ bấm giây | Cổng quang điện | Súng bắn tốc độ |
Ưu điểm | Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện | Kết quả chính xác hơn do không phụ thuộc vào người thực hiện | Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao |
Nhược điểm | Kém chính xác do phụ thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ | Lắp đặt phức tạp, chỉ đo được cho các vật có kích thước phù hợp để có thể đi qua được cổng quang điện | Giá thành cao. |
Tham khảo:
Một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến định luật III Newton.
- Bắn súng: Khi viên đạn được bắn ra ngoài thì súng sẽ chịu phản lực giật ngược về sau. Vì thế người cầm súng cần phải cầm chắc tay và đúng kĩ thuật nếu không có thể bị chấn thương khi bắn.
- Chuyển động đi bộ trên mặt đất của người: Khi chân người tác dụng một lực lên mặt đất thì mặt đất tác dụng một phản lực lên chân giúp cho người tiến về phía trước.
- Bóng đá: Khi bóng đang bay rơi xuống đất, mặt đất tác dụng phản lực làm bóng có xu hướng bật ngược trở lại.
Những hiện tượng liên quan đến định luật III Newton: Trò chơi kéo co; hiện tượng đẩy người về phía trước...
Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ
+ Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ
+ Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ
+ Mặc đồ bảo hộ
Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ
+ Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ
+ Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ
+ Mặc đồ bảo hộ
Giai thoại: Acsimet và câu chuyện về chiếc vương miện
Một ngày tháng tư năm 231 trước công nguyên, quốc vương Hỉeon đã triệu tập Acsimet vào cung để giải quyết một vấn đề mà quốc vương rất đau đầu. Đó là quốc vương có một chiếc vương miện do một thợ kim hoàn đúc thành, quốc vương giao cho thợ kim hoàn 15 lạng vàng nhưg quốc vương hoài nghi rằng chiếc vương miện này liệu có được 15 lạng vàng hay không. Vì vậy quốc vương muốn làm sáng tỏ điều này. Sau khi Acsimet nghe xong yêu cầu của quốc vương, biết rằng đây là một vấn đề khó giải quyết, vì vậy ông đã xin bệ hạ một ít ngày suy nghĩ. Acsimet mang chiếc vương miện về nhà để tìm hiểu. Sau 2 tháng, ông vẫn không tìm ra được kết quả. Bỗng một hôm, ông vừa đi vào bồn tắm, dìm người vào bồn chứa đầy nước sạch, bỗng ông chú ý đến một phần nước của bồn tắm trào ra khi ông dìm mình trong bồn tắm, đột nhiên một ý nghĩ trong đầu ông khiến ông hét tướng lên: “Ơ rê ca! Ơ rê ca” (Tìm ra rồi, tìm ra rồi) và rồi ông chạy ra khỏi bồn tắm, chạy ra đường, mừng rỡ khôn tả.
Ông ăn mặc chỉnh tề vào gặp quốc vương và đưa ra lí giải:
+ Có 3 vật có trọng lượng bằng nhau: sắt, vàng, vương miện
+ Ông lần lượt nhúng ngập chúng vào một chiếc bình được đổ nước, và đo lượng trào ra.
=> Kết quả là lượng nước trào ra khi nhúng ngập chiếc vương miện nhiều hơn khi nhúng ngập tảng vàng, ít hơn tảng sắt
=> Chiếc vương miện không phải hoàn toàn bằng vàng ròng, cũng không phải bằng sắt. Khi thợ kim hoàn làm chiếc vương miện này chắc chắn đã trộn không ít bạc vào trong vàng.