Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
+ Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đội, hành quân tiến vào chiến trường.
+ Có những người sau cuộc chiến đã hi sinh, còn những người còn sống nhưng cũng bị thương tật, bệnh tật đầy mình hoặc tổn thương nặng nề về tinh thần.
Tác giả luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.
- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.
- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục vùng lên để cứu nước, cứu nòi.
- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục nuền trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.
Suy nghĩ về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:
- Phẩm chất cá nhân và việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết, bền chặt, tương hỗ lẫn nhau:
+ Phẩm chất cá nhân thể hiện màu sắc độc lập của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, công cuộc hội nhập và giao thoa văn hóa càng được mở rộng, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị mai một, quên lãng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cá nhân hiểu và trân trọng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta cần trân trọng văn hóa truyền thống, yêu thích tinh hoa bản sắc đất nước thì việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn.
Tham khảo!
Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.
Tham khảo!
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc là vấn đề luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện.
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong văn hóa, tạo nên sự đang dạng, khác biệt và độc đáo... Nhằm tôn vinh giá trị và nâng cao nhận thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 17/11/2008), lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Đây chính là dịp để các cấp, các ngành cùng dịp nhìn nhận lại vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào đối với truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc giao lưu, trao đổi, hòa hợp cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sự hi sinh của những chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đã thôi thúc tôi nghiêm túc với chính suy nghĩ của bản thân mình. Sự hi sinh anh dũng đổi lấy một đất nước như ngày hôm nay, thật không thể kiềm nổi sự xúc động và biết ơn. Lòng biết ơn cần được thực hiện bằng hành động, làm sao để xứng đáng với những công lao to lớn ấy. Tôi nghĩ rằng, mỗi chúng ta cần phải có trách nghiệm với chính mình và xã hội này. Cần phải tự hào vì được sống trong xã hội bình yên, biết ơn và trân trọng sự hy sinh của những người chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập tổ quốc. Bên cạnh đó cần tu dưỡng bản thân, rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội. Phẩm chất và sự sẻ chia, đối tốt với đời, với người. ..
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-noi-dung-cua-doan-van-ban-cac-anh-da-bat-tu-trong-long-dien-bien-huu-nghi-hay-viet-mot-doan-van-ngan-khoang-10-dong-bay-to-suy-nghi-cua-anhchi-ve-su-hi-sinh-cua-nhung-chien-sy-trong-chien-dich-dien-bien-phu-lich-su
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước. Trong thời đại công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá nay không chỉ xuất hiện trên trang phục của người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.
HS có thể trả lời 2 trong các biện pháp tu từ:
- So sánh : tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Điệp từ “ nó”
- Nhân hoá
Tác dụng : khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Đoạn văn tham khảo 1: Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.
Trong văn học, ta đã bắt gặp rất nhiều nhân vật phải gánh trên mình nỗi oan khuất, tủi nhục. Nào là nàng Vũ Nương với cái danh "thất tiết", phải trẫm mình xuống sông tự vẫn. Hay như Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông mà tống vào tù suốt mấy năm trời. Đặc biệt, còn có nàng Thị Kính - một người phụ nữ đức hạnh, thảo hiền nhưng lại có số phận oan nghiệt. Chỉ vì muốn cắt cho chồng chiếc râu mọc ngược, nàng bị vu cho cái tội giết chồng, bị cả nhà bên đó ruồng rẫy. Để không ảnh hưởng đến người thân, Thị Kính đành lòng giả trai lên chùa ở. Nhưng như vậy vẫn chưa hết. Ở chùa, nàng bị Thị Mầu giá họa, đổ tội cho nàng làm ả ta có bầu. Thế là Thị Kính bị người đời dè bỉu, chịu oan ức, tủi hổ đến tận lúc chết. Từ đó, độc giả vừa xót thương cho số phận bạc bẽo của nàng Thị Kính, vừa thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc minh oan. Minh oan chính là giải thích, chứng minh bản thân mình trong sạch bằng lời nói, lí lẽ và cả hành động. Việc này giúp con người lấy lại danh dự, tránh được bao hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng nếu ta lựa chọn im lặng, cữ giữ mãi nỗi oan khuất trong lòng thì chính bản thân ta sẽ là người chịu thiệt thòi. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến cả những người mà ta yêu quý. Vậy nên, trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều cần tự biết bảo vệ bản thân. Nếu lỡ chẳng may bị giá họa, ta cần hành động để chứng minh sự trong sạch cho chính mình. Tựu chung lại, qua câu chuyện về nàng Thị Kính, ta có thể rút ra được bài học rằng: việc minh oan là vô cùng cần thiết đối với con người.
- Đoạn văn tham khảo 2: Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
"Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?" là một câu hỏi rất hay. Trước tiên, ta có thể hiểu lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động, thái độ hướng về tương lai một cách tích cực. Người sống có lí tưởng luôn biết cách đặt mục tiêu phù hợp, đúng đắn. Từ đó, nhanh chóng đạt được thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi. Đối với thế hệ thanh niên, việc xác định lí tưởng sống lại càng quan trọng, cấp thiết. Với bối cảnh hội nhập không ngừng của thế giới, rất nhiều cơ hội và thử thách đã được đặt ra. Là những người nắm trong tay tương lai nhân loại, thanh niên cần sớm nhận ra giá trị của bản thân. Chỉ khi hiểu rõ ưu - nhược điểm còn tồn tại, ta mới có phương án phát triển và cải thiện phù hợp. Đặc biệt, việc không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng cũng vô cùng quan trọng. Hãy cứ mạnh dạn thể hiện bản thân, mặc kệ cho khó khăn, thử thách gian nan đến mức nào. Và điều đó sẽ dễ dàng được thực hiện hơn khi con người ta có lí tưởng rõ ràng. Đồng thời, thanh niên cũng cần điều chỉnh suy nghĩ, thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của thời đại. Có như vậy, ta mới ngày một hoàn thiện hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
Từ văn bản, tôi cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh với những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Nhưng cũng chính trong chiến tranh ta thấy bừng sáng tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân. Nó đã trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.