Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí là:
+ Các nhân vật có thật, lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện.
+ Văn bản mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.
+ Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.
+ …
Những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn là:
- Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
- Chân bước xa lòng càng đau nhớ
- Tới rừng cà gắt là cà ngồi đợi
Tới rừng lá ngón ngóng trông
=> Những chi tiết trên đã khắc họa rõ nét tâm trạng, cảm xúc cùng tình cảm của đôi trai gái.
Hướng tiếp cận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
- Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
- Cốt truyện: Diễn ra theo một trình tự nhất định: từ yêu nhau thắm thiết đến bị bố mẹ ngăn cản, trải qua muôn vàn khó khăn thử thách và cuối cùng quay về bên nhau.
- Hình thức: Số từ trong một dòng, số câu trong một khổ, cách gieo vần, nhịp điệu đều tự do, phóng khoáng không theo bất cứ một quy luật nào.
- Qua lời “tiễn dặn” ta biết được hoàn cảnh đau khổ éo le của chàng trai và cô gái: yêu nhau sâu đậm nhưng không đến được với nhau.Từ đó thấy được tình cảm chân thành, sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái.
- Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ:
+ Nhân vật có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu.
+ Xây dựng tình cảm, tính cách của các nhân vật một cách chân thật.
- Các sự kiện chính trong văn bản:
+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.
+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.
+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.
- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:
+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).
+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.
- Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.
→ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ >< tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.
- Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.
- Tóm tắt nội dung văn bản:
Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm. Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
- Đặc điểm truyện thơ trong văn bản:
+ Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu.
+ Các nhân vật được chia thành hai tuyến rõ ràng.
+ Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.
Dấu hiệu nhận biết Lời tiễn dặn là truyện thơ:
- Là tác phẩm tự sự dân gian, thể hiện dưới hình thức bài thơ, lời thơ giàu chất trữ tình, viết về để tài tình yêu đôi lứa.
- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.
- Thể hiện tình yêu đôi lứa đầy nhưng đầy ngang trái, bất hạnh.