K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Theo em, trong muôn vàn nỗi khốn khổ, tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt, dẫn đến cái chết của Chí. Cái chết như là hành động minh chứng cho sự khủng hoảng và bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát, nó là kết quả cho sự hồi sinh và thức tỉnh của Chí, đó cũng là con đường duy nhất để Chí được làm người lương thiện bởi chỉ có kết thúc được những tháng ngày của quỷ dữ mới có thể bắt đầu để sống đúng nghĩa cuộc đời mình.

- Qua nhân vật này, nhà văn đã chĩa thẳng ngòi bút của mình đến thế lực phong kiến độc ác đã lấy đi nhân tính của biết bao nhiêu người nông dân lương thiện. Đồng thời ông cũng bênh vực và cổ vũ mọi người hãy cùng nhau đứng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do cho chính mình để không ai phải tìm đến cái chết một cách thương tâm giống như Chí Phèo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Theo em, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo. Vì chính bi kịch này đã khiến Chí mất đi tình yêu với Thị Nở, dẫn đến cái chết của Chí Phèo.

- Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những kiếp người bị đày đọa, bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lương thiện. Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho họ. Ông lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động. Nhà văn thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.

 - Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tình cảm, cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ

Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về.

Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”.

Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ.

Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ.

Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất.

Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,…

Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:

+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la

+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này vẫn đang chìm trong cảnh thiên nhiên cô quạnh, con người bị bao vây bởi “rừng sâu và tuyết lạnh”. Cạnh đó, chỉ thấy những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang ngược chiều chạy tới, khiến không gian càng như rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại lại được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng khiến cho cảnh vật càng trở nên vô tận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng. 

18 tháng 12 2019

Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về tương lai tươi sáng của đất nước

- Chủ đích tác giả thể hiện trong phần mở bài, kết bài, khái quát ý trong phần thân bài