K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Tham khảo

Biện pháp tu từ đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản là điệp ngữ: Tôi có một giấc mơ.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh ước mơ của mình về một cuộc sống bình đẳng, không có sự phân biệt.

31 tháng 8 2023

Biện pháp điệp ngữ "Tôi có một giấc mơ" được lặp đi, lặp lại trong bài viết. 

Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, bộc lộ được cảm xúc, mong muốn của người viết về một cuộc sống bình đẳng không có nạn phân biệt chủng tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Ba biểu hiện đối lập: mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

- Ví dụ đối lập giữa bầu trời và mặt đất. Miêu tả bầu trời lộng lẫy, rất đẹp (Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh đua lấp lánh) và để làm nổi hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau (đầy bóng tối, buồn thảm, âm u,…)

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng 

+ Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “dãy tre làng trước mặt đen lại”.

+ Trong sự đối lập sáng - tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đặc mênh mang khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét không đủ để xua đi bóng tối.

+ Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vài làng lại càng sậm đen hơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.

- Tương phản giữa quá khứ và hiện tại: Trong quá khứ gia đình cái Liên có cuộc sống khá giả bao nhiêu thì hiện thực đói nghèo lại khiến cô cảm thấy nuối tiếc.

- Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo nhiệt,..

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Biện pháp nghệ thuật:

- Điệp ngữ: “Chưa bao giờ như bây giờ”.

- So sánh: “Tinh thần nòi giống như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.”

⇒ Giá trị đặc sắc:

- Làm nổi bật giá trị của tinh thần thơ mới, thể hiện cái tôi yêu nước thầm kín của các thi nhân.

- Làm cho lời văn nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

*Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

*Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

19 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

3. Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn.a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất...
Đọc tiếp

3. Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn.

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh)

b) Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. (Trần Quốc Vượng)

c) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. (Nguyễn Sĩ Dũng)

1
27 tháng 8 2023

- Trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) tác giả sử dụng phép đối trong việc miêu tả vẻ đẹp của hại em Thúy Vân và Thúy Kiều. Trong khi Thùy Vân mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, hài hòa thì Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo khiến thiên nhiên phải ghen tị, nhún nhường.

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân: Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như da trắng như tuyết, tóc đen như mây). 

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: Tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).

→ Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Biện pháp điệp ngữ: Tôi có một ước mơ, Chúng ta, Đây là lúc…

- Biện pháp ẩn dụ: “Thoát khỏi bóng đêm và thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc, con đường chan hòa ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc, vùng cát lún của sự bất công…”

=> Tác dụng:

- Giúp nhấn mạnh thái độ căm phẫn của tác giả khi thấy những người da đen khi bị đối xử phân biệt, bất công.

- Giúp thể hiện ước mơ về tự do và nhân quyền cho những người da đen.

- Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.