K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2021

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.
– Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.

– Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ.

– Thổ nhưỡng: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
– Thủy văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải...
Đọc tiếp

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?

2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này

3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải thích

4/Qua cuộc duy tân minh trị ở nhật bản, em hãy liên hệ 1 số chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay?

5/ So sánh cuộc duy tân minh trị với cách mạng pháp

6/So sánh giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa tư bản của nhật bản với các nước phương tây

Bạn nào làm được câu nào thì trả lời dưới cho mk nha. Không cần phải trả lời hết tất cả đâu.Mk sẽ tick cho.Mk cảm ơn nhiều

1
26 tháng 11 2016

1.Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.

24 tháng 10 2023

 

Trong thế kỷ XVII, việc chúa Nguyễn thực thi quyền kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta về mặt chính trị, kinh tế và an ninh. Dưới đây là một số ý nghĩa của việc này:

1. Chính trị: Thực thi quyền kiểm soát hai quần đảo này cho thấy sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với lãnh thổ biển. Điều này giúp tăng cường uy tín và địa vị của nước ta trong khu vực và trên thế giới.

2. Kinh tế: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng. Việc kiểm soát quần đảo này giúp nước ta có quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên biển, bao gồm đánh bắt cá, khai thác dầu khí, khoáng sản và các nguồn tài nguyên sinh vật biển khác.

3. An ninh: Việc thực thi quyền kiểm soát hai quần đảo này giúp bảo vệ lợi ích an ninh của nước ta. Đặc biệt, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở vị trí chiến lược, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng, việc kiểm soát quần đảo này giúp nước ta có khả năng theo dõi và phòng ngự trước các hoạt động quân sự và an ninh của các quốc gia khác.

TL
10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

27 tháng 4 2021

nguyên nhân cơ bản khiến các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 không đc chấp nhận do

A.chưa phù hợp với thời thế

B.rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài

C.điều khiện nước ta có những điểm khác biệt

D.triều đình bảo thủ,cự tuyệt với mọi thứ

4 tháng 5 2021

nguyên nhân cơ bản khiến các đề nghị cải cách ở việt nam  vào cuối thế kỉ 19 ko đc chấp nhận vì

A.chưa phù hợp vs thời thế

B.rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài

C.điều kiện nước ta có những điểm khác biệt

D.triều đình bảo thủ, cự tuyệt với mọi thứ