Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che trở...con trông chờ
Đi xa con nhứ từng giờ
Mẹ là tất cả bến bờ bình yên
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
=> Biểu cảm
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng ở trong đoạn thơ
=> So sánh
+ Mẹ- biển
3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ
=> miêu tả người mẹ và nói lên công lao dưỡng dục của người mẹ đã rất gian nan và thử thách để có thể nuôi con trở thành người tài giỏi và thành đạt như hôm nay
Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che trở...con trông chờ
Đi xa con nhứ từng giờ
Mẹ là tất cả bến bờ bình yên
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là :biểu cảm
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng ở trong đoạn thơ:so sánh
3.
Nội dung : tác giả miêu tả người mẹ và nói lên công lao dưỡng dục của người mẹ đã rất gian nan và thử thách để có thể nuôi con trở thành người tài giỏi và thành đạt như hôm nay
Tham Khảo :33:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Vâng đúng là như vậy. Mọi người sinh ra đều mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình cùng bao điều tốt đẹp.
"Mẹ!” - thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh, ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.
Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thế. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…", tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.
Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi đường, chỉ lối cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.
Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tinh cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “tung cánh muôn phương", con vẫn mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu từ thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.
~ Học Tốt Nha :) ~
Tình Mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của người mẹ đối với
con của mình. Với tôi, tôi không thật sự hiểu sâu sắc về tình Mẫu tử, nhưng tôi có thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của nó. Nếu như bạn hỏi tôi tình Mẫu tử như thế nào thì có lẽ tôi sẽ không thể trả lời bạn được, nhưng tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi cũng như câu chuyện của người khác, tôi sẽ biểu đạt cho bạn biết được tình cảm của tôi cũng như tình cảm của người khác…Đối với tôi, tình Mẫu tử là thiêng liêng hơn cả!
Mẹ sẽ mãi mãi là người đi cùng bạn trong suốt những cuộc hành trình trong đời bạn. Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay, bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử. Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa làm sụp đổ tan tành. “Hãy ru con ngủ, ru con suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi…có thể cai trị cả thế giới”. Ta hãy dành một giây nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!
Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: ” Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của một người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”
Suốt cuộc đời tần tảo nuôi con, một người mẹ không trông mong gì ở con mình sự báo đáp,
niềm hạnh phúc lớn lao nhất nhất của một người mẹ là được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người mẹ đã dành hết cuộc đời cho con, đế cuối cùng, các bà không nhận được gì cả, các bà mẹ sẽ trở nên già nua và nhăn nheo nhưng các bà sẽ mãi mãi không bao giờ xấu xí.
Đoạn 4:
Câu 1: Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng chân thành
- Ẩn dụ: “con chim”, “đóa hoa” “cây tre” hóa thân vào những gì nhỏ bé thân thuộc và bình dị, những gì nho nhoi nhất để được bên người à Mong ước chân thành
“Cây tre” là hình ảnh ẩn dụ đặc biệt hơn cả cho tấm lòng thủy chung son sắt, cho ước nguyện được đi theo con đường của Bác.
Câu 2: Đặc sắc kết cấu
- Kết cấu đầu cuối tương ứng với sự xuất hiện của hình ảnh cây tre
- Tre biểu tượng cho sức mạnh phẩm chất của con người Việt Nam, phát triển từ tâm thức chung là vè đẹp bền bỉ ngoan cường, trung kiên anh dũng tới vẻ đẹp thủy chung tuyệt đối. Lặp lại thực chất chỉ là nhấn mạnh và khẳng định hơn tình cảm với lãnh tụ.
Câu 3:
- Vị trí và nội dung đoạn trích: Cảm xúc lưu luyến trong thời khắc chi li, tiễn biệt
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật: để cho thấy ước nguyện không phải của một cá nhân mà của một dân tộc
- Chú ý sử dụng câu ghép đẳng lập
Câu 1: Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng chân thành
- Ẩn dụ: “con chim”, “đóa hoa” “cây tre” hóa thân vào những gì nhỏ bé thân thuộc và bình dị, những gì nho nhoi nhất để được bên người à Mong ước chân thành
“Cây tre” là hình ảnh ẩn dụ đặc biệt hơn cả cho tấm lòng thủy chung son sắt, cho ước nguyện được đi theo con đường của Bác.
Câu 2: Đặc sắc kết cấu
- Kết cấu đầu cuối tương ứng với sự xuất hiện của hình ảnh cây tre
- Tre biểu tượng cho sức mạnh phẩm chất của con người Việt Nam, phát triển từ tâm thức chung là vè đẹp bền bỉ ngoan cường, trung kiên anh dũng tới vẻ đẹp thủy chung tuyệt đối. Lặp lại thực chất chỉ là nhấn mạnh và khẳng định hơn tình cảm với lãnh tụ.
Câu 3: Đoạn thơ trên là đoạn cuối của tác phẩm "Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nó thể hiện cảm xúc lưu luyến của tác giả khi tạm biệt lăng Bác để trở về miền Nam.
Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác. Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm tưởng đơn giản mà lại đặc biệt thiêng liêng. Nó không ồn ào như tình bạn, không nồng nàn bằng tình yêu, nhưng nó lại vô cùng dạt dào và tha thiết. Mẹ cho ta tất cả những gì quý giá nhất, tốt đẹp nhất, che chở ta khỏi bão tố phong ba, dậy ta đứng lên từ những lần vấp ngã. Thế nhưng ta vẫn phải xa mẹ để tự đôi cánh ta vút bay thật cao, mẹ chỉ buông chứ mẹ không hề bỏ, dõi theo và ủng hộ con từng khoảnh khắc, quay đầu là nhà, vấp ngã có mẹ, con mãi khắc ghi. Tất cả những gì cao quý và thiêng liêng muôn phần của tình mẫu tử đều đã được khắc họa cho chúng ta qua đoạn thơ trên.
Nội dung : tác giả miêu tả người mẹ và nói lên công lao dưỡng dục của người mẹ đã rất gian nan và thử thách để có thể nuôi con trở thành người tài giỏi và thành đạt như hôm nay
Đoạn 3:
Câu 1: Biện pháp tu từ
- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác
- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí
Câu 2:
- Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền
- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.
Câu 4: Một số gợi ý:
- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.
- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)
- Nếu chọn lối sống theo lí trí:
+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.
+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…
- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:
+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.
+ Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp
- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)
- Liên hệ bản thân em.
Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:
- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.
- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.
- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.
=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.
-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.
-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.
-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)
=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.
Đoạn 1:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.
- Lần đầu ra thăm lăng Bác.
à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.
2.
Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn
3. Các biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”
- Ẩn dụ:
+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả
+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên
- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.
4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm
- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.
- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả
+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng
+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi
- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.
- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác
+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.
+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.
Câu 1:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 2:
Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Câu 1:
BPTT: so sánh
Tác dụng: tình yêu thương của mẹ to lớn, vĩ đại được ví như biển rộng, bến bờ bình yên, tình thương ấy được coi là như những thứ bất tận
Câu 2:
Tham khảo:
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên thế gian này. Mẫu là mẹ, tử là con. Tình cảm ấy là những yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hi sinh mẹ và con dành cho nhau. Người mẹ với muôn vàn vất vả hi sinh, người con với muôn vàn quan tâm, lo lắng. Đó đều là biểu hiện đẹp của tình mẫu tử. CHỉ một lời mẹ động viên con, chỉ một cử chỉ vuốt ve ân cần, chỉ một lời an ủi yêu thương. Cuộc đời con hạnh phúc vì có mẹ. Để rồi một mai đây mẹ già yếu, khi lưng mẹ còng, khi tóc mẹ bạc, sau lưng mẹ là con mãi mãi giữ vững, tiếp sức mẹ đi. Nhờ có tình mẫu tử mà cuộc đời mội người thêm ý nghĩa hơn. Chúng ta khi được sống trong tình cảm này, ta sẽ biết trân trọng cuộc sống, biết yêu thương, sẻ chia. Nó cũng là tình cảm gắn kết mọi thành viên trong gia đình. Tình cảm cao đẹp ấy nâng cả mẹ, cả con khỏi những ích kỉ để có thể giàu lòng cảm thông trước những mảnh đời, số phận. Cuộc đời sẽ ra sao nếu không một lần được hưởng tình mẫu tử? Không phải ngẫu nhiên, người mẹ của Edison, người mẹ của Nguyên Hồng và cả người mẹ của chúng ta nữa. Thật đẹp biết bao tình mẫu tử nồng ấm yêu thương! Tuy vậy, không phải ở đâu cũng là điều đẹp đẽ, thiêng liêng. Ta đã nghe về câu chuyện nạo phá thai, nghe về những bà mẹ bỏ rơi con hay biết về những đứa con bất hiếu hành hung mẹ già rồi sự can thiệp của pháp luật vào chính tình cảm mẫu tử tưởng chừng thiêng liêng không gì xâm lấn ấy. Đó là những khoảng lặng của nỗi đau. Nhưng không vì thế mà ta có cái nhìn hay định kiến để rồi làm ô uế tình mẫu tử. Tất cả chính là ở chúng ta, ta của hôm nay là con nhưng một mai ta cũng là người cha, người mẹ. Và ở đó, trách nhiệm của mỗi người là hãy nâng tình cảm ấy, làm đẹp tình cảm ấy và trả nó về miền của những thiêng liêng.
:(((