Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Đàm Thân:
- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Tình cảm, cảm xúc | Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ |
Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về. | Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”. |
Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ. | Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ. |
Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất. | Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,… |
Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. | Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy. |
Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bốn dòng thơ đầu:
- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong “tôi”.
- Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình.
- Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim.
- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.
Từ câu 1- 2 sang câu 3- 4 có sự đổi hướng, đảo ngược được ngăn bởi từ “nhưng”
- Cái “tôi” trong tâm hồn lúc này được soi rọi với chính mình, để thấy ngọn lửa tình vẫn bùng cháy
- Bên cạnh đó cũng có cái “tôi” muốn dùng lí trí để ngừng cảm xúc
- Tiếng nói trong sự phân vân bối rối có phần mạnh mẽ, dứt khoát
- Một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên
- Tâm hồn vươn lên, tìm tình yêu đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng làm cho người mình yêu được hạnh phúc
- Tình cảm có sự vị tha, và hi sinh không mong sự thụ hưởng của mình
Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”
- Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết
- Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời
→ Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn
Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu:
- Hai câu thơ đầu:
+ Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.
+ Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”,
=> Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.
- Hai câu thơ sau:
+ Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
+ Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.
+ Ẩn hiện sự kìm nén, nỗi xót xa khi buộc phải từ bỏ thứ tình yêu mà ông hằng quý trọng, nâng niu suốt một quãng thời gian dài tưởng như đã in sâu vào thịt.
- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”
+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời
+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả
+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo
+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ
+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc
+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường
⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả
Những câu thơ này cho ta thấy, tình cảm của hai nhân vật là tình cảm dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên.