K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề (nhân vật hài hước, gây cười).

- Theo em, sự xuất hiện của nhân vật mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo vừa giúp cho vở chèo thêm phần hấp dẫn bởi được pha trộn vào đó những tình huống vui nhộn, tạo tiếng cười. Từ những tiếng cười trào phúng ấy, các tư tưởng, triết lí dân gian được gửi gắm và truyền tải.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề-nhân vật hài hước, gây cười

- Tác dụng của sự xuất hiện kiểu nhân vật này: Gây tiếng cười đả kích, sâu cay, mỉa mai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Xã trưởng

- Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

- Đi rao mõ

- Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ?

Mẹ Đốp

- Các cụ chửa được ngồi

- Thầy sai con đi rao mõ

- Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

- Nói về xã trưởng

+ Xã trưởng: Tự hào về bản thân

+ Mẹ Đốp: Châm chọc, chê bai

- Nói về mẹ Đốp và chồng

+ Xã trưởng: Khinh thường những người thấp kém hơn mình

+ Mẹ Đốp: Tự tin, nói về bản thân với sự tự hào.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

Nhận xét:

* Nói về xã trưởng:

- Xã trưởng: tự mãn khi mình được chọn làm lí trưởng, cho mình đứng trên tất cả mọi người.

- Mẹ Đốp: đả kích, chọc tức xã trưởng.

* Nói về mẹ Đốp và chồng:

- Xã trưởng: tỏ thái độ khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình.

- Mẹ Đốp: trân trọng công việc mình đang làm vì mẹ Đốp cũng được dân bầu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Yếu tố hài hước trong đoạn trích trên được tạo nên từ những thủ pháp nghệ thuật:

+ Từ đồng âm ''bằng'' ;''Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì''

+ Những từ ngữ giản dị, môc mạc, đặc trưng cua làng quê: đốp chát, bố cháu, chửa, con mẹ Đốp, tốt nái

+ Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ chân chất, nhanh nhạy, tinh nghịch

5 tháng 3 2023

Nếu ở thời điểm hiện tại, Thúy Vân có thể giải thoát bi kịch bằng cách: sau khi biết chuyện Trần Phương bội tình, Thúy Vân sẽ đến gặp mặt Kim Nham để nói rõ sự tình, không nhất thiết phải cầu xin níu kéo mà ở đây, đến để xin lỗi và xin được tha thứ. Sau đấy, cô sẽ về nhà cha mẹ mình, nói rõ câu chuyện, xin lỗi cha mẹ. Dù sao, lỗi lầm ở đây không thể nói một mình Thúy Vân được. Bố mẹ cô có lỗi sai khi sắp đặt hôn nhân không dựa trên tình cảm của con cái, Kim Nham vô tâm khi không quan tâm đến cảm xúc của vợ mình.

28 tháng 8 2023

Theo em nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Trong văn bản, các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

7 tháng 5 2023

+ Thủ pháp nghệ thuật

Từ đồng âm ”bằng” ;”Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì”

Những từ ngữ giản dị, môc mạc, đặc trưng cua làng quê: đốp chát, bố cháu, chửa, con mẹ Đốp, tốt nái

+ Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ chân chất, nhanh nhạy, tinh nghịch

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.