Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.
- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…
- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.
b. Chứng minh – Bình luận:
Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:
- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.
- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:
+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.
+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.
=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.
- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.
=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.
- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.
c. Bài học:
Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân
Tham Khảo !
Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
Tham khảo:
Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.
Tham khảo
Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.
Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.
Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.
Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.
Tham Khảo (Đoạn dàn ý này tuy dài nhưng đủ điều kiện theo yêu cầu và hãy làm thành 1 bài văn hoàn chỉnh theo ý bạn nhé)
I. Mở bài: giới thiệu về tình cảm gia đình
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thế, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình cảm gia đình.
II. Thân bài: nghị luận về tình cảm gia đình
1. Thế nào là tình cảm gia đình:
Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
Tình cảm của anh chị em đối với nhau
2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:
Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con
Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui
Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
Anh chị em trong nhà yêu thương nhau
Anh chị em không tranh đua, không ganh ghét nhau
Không vì chuyện nhỏ mà gây sứt mẻ tình cảm gia đình
3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình:
Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúcĐược mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọngÔng bà cha mẹ tự hào
4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:
Cố gắng học tập và rèn luyệnHiếu thảo với ông bà, cha mẹ
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
Đây là một tình cảm rất thiêng liêngChúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ
Tham Khảo
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng cuộc sống của mình là do mình tự quyết định chưa? Đã bao giờ tự hỏi mình rằng cuộc sống của mình có thật sự thoải mái khi cứ bị chi phối và ràng buộc bởi người khác? Nếu chưa thể tìm ra câu trả lời cho chính mình thì xin thưa với bạn rằng cuộc đời của bạn đang thực sự tẻ nhạt. Vì sao vậy? Vì bạn không rõ mình đang nghĩ gì và thực chất bạn không xác định đúng mục tiêu, đam mê và ước mơ của đời mình.
Ước mơ là những mục tiêu, khao khát và đam mê về một thứ gì đó mà con người luôn mong muốn có được. Ai cũng cần phải xác định ước mơ và lí tưởng sống của riêng mình. Khi đã hiểu rõ bản thân mình rồi thì tự khắc bạn sẽ biết cần phải hành động ra sao để hiện thực hóa những ước mơ và dự định đang theo đuổi.
Ước mơ chính là nguồn động lực thôi thúc mạnh mẽ những cố gắng và hành động vươn lên của con người. Ước mơ tạo cho con người niềm say mê và thích thú theo đuổi công việc của mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Hơn hết, ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì ước mơ được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng. Mỗi chúng ta, ai cũng mang trong mình những ước mơ, hoài bão của bản thân. Và muốn chạm được tới cánh cửa mơ ước ấy thì bạn phải là người làm chủ cuộc đời mình. Không ai có thể thay ta sống nốt phần đời của ta phía trước.
Vì thế, ta chỉ có thể cố gắng, nỗ lực thật nhiều thì mới có thể mong cuộc sống sau này của mình được an nhàn, hạnh phúc. Đặc biệt là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, các em cần xác định ước mơ của bản thân và cố gắng hết mình vì ước mơ ấy. Hãy làm chủ cuộc đời mình và phấn đấu, nỗ lực hết mình cho những mục tiêu, dự định đã đặt ra. Đó chính là cách ta theo đuổi ước mơ và kiến tạo cho mình một tương lai tươi đẹp.
Em tham khảo:
Mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Mẹ là người sinh ra ta, nuôi lớn ta và là chỗ dựa vững chắc cho ta. Mẹ luôn sưởi ấm trái tim của đứa con, giúp người con trưởng thành hơn, vững chắc hơn trong cuộc đời này. Mẹ chính là ngọn đước soi sáng, chỉ bảo cho từng bước chân con đi. Bersot đã từng nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Thật vậy, tình yêu thương mà mẹ dành cho con chính là thứ ánh sáng kì diệu nhất trên đời nay, nó có thể sưởi ấm và xua tan đi băng giá của cuộc đời. Có lẽ mẹ chính là người mà mỗi con người chúng ta trân trọng. Vì vậy, hãy yêu thương, hiếu thảo với mẹ vì họ chính là vì kì quan vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi người.