K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2021

Câu 1 : 

- Nghệ An là nơi đất rộng, dân cư đông đúc, có thể cung cấp nhân lực, lương thực cho nghĩa quân, là địa bàn thuận lợi để hoạt động.

- Nhân dân Nghệ An cũng như nhân dân khu vực Thanh Hóa và các châu phía nam đều có truyền thống đấu tranh bất khuất, trung thành với đất nước.

- Giải phóng Nghệ An, tạo bàn đạp để nghĩa quân giải phóng các khu vực phía nam như Tân Bình, Thuận Hóa.

- Quân Minh ở phía Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian và điều kiện để ứng cứu cho quân Minh ở các khu vực này.

- Giải phóng Nghệ An và toàn bộ các khu vực phía nam, nghĩa quân sẽ tránh thế bị đánh cả hai đầu.

Câu 2 : 

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

Câu 3 : 

- Nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.

Câu 4 : 

- Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

- Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

=> Tính chất : là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa

28 tháng 4 2016

4/ Nguyễn Nhạc lại giảng hòa với quân Trịnh mà không giảng hòa với quân Nguyễn vì: Do quân Trịnh lúc bấy giờ vẫn còn mạnh, trong khi đó quân Nguyễn đang suy yếu sau một thời gian giao chiến với quân Tây Sơn.

28 tháng 4 2016

mình trả lời câu 7 nha: đối nội:chèn ép ndân

đối ngoại: thuần phục nhà Thanh;học luât nhà Thanh( trong khi nhà Thanh đã thối nát; gần như sụp đổ)

khước từ mọi quan hệ với phương Tây

=> chính sách đối ngoại: mù quáng,đóng kín và bảo thủ

18 tháng 4 2022

THAM KHẢO
câu 1) 

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

- Quan lại, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

- Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

=> Thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

câu 2) 

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

câu 3) 

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

câu 4) 

+ Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

+ Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

+ Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

+ Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

câu 5)​

-Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)

-Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế

-Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.

 

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguyên nhân hình thành cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.Lợi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một số người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” Nam triều.

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận HóaTại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ

Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

=> Ý kiến của em về tính chất của các cuộc chiến tranh nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn: là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa. Em ko đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ....

Em không đồng tình với 2 cuộc chiến tranh vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, làm tổn hại về người và của

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Câu 1:

1.Trên lược đồ:

-Từ vùng Thanh Hóa lên phía Bắc là Bắc triều

-Từ vùng Thanh Hóa trở xuống là Nam triều

-Từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài

- ______________ vào gọi là Đàng Trong

a.đàng ngoài

-kinh tế giảm sút

b.đàng trong

-khuyến khích dân đi khai hoang bằng nhiều chính sách

-lập làng mới,đặt phủ gia định

=>kinh tế đàng trong ổn định và phát triển hơn đàng ngoài 

*nhận xét:
-đàng trong được chính quyền quan tâm giúp đỡ,phát triển kinh tế

-mặc trái,chính quyền đàng ngoài không chăm lo và phát triến kinh tế nông nghiệp dẫn đến nền nông nghiệp giảm sút nặng nề

11 tháng 3 2022

lê lợi mở cuộc tiến quân ra bắc với những trận đánh lớn nào?

6 tháng 5 2021

ai đó giúp mik vs

24 tháng 4 2021

Nền nông nghiệp Đại Việt ở Đàng Ngoài bị tiêu đều, bỏ hoang vì :

A. nhà Mặc, sau đó là Chúa Trịnh và chúa Nguyễn không coi trọng phát triển nông nghiệp

B. những cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến

C. các tập đoàn phong kiến không chia ruộng đất cho nông dân

D. chính sách thuế khóa nặng nề, nông dân dù chăm chỉ sản xuất nông nghiệp cũng không đủ tiền nộp thuế

24 tháng 4 2021

Nền nông nghiệp Đại Việt ở Đàng Ngoài bị tiêu đều, bỏ hoang vì :

A. nhà Mặc, sau đó là Chúa Trịnh và chúa Nguyễn không coi trọng phát triển nông nghiệp

B. những cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến

C. các tập đoàn phong kiến không chia ruộng đất cho nông dân

D. chính sách thuế khóa nặng nề, nông dân dù chăm chỉ sản xuất nông nghiệp cũng không đủ tiền nộp thuế

20 tháng 5 2016

- Nông nghiệp phát triển thuận lợi : 
+khuyến khích khai hoang 
+ Các tổ chức di dân lập thành làng ấp 
-1698 nguyễn Hữu cảnh đi kinh lí phía Nam đặt phủ Gia định,lập làng xóm mới

Vậy đáp án : D . Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi

20 tháng 5 2016
- Nông nghiệp phát triển thuận lợi : 
+khuyến khích khai hoang 
+ Các tổ chức di dân lập thành làng ấp 
-1698 nguyễn Hữu cảnh đi kinh lí phía Nam đặt phủ Gia định,lập làng xóm mới.