Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Núi Chéo - địa danh lịch sử nằm ở điểm nối hai thôn Hội An và Phú Văn (xã Ân Thạnh) - có độ cao trên 780 m so với mực nước biển, nằm án ngữ ngã ba nơi hai dòng sông Kim Sơn và An Lão hội tụ thành dòng Lại Giang đổ xuống Hoài Nhơn. Di tích này nằm gần các trục tỉnh lộ số 629 từ Bồng Sơn đi An Lão và số 630 từ Cầu Dợi đi Kim Sơn; đồng thời, chắn giữa tuyến đường liên xã nối liền huyện lỵ Hoài Ân với các xã: Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây.
Thời chống Mỹ, Núi Chéo là một trong những địa điểm có vị trí chiến lược quan trọng. Do vậy, từ năm 1964, địch đã chiếm đóng và xây dựng Núi Chéo thành chốt điểm quân sự nhằm khống chế khu vực rộng lớn cả phía nam Hoài Nhơn, bắc Hoài Ân và mở lên vùng núi An Lão phía tây.
Chính vì vậy, trong giai đoạn 1972-1975, Sư đoàn Sao Vàng và quân, dân huyện Hoài Ân đã mở nhiều đợt chiến đấu đánh chiếm và kiên quyết giữ chốt Núi Chéo. Nơi đây trở thành điểm nóng trong cuộc chiến đầy cam go 1.000 ngày chống phản kích giữ vững vùng giải phóng Hoài Ân.
Núi Chéo đã đi vào lịch sử một cách hào hùng. Và ngày nay, di tích này đã trở thành một địa chỉ văn hóa trên quê hương Hoài Ân.
Khu di tích lịch sử Núi Chéo được khởi công xây dựng vào ngày 3.9.2013 và đến tháng 12.2015 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục: Sân tổ chức lễ hội; nhà bia tưởng niệm; nhà khánh tiết kết hợp nhà bảo vệ; nhà trưng bày; tường rào cổng ngõ; bia di tích trên đỉnh đồi; phục chế 2 cửa hầm địa đạo và hệ thống giao thông hào trên đồi; đường lên đỉnh đồi với 148 bậc cấp và các nhà chờ; cùng các hạng mục như cây xanh, thảm cỏ… Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và tài trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cùng nhiều nguồn tài trợ khác.
Khu di tích lịch sử Núi Chéo không chỉ là nơi để mọi người đến nghiêng mình tri ân theo đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, mà với cảnh quan xinh đẹp, thiết kế sáng tạo, nơi đây còn trở thành một địa chỉ văn hóa, một điểm du lịch hấp dẫn của huyện Hoài Ân.