Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
Câu 2:
Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.
Câu 3:
Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.
Câu 4:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.
B.PHẦN LÀM VĂN :
Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!
- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.
- Các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại (Theo Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, trích báo Quân đội Nhân dân)
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá (Theo Uông Triều, tuyengiao.vn)
+ Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12 (2006)
- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:
+ Trường hợp thêm từ tiếng Anh vào những câu tiếng Việt trong giao tiếp. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói “Em chuyển hàng cho chị lúc 5 giờ chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo “Ship lúc 5 giờ nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”, “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.
tham khảo
Văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” đã cung cấp những thông tin về việc giới trẻ hiện nay sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt như thế nào. Một số bộ phận giới trẻ đã và đang ra sức sáng tạo ngon ngữ riêng cho mình làm ảnh hưởng tới việc viết và giao tiếp với những người xung quanh, làm hỗn loạn cho người sử dụng. Qua văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” em biết được bản thân cần phải sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, không sáng tạo làm mất đi nét trong sáng vốn có của Tiếng Việt, không nên sử dụng những từ ngữ sai lệch.
Do xu hướng kéo theo rất nhiều các bạn trẻ hiện nay sáng tạo ra những ngôn ngữ mới theo cách của riêng mình mà khiến người khác không thể hiểu nổi, đã có nhiều trường hợp xảy ra hiểu lầm không mong muốn do việc người dùng không nắm rõ nguồn gốc và cách sử dụng của từ ngữ đó. Ví dụ như điển hình như từ “gấu” trước đây người ta thường nghĩ tới loài động vật nhưng hiện nay được giới trẻ sử dụng với một ý nghĩa khác đó là để chỉ người yêu của một ai đó. Những ai không biết sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp thì sẽ bị gây hiểu lầm tỏng việc giao tiếp với nhau.
- Văn bản mang lại cho em nhiều thông tin và những nhận thức bổ ích. Vấn đề tác giả nêu lên trong bài rất có ý nghĩa với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì việc nêu lên những biểu hiện bất cập, và lạm dụng các cách nói mới, bất chấp các quy tắc thông thường đã làm tổn thương và vẩn đục tiếng Việt,... Tuy nhiên, việc sáng tạo cách nói và từ ngữ mới đúng mực cũng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển tiếng Việt hiện đại làm giàu tiếng Việt, cập nhật được với yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại.
- Giới trẻ ngày nay sáng tạo ra rất nhiều ngôn ngữ “độc, lạ”, nhiều người không nắm rõ nguồn gốc, cách sử dụng sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ từ “báo” là danh từ chỉ động vật hoặc một bài báo, động từ là dấu hiệu cho biết trước điều gì đó sắp xảy ra. Thế nhưng một số bạn trẻ sử dụng từ này như sau “báo cha, báo mẹ, báo đời....”. Từ báo ở đây mang nghĩa tiêu cực nhưng với nhiều người không nắm rõ sẽ không hiểu nó là gì.
- Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác.
- Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn.
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo tính logic chặt chẽ trong lập luận, nội dung phù hợp với đạo lí và pháp luật. (Gợi ý: viết được những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện pháp luật của giới trẻ).
1.
Quyền được khai sinh Quyền được khai sinh là một trong những quyền quan trọng đầu tiên của mỗi người. Khoản 1 điều 11 luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Quyền được khai sinh là điềukiện tiên quyết để khẳng định mỗi trẻ em sinh ra một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng, có những quyền và nghĩa vụ như những công dân khác. Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định: “Trẻ em phải được đăng ký ngày lập tức khi sinh ra…” Điều đó cho thấy pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều đặc biệt quan tâm đến quyền được khai sinh của trẻ em. Quyền có quốc tịch Quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị - pháp lý xác định mối quan hệ giữa một con người với một nhà nước. Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi và là tiền đề để họ được hưởng các quyền và làm nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều lần quy định về vấn đề quốc tịch của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. Hiến pháp năm 1992 ghi nhận tại điều 49: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại điều 45: “Cá nhân có quyền có quốc tịch…” Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khẳng định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Vì vậy, mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được xác định rõ quốc tịch và có quyền có quốc tịch. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng Được chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể là quyền của trẻ em và là mục tiêu phấn đấu của gia đình, Nhà nước và xã hội. Hiến pháp 1992 khẳng định chế độ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt”(điều 64) “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”(điều 65). Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những quy định trên: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. ” Chính sách của Đáng, Nhà nước ta về trẻ em nhằm mục tiêu đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn với 5 nguyên tắc cơ bản là: không phân biệt đối xử với trẻ em; các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội; dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em; trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trpự giúp để hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Quyền sống chung với cha mẹ “Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”(Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sống chung với con. Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền chăm nom, chăm sóc, giáo dục đối với con chưa thành niên hoặc trường hợp cha mẹ đang thi hành án phạt tù tại trai giam thì người có thẩm quyền thực hiện pháp luật sẽ quyết định cách ly trẻ em với bố mẹ để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền và lợi ích mọi mặt của trẻ. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi. Thì việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự Đây là quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng được Hiến pháp 1992 ghi nhận tại điều 17: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hoá quyền này như sau: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 1999 có một chương (Chương X) quy định về người chưa thành niên phạm tội, và một chương (chương XII) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, dânh dự của con người trong đó đặc biệt quan tâm tới trẻ em.Tham khảo !
+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.
+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.
Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.