K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

-Câu:"Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tôm-mi" thì "tôi"là chủ ngữ,"nhẹ nhàng...mẹ của Tôm-mi" là vị ngữ. câu này thuộc kiểu câu:Ai làm gì?

-Câu:" Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào" thì "bà" là chủ ngữ,"đọc ....lời nào" là vị ngữ. Câu này thuộc kiểu câu:Ai làm gì?

-Câu:"Bố Tôm-mi cau mày" thì"bố Tôm-mi"là chủ ngữ, "cau mày" là vị ngữ. Câu này thuộc kiểu câu:Ai thế nào?

-Câu:"Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra" thì "Nhưng rồi" là trạng ngữ,"khuôn mặt ông" là chủ ngữ,"dãn ra" là vị ngữ.Câu này thuộc kiểu câu:Ai thế nào?

14 tháng 1 2018

Tôi nhẹ nhàng viết lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tôm - mi

Tôi là chủ ngữ

nhẹ nhàng viết lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tôm - mi là vị ngữ

Câu thuộc kiểu câu Ai làm gì ?

Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào.

Bà là chủ ngữ

đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào là vị ngữ

Câu thuộc kiểu câu Ai làm gì ?

Bố Tôm - mi cau mày

Bố Tôm - mi là chủ ngữ

cau mày là vị ngữ

Câu thuộc kiểu câu Ai thế nào ?

Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra.

Khuôn mặt ông là chủ ngữ

dãn ra là vị ngữ

Câu thuộc kiểu câu Ai thế nào ?

22 tháng 4 2018

câu 1 và câu 2 là câu ai làm gì ?

caau3 và câu 4 là câu ai thế nào ?

22 tháng 4 2018

ban xac dinh chu ngu va vi ngu ,trang ngu mik luon di

1. Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.- Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé !Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má :- Chị sẽ là chị của em mãi mãi !Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.

- Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé !

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má :

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi !

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng màu xuân. Một năm mới bắt đầu.

2. Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.

3. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.

4. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

 

0
1.Hai câu :Khi phương đông vừa bẩn bụi hồng ,con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.Nó kéo dài cổ ra mà hót,tựa hồ nó muốn các bạn gần xa gần đâu đó lắng nghe . Được liên kết với nhau bằng cách nào?2.Tìm trạng ngữ và chủ ngữ trong câu sao :Rồi hôm sau, khi phương đông vừa bẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm Trạng...
Đọc tiếp

1.Hai câu :Khi phương đông vừa bẩn bụi hồng ,con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.Nó kéo dài cổ ra mà hót,tựa hồ nó muốn các bạn gần xa gần đâu đó lắng nghe . Được liên kết với nhau bằng cách nào?

2.Tìm trạng ngữ và chủ ngữ trong câu sao :Rồi hôm sau, khi phương đông vừa bẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm 

Trạng ngữ:..........................................................................

Chủ ngữ.............................................................................

3.Nêu tác dụng của dấu chấm than trong câu :Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình,bạn nhé!

4.Hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào:Có người chẳng may đánh mất dấu phẩy.Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.

5.Nếu bạn làm gì có lỗi với mẹ,bạn hãy viết từ 2 đến 3 câu những điều mình muốn nói lời xin lỗi mẹ.

6.Bộ phận vị ngữ trong câu :Bữa đó,đi ngang qua doạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợi thấy cụ Tám nằm ngất bên đường.Là những từ ngữ nào?

7.Tìm từ đồng nghĩa với từ ''giúp đỡ'' rồi đặt một câu ghép có chứa từ tìm được

 

1
2 tháng 5 2019

1. Được liên kết vs nhau bằng cách sử dụng từ liên kết.

2. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa bẩn bụi hồng là trạng ngữ

Con họa mi ấy là chủ ngữ.

3. Tác dụng của dấu chấm than đó là cầu khiến.

4. Dc liên kết vs nhau bởi dùng từ liên kết.

5. (bn tự vt nha)

6.Chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường

7.

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

                                       PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂMẹ tôi thường đố tôi:– Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất.Mẹ lắc đầu:– Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại...
Đọc tiếp

                                       PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ

Mẹ tôi thường đố tôi:
– Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?
Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất.
Mẹ lắc đầu:
– Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.

 


Vài năm sau, tôi lại cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế mắt chính là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói:
– Con đã học được nhiều đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn rất nhiều người bị mù.


Đã bao lần và lần nào cũng vậy, mẹ đều trả lời tôi:
– Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ.

 


Rồi năm ngoái, ông nội tôi mất. Mọi người đều khóc vì thương tiếc ông. Ba tôi cũng khóc. Đây là lần thứ hai tôi thấy ba khóc. Khi đến lượt tôi và mẹ đến cạnh ông để nói lời vĩnh biệt, mẹ nhìn tôi thì thầm:
– Con đã tìm ra câu trả lời chưa?
Tôi như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi luôn nghĩ đó chỉ đơn giản là một trò chơi giữa hai mẹ con. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ nói:
– Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai.
Tôi hỏi:
– Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?

Mẹ lắc đầu:
– Không phải thế, đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.

Câu hỏi 1:

Cần hiểu hai điều gì từ lời giải thích của người mẹ trong câu chuyện trên ?

9
24 tháng 2 2018

bài này hay thật nhưng câu hỏi mk k hỉu được 

cần hiểu hai điều gì từ lời giải thích của người mẹ trong câu chuyện trên ?

nếu bài này là bài đọc hiểu thì bn nên đọc kĩ bài thì bn sẽ ra thui tại mỗi bn có 1 cô giáo khác làm sao mk bít cô bn dạy nào mà trả lời được

24 tháng 2 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

8 tháng 12 2017
CâuChủ NgữVị NgữKiểu Câu
1Đólà một buổi sáng đầu xuânAi là gì?
2TrờiđẹpAi thế nào?
3Giónhẹ và hơi lạnhAi thế nào?
4Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải rác trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà  sắc êm dịuAi làm gì?
8 tháng 12 2017

Mk cảm ơn bn nhé mk sẽ k cho bn

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

                        Hai mẹ conLần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1 cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ Mẹ kể lại nói tôi không biết chữ Phương thương Mẹ quá nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên sáng nào Vương cũng đưa mẹ đến lớp Bữa đó đi ngang qua Quảng Nổ gắng sửa đồng Hai mẹ con nhìn thấy cụ Lạc Mất bên đường mẹ nó tôi nhập cuộc sống một mình rồi...
Đọc tiếp

                        Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1 cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ Mẹ kể lại nói tôi không biết chữ Phương thương Mẹ quá nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên sáng nào Vương cũng đưa mẹ đến lớp Bữa đó đi ngang qua Quảng Nổ gắng sửa đồng Hai mẹ con nhìn thấy cụ Lạc Mất bên đường mẹ nó tôi nhập cuộc sống một mình rồi Bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên chở vào bệnh viện không mấy lần Phương đến lớp trẻ cô giáo lấy làm lạ hỏi máy Phương không dám nói trong đầu nó không nhỉ lỗi tại mẹ nó bị Nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần Bởi vi phạm nội quy nó thấy rằng mẹ về nhà Phương không ăn cơm Nó buồn và hơi ngúng nguẩy Mẹ dỗ dành dỗ dành Vương vừa khóc vừa kể lại truyện Mẹ nói không sao đâu con để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo hôm sau mẹ vẫn Vương đến lớp cho cô giáo tới mẹ nói điều gì với cô cô cười và gật đầu tiết chào cờ đầu tuần ở đến phương tiện phút mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình em Trần Anh Phương em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn hoãn lại việc tốt của em Phương đóng được tuyên dương tiếng vỗ tay làm phương bình tĩnh mọi con mắt đổ dồn về phía nó nó cúi gằm mặt xuống cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ vậy mà nó đã dặn mẹ.

 dòng nào dưới đây nếu đúng và đủ cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1 cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ mẹ phải là nói tôi không biết chữ Phương thương Mẹ quá nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên a và b từ thay thế từ ngữ B lập từ ngữ dùng từ ngữ nối C thay thế từ ngữ dùng từ ngữ nối d lập từ ngữ thay thế từ ngữ dùng từ ngữ nối.

1
1 tháng 5 2018

co vai loi sai chinh ta

Phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. (Bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu)Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căngTuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căngTuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.Lan không...
Đọc tiếp

Phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. (Bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu)

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.

Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.

 Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.

Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn.

Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.

Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.

Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng.

Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.

Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.

Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.

Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.

Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.

Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.

Bài 2. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1.     Nếu … thì …

………………………………………………………………………………………

2.     Mặc dù … nhưng …

………………………………………………………………………………………

3.     Vì … nên …

…………………………………………………………………………….............

4.     Hễ … thì …

…………………………………………………………………………………......

5.     Không những … m      

 

2
18 tháng 1 2022

giúp mik với

 

6 tháng 2 2022

Giúp mình nữa mai nộp bài rồi