Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình =>Vẻ đẹp lung linh huyền ảo, vừa cổ kính vừa trang nghiêm.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...
- Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Cô đơn thay là cảnh thân tù !
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Vậy mà bây giờ bỗng nhiên bị ngăn cách hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài - trong hoàn cảnh ấy, một tâm hồn trẻ tuổi ham hoạt động không thể tránh khỏi sựbuồn bực, cô đơn. Thực ra "Cô đơn thay’’ không chỉ là lời than thở mà còn là lời xác nhận một sự thật cay đắng nay đã được thấu hiểu bằng sự trải nghiệm của chính người tù ấy. Cô đơn vì phải xa cuộc chiến đấu của dân tộc, phải xa đồng chí, đồng bào – như thế cũng có nghĩa là cảm giác cô đơn thể hiện sự gắn bó của người chiến sĩ trẻ tuổi với phong trào cách mạng, với xã hội, với cả một thời gian sôi động bên ngoài nhà giam.
Ba câu thơ tiếp theo là hệ quả cảm cô đơn đã được nhấn mạnh ở câu thơ mở đầu. Ở ba câu thơ này, tất cả sự buồn bực, tức giận, tất cả niềm khao khát cuộc sống bên ngoài đã tập trung cao độ trong sự chú ý của thính giác. Tuy vậy không chỉ có ‘ tai mở rộng"... lắng nghe mà người tù còn hình dung và cảm nhận cuộc sống bên ngoài bằng "lòng sôi rạo rực’' nghĩa là bằng cả tâm hồn bồn chồn khao khát tự do của người bị giam giữ. Do đó, qua ô cửa nhỏ bé lại được ráo kín bằng những song sắt kiên cố, Tố Hữu nghe mà như nhìn thấy thật hữu hình, cụ thể âm thanh đang “lăn "ngoài nhà giam mang theo bao cái náo nức của cuộc đời bên ngoài. Chính trong sự đối lập, tương phản thật gay gắt với ‘cảnh thân tù"quá đau khổ cô đơn, nhà thơ mới càng cảm thấy cuộc sống bên ngoài là vui sướng và tự do “ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”?.
Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật | |
Nhuận Thổ | - Ngày bé: + Khỏe mạnh, lanh lợi, hồn nhiên + Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn + Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú + Tình cảm hồn nhiên, trong sáng - Khi đứng tuổi: + Trở nên mụ mẫm + Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn + Khúm núm trước nhân vật "tôi" + Vẫn quý trọng với "tôi" |
Thím Hai Dương | - 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến. - 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình. |
Biện pháp nghệ thuật | So sánh, đối lập tương phản => làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật. |
a. Hoàn cảnh ra đời: năm 1980, đất nước gặp vô vàn khó khăn khi mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ => tác động đến nội dung lời dặn dò trong bài thơ và cách nói chân thành, giản dị mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ.
b.
- Ý nghĩa: thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương
- Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó vì ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình.
c. Là hình ảnh thực vì đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ còn “Vách nhà ken câu hát” thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe, hát tràn đêm đến sáng bạch.
d. Điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở là niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa.
- Sắc thái: trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.
- Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.
- Phong tục: ăn trầu, mời trầu.
- Nội dung phong tục được thể hiện qua hai câu thơ đầu.
Tham khảo
Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên đẹp đẽ, choáng ngợp và đầy chân thật. Những con vật được đưa lên phim như thể bước ra từ bộ phim hoạt hình của hãng Pixar.
- Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.
+ Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thútrong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".
+ Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm.
- Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gài ngàn", "giọng nguồn hét núi".
- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.
=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớnlao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.
c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.
Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.