Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt.
Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
Tham Khảo
* Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.
* Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
a.
- Đoạn trích được thể hiện bằng chữ viết, ngôn ngữ được chọn lọc, câu văn có sự trau chuốt, lựa chọn, gọt giũa nên khi đọc người đọc có điều kiện đọc lại nhiều lần để phân tích nghiền ngẫm. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.
b.
- Ngôn ngữ trong đoạn trích có sự chọn lọc. Câu văn có sự trau chuốt nên khi đọc người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực vẻ đẹp của trăng tháng Giêng. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.
- Các từ lập luận: Nếu…thì; cùng với; đối với; vì; có lẽ bởi vì.
- Các phương thức mang tính biểu cảm:
+ Sử dụng từ phủ định: Không thể sống với bất cứ giá nào được; không thể trả được; chứ không phải vào bất tử; không còn cõi vĩnh hằng; không còn sự giải cứu;…
+ Từ ngữ như đang tranh luận: chỉ có thể; nhưng; có lẽ bởi vì…
+ Cấu trúc câu: Có những cái sai…những sai lầm…những sửa sai; Không còn cõi vĩnh hằng…không còn sự giải cứu; là anh đồ tể sống…là anh con trai…là lũ quan chức…
Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nam Cao ở trong câu chuyện đó với vai trò là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo như trong đoạn trích trên. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...
Các phương tiện/ yêu tố | Đoạn trích a | Đoạn trích b |
Phương tiện thể hiện | Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. | Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. |
Từ ngữ | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương. | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương. |
Câu | Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than. | Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại. |
Ngôn ngữ trong đoạn trích là những lời nói dùng trong giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau, luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói.