Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4.Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).
5.Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
6. đế quốc anh : chủ nghĩa đế quốc thực dân .
đế quốc pháp : chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
đế quốc đức : chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
đế quốc mỹ : mang tất cả các đặc điểm của các nước đế quốc
kho cai dau may luc cho giao cho chep thi ko chep luc ghi thi eo ghi luc ghi thi ko biet mo ra chep
1. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản ở Anh :
* Nguyên nhân sâu xa : Kinh tế TBCN phát triển -> Sự xuất hiện của quý tộc mới và giai cấp tư sản -> Quần chúng nhân dân bị bóc lột, căm ghét chế độ phong kiến
* Nguyên nhân trực tiếp:
+ Nhân dân Scottlen chốn lại vua Anh bắt họ theo Anh Giáo
+ Triều đình khó khăn về kinh tế -> Tăng thuế của vua bị Quốc hội phản đối -> Vua đàn áp -> Nội chiến bùng nổ
3.
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng:
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân.
+ Nhiệm vụ cách mạng là lật đổ chế độ phong kiến.
+ Mục tiêu cách mạng là đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3.
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo* Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
* Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập trung hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
* Nhưng chưa triệt để vì:
- Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Chưa chia được ruộng đất cho dân cày
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lượt
Câu 1: SGK có
Câu 2: CMTS: Pháp, Hà Lan, Anh, 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Pháp triệt để nhất, vì đã giải quyết được các vấn đề ruộng đất cho nhân dân (vào thi gặp câu hỏi ik chang mà quất câu này là auto có điểm :)).....
1.
- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. - Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. 2.
2. Các cuộc cách mạng tư sản đã học:
- CM tư sản Hà Lan
-CM tư sản Anh
-CM tư sản Pháp
Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất vì đc chuẩn bị chú đáo về mọi mặt, đc trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thuê tiêu mọi tặng đưa của chế độ phong kiến.
1) Nguyên nhân
Năm 1774, Vua Lu-i XVI lên ngôi và ngày càng khủng hoảng
Kinh tế nơ tăng cao,công thương nghiệp đình đốn
Xã hội công nhân,thợ thủ công thất nghiệp
=> Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra
1.Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
1.CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ:
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.
2.Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
3.Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi làCách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Anh la nuoc tien hanh cach mang tu san som, giai cap tu san len cam quyen nen co dieu kien tien hanh cach mang cong nghiep
Anh co day du von, nhan cong va ki thuat hon han cac nuoc khac
1. Quân chủ chuyên chế là chính thể mà quân chủ nắm quyền , hiến pháp không tồn tại ở chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường xuất hiện ở các quốc gia chủ nô hoặc quốc gia phong kiến.
2. _ Đây là cuộc đại cách mạng vì :
+ Đã lật đổ được chế độ phong kiến.
+ Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
+ Mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Có ảnh hưởng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
+ Quàn chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu, đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh.
3. _ Cách mạng công nghiệp là cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật.
_ Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm vì điều kiện thuận lợi, Anh có đầy đủ vốn, nhân công và nhu cầu muốn cải tiến kĩ thuật.
1.
- Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
-> Cách mạng tư sản bùng nổ.
Phạm Thị Thạch Thảo25 tháng 8 2017 lúc 21:57
Hình thức cách mạng:
- Nội chiến: CMTS Anh giữa thế kỉ XVII, nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865)
- Cao trào cách mạng của quần chúng, cách mạng được đẩy lên cao trào là nhờ cao trào này: Cách mạng Pháp 1789.
- Phong trào giải phóng dân tộc: chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, cách mạng Hà Lan, cuộc đấu tranh của các nước Mĩ la tinh chống TBN và BĐN.
- Thống nhất quốc gia: Đức, Italia.
- Cải cách, duy tân: Nga, Nhật, Xiêm...
Nguyên nhân:
- Do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội, tương quan lực lượng của mỗi nước khác nhau nên hình thức cách mạng cũng không giống nhau (điều kiện bên trong)
- Hoàn cảnh lịch sử thế giới (điều kiện bên ngoài):
Ở đầu thời cận đại, giai cấp tư sản đang thế đi lên, có vai trò tích cực nên có thể phát động nhân dân tiến hành cách mạng tư sản đấu tranh trực diện với chế độ phong kiến. Nhưng càng về sau, CNTB bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, giai cấp tư sản không dám phát động quần chúng làm CMTS, còn giai cấp vô sản chưa đủ sức làm CM nên phong kiến đứng ra thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tác động đến phong kiến khiến tầng lớp này nhận thấy cần cải cách để tồn tại.Tuy nhiên tất cả những cuộc CM này đều giải phóng và phát triển sức sản xuất, gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản (tàn tích phong kiến, chế độ thực dân, tình trạng chia cắt , tổ chức phường hội...).
+ CMTS Anh: chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sáclơ I đã trở thành vật cản cho quan hệ sản xuất TBCN đang nảy nở ở Anh, điều này thể hiện ở mâu thuẫn giữa nhà vua với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến đã nổ ra giữa quân đội của tư sản, quý tộc mới (Quốc hội) và quân đội của nhà vua, kết quả là chế độ phong kiến chuyên chế Anh bị lật đổ, nước Anh đặt dưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới.
+ Bắc Mĩ: sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm vì Anh chỉ muốn biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Vì vậy 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã cùng đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập và cuối thế kỉ XVIII, thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà thực dân Anh áp đặt, ngăn chặn sự phát triển sán xuất TBCN của khu vực này.
+ Pháp: vào cuối thế kỉ XVIII, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng Pháp đã đứng lên chống chế độ hcuyên chế phong kiến. Cách mạng Pháp ngày càng tiến lên, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến (của đại tư sản) thay thế, rồi đến chế độ cộng hoà (của tư sản công thương) được thiết lập và cuối cùng với đỉnh cao CM là nền chuyên chính Giacôbanh (của tư sản vừa và nhỏ). Đại tư sản, tư sản công thương khi nắm quyền không thoả mãn quyền lợi của quần chúng (ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho người dân đô thị..), do đó, quần chúng đòi những quyền lợi đó và CM được đẩy lên cao theo từng nấc thang. Như vậy, từ cao trào CM của quần chúng đã giải quyết được từng nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để.
+ Đức và Italia: đất nước bị chia năm xẻ bảy với những hàng rào thuế quan và những luật lệ khác nhau, ngăn cản sự phát triển sản xuất TBCN, do đó nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách. Những năm 60 của thế kỉ XIX, công cuộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của tư sản, quý tộc tư sản hoá đã diến ra và hoàn thành. CNTB Đức và Italia có điều kiện phát triển.
+ Nga, Nhật: Sự phát triển của kinh tế TBCN đã bị chế độ phong kiến kìm hãm như hàng rào thuế quan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tư bản... Vì vậy chính quyền phong kiến đứng ra thực hiện những cuộc cải cách từ trên xuống vì họ cũng đã nhận thức được nếu không cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào của quần chúng lật đổ.
7.
Hoàn cảnh:
-Tình hình khủng hoảng về kinh tế và chính trị cuối thời Mạc phủ.
cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến Nhật bản sao hơn ngàn năm thống trị đã rơi vào bế tắc,trởi nên lạc hậu trước quá trình xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu và không còn đủ sức chống lại nó nửa,theo số liệu thống kê từ năm 1790-1840 Nhật bản có 22 lần mất mùa đó là dấu hiệu rỏ nhất cho thấy Phong kiến nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng .
Diễn biến :
- Cuối năm 1867, đầu năm 1868 chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. 01/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách;
+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
Nhận xét và đánh giá:
Tính chất
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
Cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.