Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tụ điện:
- Kí hiệu: C
- Số liệu kĩ thuật: Trị số điện dung, điện áp định mức, dung kháng của dòng điện.
- Công dụng: Ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
Điện trở:
- Kí hiệu: R
- Số liệu kĩ thuật: Trị số dòng điện (đơn vị là Ω) và Công suất định mức (đơn vị là W).
- Công dụng: Cản trở dòng điện.
- Cấu tạo của tranzito: Có hai tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có ba dây dẫn ra là ba điện cực.
- Kí hiệu:
- Phân loại: tranzito PNP và tranzito NPN.
- Công dụng : tranzito dùng để khuếch đại tín hiệu, để tạo sóng, tạo xung,…
- Cấu tạo của điôt bán dẫn: có một miếng giáp P-N, có vỏ bọc bằng thủy tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anôt (A) và catôt (K).
- Kí hiệu:
- Phân loại:
+ Theo công nghệ chế tạo: điôt tiếp điểm và điôt tiếp mặt.
+ Theo chức năng: điôt ổn áp và điôt chỉnh lưu.
- Công dụng:
+ Tách sóng và trộn tần;
+ Chỉnh lưu;
+ Ổn định điện áp một chiều;
+ Biến đổi điện áp xoay chiều thành dòng điện một chiều.
* Sơ đồ khối mạch điều khiển tín hiệu:
* Nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu: Sau khi nhận lệnh báo hiệu từ một cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó. Sau đó tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa tới khối chấp hành. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.