Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua các hình ảnh: sáng mát trong, hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm nắng lá rơi đầy,…
- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy
- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”
- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.
- Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương
- Âm thanh: lao xao
⇒ Con người tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng bạn đọc vẫn có thể cảm nhận dấu hiệu sự sống – một cuộc sống bình dị, ấm êm.
- Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
+ Khung cảnh sinh hoạt của con người và mong ước “dân giàu đủ” có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện mong muốn của tác giả: ca ngợi cuộc sống ấm êm, giản dị của người dân và khát vọng nhân dân sẽ luôn được sống đầy đủ, hạnh phúc
- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: hoa cúc => gợi mùa thu và niềm tâm sự buồn của con người
- “Cô phàm” => thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê
- Hình ảnh con người: nhộn nhịp may áo rét, giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông
- Âm thanh: tiếng chày đập vải => báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê
=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.
- Hình ảnh ấn tượng: bức tranh sinh hoạt của con người
Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết đã khiến tác giả như nhớ lại cuộc sống lao động đầm ấm, yên vui với những âm thanh giản dị của sự sống. Tuy nhiên, nó lại khiến con người bừng tỉnh trước thực tại và càng gia tăng nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân da diết.
Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:
a. Câu 3 và 4
– Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:
+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ Cô chu – con thuyền cô độc
→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.
– Từ ngữ:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).
Advertisements
– Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.
→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
b. Câu 7 và 8
– Hình ảnh
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới
→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.
– Âm thanh: Tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
- Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:
+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội
+ Gió heo may khắp các con phố dài
+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.
- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho tôi là một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se lạnh của gió heo, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.
Đây là những hình ảnh trong buổi hội trại kỉ niệm ngày 26/03 vừa rồi của trường chúng ta với chủ đề Tuổi trẻ và đất nước. Các bạn có thể thấy hình ảnh những căn trại được lợp lá, mô phỏng lại doanh trại quân đội trong thời chiến tranh. Các bạn cũng có thể thấy một chiếc trại trang trí những hình ảnh là bộ quần áo của người Việt thời nhà Nguyễn như một cách nhớ về nguồn cội. Chủ đề Tuổi trẻ và đất nước không chỉ bó hẹp trong đất nước thời chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ mà còn là đất nước của "bốn nghìn năm vất vả và gian lao". Ở đó, chúng ta có thể thấy được Bà Trưng, Bà Triệu, có thể thấy được thời đại Lí - Trần,... Ở bức ảnh tiếp theo, tôi muốn giới thiệu với các bạn một ý tưởng rất sáng tạo của lớp 10A1. Các bạn học sinh lớp 10A1 đã trang trí trại thành một phòng cấp cứu để nhắc nhở chúng ta nhớ về công lao của các y bác sĩ trong đại dịch Covid vừa qua. Như vậy, có thể thấy cùng về một chủ đề là Tuổi trẻ và đất nước, nhưng các lớp đã thể hiện ý tưởng cắm trại rất khác nhau và sáng tạo!
Sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên:
- Nội dung: Nói về hội trại của các lớp được thể hiện theo chủ đề Tuổi trẻ và đất nước.
- Hình thức:
+ Các câu văn trong đoạn văn đều hướng nhằm giới thiệu các bức ảnh hội trại của chủ đề Tuổi trẻ và đất nước.
+ Đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lí: Kể các hình ảnh trại theo chủ đề, sau đó tiếp tục kể về các trại có cùng chủ đề nhưng thể hiện mới mẻ hơn. Câu kết đoạn đã khái quát lại toàn bộ hình ảnh của các trại và dùng từ ngữ liên kết "Như vậy".
- Hình tượng những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng từ hiện tượng tự nhiên nguy hiểm trên biển như: sóng thần, bão tố, giông lốc,…
- Từ những hiện tượng ấy, chúng ta có thể hình dung về không gian sử thi rộng lớn, hoang sơ, luôn có những nguy hiểm chờ đợi con người, chờ đợi con người khám phá.
Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…
- Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:
+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội
+ Gió heo may khắp các con phố dài
+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.
- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho tôi là một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se lạnh của gió heo, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.