Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
– Môi trường xích đạo ẩm:
+ Vị trí: Nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.
+ Khí hậu:
– Nhiệt độ cao quanh năm (TB > 25°C).
– Mưa quanh năm, trung bình từ 1500 mm - 2500 mm, càng gần xích đạo mưa càng nhiều.
– Độ ẩm không khí cao > 80%.
------> Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều quanh năm.
+ Rừng rậm xanh quanh năm:
– Rừng có nhiều loài cây mọc thành nhiều tầng rậm rạp, xanh tốt quanh năm và có nhiều loài chim thú sinh sống.
– Môi trường nhiệt đới:
+ Vị trí: nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
+ Khí hậu:
– Nhiệt độ cao quanh năm (TB > 20°C).
– Mưa tập trung vào một mùa, 1 năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1500 mm.
– Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt độ trong năm càng lớn, lượng mưa giảm dần, thời lì khô hạn kéo dài.
+ Các đặc điểm khác của môi trường:
a. Thực vật:
– Thay đổi theo mùa: xanh tốt vào mùa mưa, úa vàng vào mùa khô.
– Càng gần 2 chí tuyến thực vật thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ cao và cuối cùng là nửa hoang mạc.
b. Sông ngòi:
– Sông có 2 mùa nước là mùa lũ và mùa cạn.
c. Đất:
– Đất feralit dễ bị xói mòn rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí.
2.
Dân cư thế giới tập trung đông ở các vùng ven biển và vùng đồng bằng màu mỡ vì: - Nguồn nước dồi dào - Đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt - Giao thông thuận lợi - Lịch sử phát triển lâu đời - Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán Hậu quả : làm ách tắc giao thông , ô nhiễm môi trường , tệ nạn xã hội ngày càng tăng Tháp dân số thể hiện thông tin: tổng số nam, nữ phân tích theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương hay của một quốc gia1. Sự khác biệt giữa động vật đới nóng và động vật đới lạnh.
Sự khác nhau rõ rệt nhất có thể thấy ở tập tính của động vật:
- Động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm (đối với môi trường hoang mạc) để tránh nắng nóng, chúng cũng có khả năng nhảy cao và xa để tránh tiếp xúc nhiều với mặt cát.
- Động vật đới lạnh thường có tập tính ngủ đông để tránh giá rét vào màu đông và dự trữ mỡ dày sưởi ấm cơ thể.
2. Dân cư thưa thớt ở các vùng do sự không thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:
- Ở vùng hoang mạc: nhiệt độ quá nóng, con người khó thích nghi, khó phát triển kinh tế.
- Ở vùng hải đảo: quá xa đất liền, các hoạt động liên lạc, trao đổi đến đất liền mất nhiều thời gian, tài nguyên khai thác khó khăn, nơi ở không ổn định (thường phải sống trên thuyền, bè).
3.
a. Có 6 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.
b. Sinh vật là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất. Nó tạo nên chất mùn cho đất hay độ phì của đất. Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt đất với đá.
4.
- Đất bao gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ.
- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết do cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có chất hữu cơ, cây sẽ chết.
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Hoang mạc phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu
- Vùng núi thì xuất hiện ở những vùng núi cao
2.
- Đới lạnh: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C còn mùa hạ rất ngắn. Lượng mưa TB năm rất thấp và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
- Hoang mạc: có tính chất vô cùng khô hạn vì lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
- Vùng núi: khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi đến đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Sườn đốn gió ẩm có mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn so với sườn khuất gió.
chúc bạn học tốt
Môi trường | Đặc điểm | Sự thích nghi của thực vật và động | Hoạt động kinh tế |
Hoang mạc | Khí hậu khắc nghiệt | Hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể |
_ Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, chuyển hàng hóa qua sa mạc, trồng trọt ở các ốc đảo _ Hiện đại: Khai thác dầu mỏ, du lịch, khai thác nước ngầm |
Đới lạnh | Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo |
Thực vật: Còi cọc, thấp lùn, chủ yếu là rêu và địa y Động vật: Lớp da, lông, mỡ dày và không thấm nước. Một số động vật di cư, số còn lại ngủ đông |
Chăn nuôi (Tuần lộc), đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý để lấy thịt, da và lông |
Vùng núi | Khí hậu thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi | Thực vật phân tầng theo độ cao và phát triển nhiều tại phía sườn đón nắng |
Cổ truyền: Chăn nuôi, trồng trọt, khai thác và chế biến nông sản. Thủ công: dệt vải, dệt len, làm đồ mĩ nghệ Hiện đại: Khai thác khoáng sản, du lịch, thủy điện, chuyển hàng hóa bằng phương tiện giao thông |
Ở hoang mạc thì thực vật rất ít ,đa số toàn là xương rồng ,cằn cỗi còn ở rừng nhiệt thì cây cối mọc um tùm ,xanh mướt ,.....
Vì ở hoang mạc khí hậu quá nóng ,đất đai cằn cỗi toàn là cát với cát nên thực vật ko thể phát triển chỉ có cây xương rồng là giữu nước trong cơ thêt nên mới có thể sống sót được.Ở rừng nhiệt đối khí hậu thuận lợi ,đất đai màu mỡ đương nhiên thực vật sẽ phát triển rất tốt
Sự phát triển khác nhau của thực vật ở hoang mạc và rừng nhiệt đới:
- Thực vật ở hoang mạc
+ Do nhiệt độ quá cao, đất đâi khô cằn, không có mưa nên thực vật ở hoang mạc phát triển kém.
- Thực vật ở rừng nhiệt đới:
+ Do thời tiết và khí hậu thích hợp với sự phát triển của thực vật nơi đây, lại có mưa nên thực vật ở rừng nhiệt đới phát triển tươi tốt hơn ở hoang mạc.
Nguyên nhân:
- Nhiệt độ và độ ẩm
- Môi trường sống.
ko đúng thì thông cảm nhé!
Đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì, Tây Âu,...
Thưa dân: Australia, Bắc Mĩ, Bắc Phi, các đảo trên châu Đại Dương
Tham khảo:
Đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì, Tây Âu,...
Thưa dân: Australia, Bắc Mĩ, Bắc Phi, các đảo trên châu Đại Dương
Sự phát triển khác nhau của thực vật ở hoang mạc và rừng nhiệt đới. nguyên nhân của sự khác nhau đó?
- Ở hoang mạc thực vật ít, chỉ có xương rồng
- Ở rừng nhiệt đới có nhiều cây, mọc chen chúc
- Nguyên nhân vì khí hậu ở hoang mạc quá nóng, đất đai kho cằn, ít nướ chỉ toàn cát nên thực vật không thể phát triển được chỉ có 1 số loài có khả năng thích nghi nên mới sống được. Còn ở rừng nhiệt đới khí hậu thuận lợi, mát mẻ, đất đai màu mỡ nên thực vật mới phát triển tốt
Câu 1:
- Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
*Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Thực vật
+ Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước.
+ Các loài cây dự trữ nước trong thân hay cây có thân hình chai. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
-Động vật
+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.
+ Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năngđi xa tìm thức ăn, nước uống.
Câu 2:
Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.