Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.
Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...
Câu 5 : Dàn ý
`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh
`- ` Thân bài :
`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)
`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)
`+` Cấu tạo
`+` Tác dụng
`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.
Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.
Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.
Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.
Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.
Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.
Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.
Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.
a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.
+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.
c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.
Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.
+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.
+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.
+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.
→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.
a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
- Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.
b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?
Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
+ Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
+ Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
+ Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
+ Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
+ Viết thành bản tóm tắt.
c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
- Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.
d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
- Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng không nên lạm dụng.
Đặc điểm (tính chất) |
Văn bản Thuyết minh Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. |
Văn bản tự sự Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự |
Văn bản miêu tả Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật |
Văn bản biểu cảm Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người |
Văn bản nghị luận Trình bày ý kiến, luận điểm. |
Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:
Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận
Đặc điểm (tính chất) | Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. | Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự | Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật | Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người | Trình bày ý kiến, luận điểm. |
1. Thuyết minh - đặc điểm
2.c
4.c
5.a
6.c
7.b
8.a
9.a
10. a-3, b-2,c-1
11.a