K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2018

1)Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có 3 thay đổi lớn :
- Đất nước bị chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, bị mất tên...
- Mất độc lập, người phương Bắc cai trị nước ta...
- Chính sách đô hộ tàn bạo trong bóc lột kinh tế và chế độ cai trị thâm hiểm.

2)Qua câu nhận xét trên, em nhận thấy rằng:

Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi.

  • Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được.
18 tháng 1 2018

tra mạng nhé

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai...
Đọc tiếp

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai Bà Trưng?

2. Có câu ca dao sau:

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân

Câu ca dao trên nói đến cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nào? Do ai lãnh đạo? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa này? Cuộc khởi nghĩa có dành thắng lợi không ? Vì sao ?

 

0
"Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương."                                                                                                                                                                 ...
Đọc tiếp

"Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương."

                                                                                                                                                                                       Lê Văn Hưu

                                                                                                                                                                               (Nhà sử học thế kỉ XIII)

Câu hỏi: Em có nhận xét j về lời nhận xét của Lê Văn Hưu ?

*Đây là Sử 6, mk đang cần rất gấp !

4
20 tháng 2 2019

Đó là một lời nhận xét không hề sai nhưng cũng cho người dân nước Việt cảm thấy nghi ngờ về điều đó. Nhưng điều đó là sự thật. Vào những tình thế lâm nguy như họ, thì chúng ta mới hiểu được nỗi lo, nỗi đau của họ lúc bấy giờ. Ai ai cũng sợ hãi, không dám ngẩng đầu lên để nhìn mặt quân thù với cánh nhìn khinh bỉ, đầy lòng căm hận. Thế mà chỉ có hai người phụ nữ nữ lại đứng lên để ủng hộ muốn được tự do, muốn được trả thù cho những người thiệt mạng nói chung. Người ta nói " không có người chỉ huy thì chẳng khác nào là rắn mất đầu" Câu nói đó như sai hoàn toàn trong mắt em. Khi Hai Bà Trưng đã ra đi trong lòng oán trách, dằn vặt mình vì không thực hiện lời hứa, thì nhân dân ta đã có một tinh thần mới, một tinh thần đoàn kết, một tinh thần can đảm, dũng mạnh đã giúp họ thực hiện ước nguyện cuối cùng của hai người phụ nữ đã ra đi.

20 tháng 2 2019

Cảm ơn Tử Thần nhiều !

Đọc lời nhận xét dưới đây và cho biết bạn có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?" Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành Lĩnh ở ngoài đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương."                                         ...
Đọc tiếp

Đọc lời nhận xét dưới đây và cho biết bạn có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?

" Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành Lĩnh ở ngoài đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương."

                                                                                                                                   Lê Văn Hưu

                                                                                                                      ( Nhà sử học thế kỉ XIII)

                                                                             Lịch sử lớp 6( Trang 49)

                                                       Các bạn giúp mình câu này nhé! Thank you very much!

1
5 tháng 1 2018

Nhà sử học Lê Văn Hưu đã từng nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà quân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.

Qua câu nhận xét trên, em nhận thấy rằng:

  • Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi.
  • Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được.
26 tháng 1 2018

1.-Công nghiệp: phát triển rèn sắt, làm gốm, dệt vải

-Nông nghiệp: phát triển trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng

-Thương nghiệp: phát triển buôn bán trong nước và cả nước ngoài cũng đến buôn bán, trao đổi

Còn câu 2 mình không biết!

26 tháng 1 2018

thank

thank

thank

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0

4)Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
 

1 tháng 2 2018

3) 

  • Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh
  • Lập chính quyền.
  • Phong chức tước cho người có công
  • Cử Lạc tướng giữ quyền cai quản các huyện.
  • Xá thuế 2 năm, xoá bỏ luật pháp hà khắc và các lao dịch cũ.  

Việc làm đó đã khẳng định đất nước ta có chủ quyền , có vua,đem lại quyền lợi cho nhân dân , tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

4) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

 

 CON RỒNG CHÁU TIÊN(Truyền thuyết)        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại...
Đọc tiếp

 

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

        Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

       Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

      Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

      - Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

     Lạc Long Quân nói:

     - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

        Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.

        Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

       Cũng bởi sự tích mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Chú thích:

   (*) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   Trong sáu truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Nhưng truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm - Sự tích Hồ Gươm - là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.

   Truyền thuyết Việt Nam có mỗi quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã được lịch sử hóa.

(1) Ngư Tinh: con cá sống lâu năm thành yêu quái; Hồ Tinh: con cáo sống lâu năm thành yêu quá; Mộc Tinh: cây sống lâu năm thành yêu quá.

(2) Thủy cung: cung điện dưới nước.

(3) Thần Nông: nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy.

(4) Khôi ngô: sáng sủa, thông minh.

(5) Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

(6) Đóng đô: lập kinh đô.

(7) Phong Châu: tên gọi vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm.​

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là?

A, Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B, Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

D, Nhân vật và hành động của nhân vật không có sắc màu thần thánh.

CHỌN CÂU ?

 

 

1
25 tháng 1 2019

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là? 

Trả lời : C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

Họccccccccc tốtkkkkkkkkkk

KB nữa nha

27 tháng 3 2020

Câu 6:Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?A. Lặn xuống biển để mò san hô.B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.C. Dùng dao để khai thác san hô.D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sáchnào?A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.4C. Nam phương thảo mộc...
Đọc tiếp

Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?
A. Lặn xuống biển để mò san hô.
B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.
C. Dùng dao để khai thác san hô.
D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.
Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách
nào?
A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.

4

C. Nam phương thảo mộc trạng. D. Thiên Nam ngữ lục.
Câu 3: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là
A. người Việt. B. người Hán.
C. cả người Việt và người Hán. D. không còn đơn vị huyện nữa.
Câu 4: Chính quyền đô hộ nắm độc quyền
A. muối. B. sắt C. gạo. D. ngọc trai.
Câu 5: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi là
A. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.
Câu 6: Nho giáo được lập ra bởi
A. Lão Tử. B. Trang Tử. C. Khổng Tử. D. Hàn Mặc Tử.
Câu 7: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của
A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Mai Hắc Đế. D. Lí Bí.
Câu 8: Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ở
A. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa). B. Hát Môn.
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).. D. Mê Linh.
Câu 9: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử bao nhiêu quân sang nước ta
A. 5000 quân. B. 6000 quân. C. 7000 quân. D. 8000 quân.
Câu 10: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã
A. vẫn giữ nguyên châu Giao. B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản. D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.
Câu 11: Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận
A. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam. D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Câu 12: Cư dân Âu Lạc thế kỷ III khi đã làm gốm đã có thêm kỹ thuật gì?
A. Tráng men. B. Trang trí hoa văn. C. Nung. D. Tráng men và trang trí hoa văn.
Câu 13:Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kỳ này là
A. kỹ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.
B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.
C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm đông dân cư.
D. trâu, bò đã đảm nhiệm cày bừa trong nông nghiệp.
Câu14: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi là
A. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.

0