K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

Bài 1 :

Cây đó có lá thật xum xuê 

Ngọn đèn đang rập rờn trong gió 

Tôi ngập ngừng ko dám nói .

Đôi mắt ấy thật long lanh mà huyền ảo 

Thùng nước ấy sóng sánh .

bài 2 chờ nghĩ 

#Chim sẻ ban mai 

11 tháng 10 2018

Câu 2 :

Câu a chỉ có trạng ngữ, thiếu 2 bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ.

Sửa lại: Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương  yêu của bác, em càng kính trọng bác hơn.

Câu b thiếu vị ngữ.

Sửa lại: Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy thật là đẹp.

Câu c  thiếu vị ngữ

Sửa lại: Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ thì có một chú chào mào tới làm quen.

 Câu d chủ ngữ chưa hợp lí

Sửa lại: Truyện hươu và rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa hươu và rùa rất đẹp.

hoặc: Qua truyện hươu và rùa, người  xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa hươu và rùa rất đẹp.

#Chim sẻ ban mai 

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:                                        Thỏ và rùa          Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Và rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
                                        Thỏ và rùa
          Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Và rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi dưới gốc cây mát. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ.
          Khi Thỏ thức dậy thì Rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình.

a) Nêu nội dung câu chuyện trên

b) Tìm 2 danh từ có trong câu văn: "Ngày xửa, ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh". Đặt hai câu có hai danh từ vừa tìm được 

c) Vì sao nhân vật Thỏ lại thua, còn nhân vật Rùa giành chiến thắng? (Trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu)

2
12 tháng 10 2019

1. Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học: không được chủ quan, coi thường người khác. 

2. 2 danh từ: con Rùa, con Thỏ, khu rừng.

Đặt câu: Con Rùa tuy chậm chạp nhưng kiên trì.

Con Thỏ tuy nhanh nhẹn nhưng chủ quan nên cuối cùng đã thất bại.

3.

Thỏ nhởn nhơ, chủ quan. Rùa kiên trì, không ngừng nỗ lực.

12 tháng 10 2019
a)Trong cuộc sống, khi chúng ta tiếp xúc và giao lưu với mọi người xung quanh thì luôn có thái độ điềm đạm, khiêm tốn, không nên coi thường người khác. Bạn hãy luôn cởi mở chân thành, luôn nở những nụ cười tươi khi gặp người khác bạn sẽ được mọi người yêu quý và giúp đỡ mình. Khả năng của con người thì luôn có hạn hãy làm hết khả năng của mình và thực lực của chính bạn, không nên ham danh,chuộc lợi mua quan bán chức, dựa vào quyền thế mà bắt nạt, chèn ép người yếu thế hơn. Khi trong công việc bạn hãy tự thi và xin việc đúng khả năng và thực lực không dùng tiền để có chỗ đứng mà trong khi không có khả năng. b)danh từ là Rùa và Thỏ. c)
Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.Đã bao lần tôi...
Đọc tiếp

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về làng mình và lần nào tôi cũng nghĩ thầm: “Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền

a) Những chi tiiét nào trong bài thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong?

b) theo bạn, vì sao nhân vật tôi trong bài lại yêu quý 2 cây phong đến thế?

c)Bài viết cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn, cách cảm nhận của bạn đối với thiên nhiên quanh ta?

d)Bạn học được những gì qua cách tả cảnh vật qua bài viết trên?

Giúp mình nha các bạn mình lạy ,mình xin các bạn đấy

giúp mình nha các bạn

1
22 tháng 10 2016

a)

+“Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

+bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ.

+ Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

b) Vì Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

c)

Tôi mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, sống với sự biết ơn người mẹ thiên nhiên đã mang lại cho con người “bông hoa” kỳ diệu đến vậy.

Bằng cách đó, tôi có được những rung động sâu sắc nhất mà một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên tuyệt vời có thể mang lại cho con người. Tôi cảm nhận được hoàn toàn vẻ đẹp của bông hoa, mặc dù tôi chỉ có thể phác họa hoặc miêu tả lại vẻ đẹp ấy một cách rất hạn chế bằng năng khiếu diễn đạt rất tồi của mình. Và nếu bạn cũng muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy, tôi khuyên bạn hãy trải lòng ra với thiên nhiên.

Chúc bạn học tốt!

 

''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ....
Đọc tiếp

''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ. Từng đàn chim ríu rít bay về đua nhau hát ríu rít trên những hàng dây điện như thể chúng đang gẩy đàn vậy. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên pha lê sáng lấp lánh. Làn gió nhè nhẹ thổi mơn man trên những cành cây, ngọn cỏ. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ màu vàng rực rỡ trải dài mênh mông. Ven cánh đồng là dòng sông quê uốn mềm như dải lụa xanh nhẹ nhàng. Vào mỗi buổi sớm mai, con sông mới êm đềm, đáng yêu làm sao! Dưới ánh nắng bình minh, mặt sông lấp lánh, lăn tăn những gợn sóng. Cây cầu dường như chỉ có lúc này mới tranh thủ soi mình xuống mặt sông. Phía xa xa vút tầm mắt theo con đê làng là dãy núi xanh mờ chừng như chưa tan sương sớm. Cả không gian thiên nhiên quê hương tôi thật đẹp và yên bình như một bức tranh vậy. Càng yêu quê hương tươi đẹp biết bao nhiêu, tôi càng tự nhủ phải chăm chỉ học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.''

Hãy tìm ra câu có sử dụng phép tu từ hoán dụ trên đoạn văn trên

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏiBài học tốtNgày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: - Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bài học tốt

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 

Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 

- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 

 

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật. 

 

Võ Quảng

1/ Câu chuyện trên ai là người kể chuyện? Tại sao tác giả lại chọn ngôi kể đó?

2/Căn cứ vào thể loại truyện đã học, câu truyện trên thuộc thể loại truyện nào? Chỉ ra các căn cứ để thuyết phục ý kiến của em.

3/Chỉ ra 1 phép tu từ so sánh trong câu chuyện trên và chỉ ra tác dụng giá trị của phép so sánh đó.

4/Theo em, những vết rách ngang, dọc trên mai rùa vì sao mà có, nó có ý nghĩa gì?

- Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em?

5/Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em? Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày bài học mà em rút ra được.

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏiBài học tốtNgày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: - Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bài học tốt

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 

Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 

- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 

 

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật. 

 

Võ Quảng

1/ Câu chuyện trên ai là người kể chuyện? Tại sao tác giả lại chọn ngôi kể đó?

2/Căn cứ vào thể loại truyện đã học, câu truyện trên thuộc thể loại truyện nào? Chỉ ra các căn cứ để thuyết phục ý kiến của em.

3/Chỉ ra 1 phép tu từ so sánh trong câu chuyện trên và chỉ ra tác dụng giá trị của phép so sánh đó.

4/Theo em, những vết rách ngang, dọc trên mai rùa vì sao mà có, nó có ý nghĩa gì?

- Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em?

5/Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em? Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày bài học mà em rút ra được.

Mình cần gấp!!

 

1
28 tháng 1 2022

1 tiếng 30 phút sau mik chỉ cho

28 tháng 1 2022

1 tiếng 30 phút là sao ;-; ?

Câu 1:Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:"Hỡi những trái tim không thể chếtChúng tôi đi theo bước các anhNhững hồn Trần Phú vô danhSóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"(Tố Hữu)Câu 2: Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào...
Đọc tiếp

Câu 1:

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

"Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo bước các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"

(Tố Hữu)

Câu 2: 

Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong long. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

1
17 tháng 2 2019

Câu 1"Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ: 

  • Hình ảnh "Những trái tim không thể chết", "trái tim" chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lí tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ.
  • Hình ảnh hồn Trần Phú vô danh chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc.
  • Hình ảnh "sóng xanh" và "cây xanh" là những dấu hiệu biểu thị sự trường tồn, bất diệt của các anh hùng liệt sĩ đó.

Phân tích tác dụng của các hình ảnh hoán dụ:

Qua những hình ảnh ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khảng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Bài học rút ra :

  • Không nên ghi nhớ thù hận người khác. Cần biết tha thứ để có một tâm hồn nhẹ nhõm thanh cao.
  • Đừng để mất đi sự ấm cúng, tương hỗ trong quan hệ giữa con người với con người. Tha thứ là điều dễ dàng nhất chúng ta có thể làm trên thế giới này. Hãy quý trọng những điều mình có, đừng nhân thêm nỗi đau hay giữ khư khư lòng vị tha mà không chịu ban phát.