K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2021

Cao thượng có nghĩa là "vượt lên trên những điều tầm thường, có tư cách và đạo đức hơn người" . Cao thượng là lối sống đẹp và rất cần thiết trong ứng xử giữa con người với con người.

9 tháng 3 2021

Xác định biện pháp tu từ :

Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son .

Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống.

9 tháng 3 2021

Qua hình ảnh cửa sông < tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, luôn truyền câu uống nước nhớ nguồn

13 tháng 3 2021

ND: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của một vùng cửa sông bằng những hình ảnh gợi tả; lời thơ giản dị nhưng giàu ý nhĩa, lay động lòng người. Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, thiết tha gắn bó với cội nguồn của con người Việt Nam.

9 tháng 3 2021

Bài thơ nói về cửa sông, một nơi rất đặc biệt vì có nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành vùng nước lợ, cho tôm cá phong phú, cuộc sống ấm no. Cửa sông là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả.

9 tháng 3 2021

Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hóa. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hóa của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hóa Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm.

Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một "họ".Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị.Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật.

Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng một làng hoặc khác làng, cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được.

Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, đó có thể là những câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị.Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm, như dòng chảy mượt mà của con sông Cầu - "dòng sông Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật Dân ca Quan họ, các liền anh liền chị khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khoác lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc.

Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan họ không bị lạc hậu so với thời đại.

Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngoài ra còn có rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang,...

Hát Quan họ bao giờ cũng có ba chặng, chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối người hát chuyển sang giọng sống để tiếp vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại, người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống, và cũng khá kén người nghe này.

9 tháng 3 2021

Đất nước Việt Nam với bề dày bốn ngàn năm lịch sử, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, vùng miền, dân tộc đã tạo nên một cái nôi nghệ thuật đặc sắc với nhiều thể loại hình thức nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên được nhiều người biết đến nhất và yêu thích có thể kể đến hình thức nghệ thuật Chèo. Nó đã trở thành một loại hình sân khấu vô vùng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Nghệ thuật Chèo vốn được sản sinh từ vùng Đồng Bằng Bắc Bộ phổ biến nhất là từ vùng Nghệ Tĩnh chở ra. Chèo bắt nguồn từ hình thức nhại, diễn xướng dân gian từ thế kỉ 11. Chèo bao gồm có nhiều thể loại như hát, múa dân gian và văn học tích trì. Chèo mang âm hưởng của các câu ca dao tục ngữ dân dã hóm hỉnh gần gũi với cuộc sống lao động của con người.

Bên cạnh đó Chèo còn là tiếng nói nhân đạo đầy thẳng thắn, kịch liệt đả kích cái ác, cái xấu đề cao giá trị chân thiện mỹ và lương tri của con người. Những vở chèo cổ thường có kết thúc có hậu theo truyền thống phương Đông, là tiếng nói ngợi ca tình thương sự bác ái giữa người với người.

Kể từ khi ra đời đến nay dù đã trải qua cả chục thế kỉ song loại hình nghệ thuật này dường như chưa bao giờ giảm sức hút đối với khán giả mọi lứa tuổi, mọi quốc tịch. Có những giai đoạn nghệ thuật Chèo tưởng như không thể đứng lên được nữa song với giá trị tinh thần mà nó mang đến loại hình này đang dần được khôi phục và phát triển nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ xa xưa hình thức chèo vốn đã gắn bó mật thiết với người dân. Có những hội chèo diễn ra cả tuần lễ nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Các vở chèo cổ thường là tiếng nói nhân văn của con người. Không chỉ vạch mặt bọn quan lại phong kiến, ác bá cường quyền mà còn đề cao ước mơ của con người, khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Vì thế người ta yêu chèo vì nó chính là tiếng nói của cuộc đời.

Những vở chèo còn là những mẩu chuyện lấy ra từ trong thi ca nó đặc trưng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn,.. Nó chính là sản phẩm của quá trình lao động và sinh hoạt của nông dân chân lấm tay bùn. Điều quan trọng với một diễn viên chèo khi đứng trên sân khấu không phải chỉ là múa mà phải thể hiện được sự uyển chuyển nhịp nhàng. Điệu múa không phải mang tính trừu tượng, ước lệ như các loại hình khác mà nó phải gắn liền với đời sống con người, với nguồn gốc ra đời của nó.

Người ta diễn chèo không phải chỉ múa, chỉ độc thoại nên những câu ca dao tục ngữ mà phải hát. Âm điệu chèo nghe rất ngọt ngào, đi sâu vào tâm trí con người. Hiện nay loại hình nghệ thuật này đang dần dần sống lại và trở nên quen thuộc với nhiều người. Bằng chứng là tại Thủ đô và các thành phố lớn đã thành lập những đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Nó không chỉ góp phần truyền bá nghệ thuật dân gian mà còn phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong nước.

Nghệ thuật chèo ngày nay được rất nhiều người dân yêu thích. Nó không chỉ phản ánh giá trị đạo đức con người mà còn hướng con người ta tới sự hoàn thiện về tư tưởng nhân cách. Những vở chèo cổ không chỉ làm xúc động nhiều khán giá trẻ mà nó còn thể hiện sức sống mãnh liệt của loại hình dân gian này.

9 tháng 3 2021

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.

9 tháng 3 2021

Tôi tuy là một tảng đá vôi nhưng cuộc đời của tôi lại rất dài. Tôi không phải là một tảng đá vôi bình thường như bao tảng đá khác. Bỏi vì xưa kia tôi chính là một con người.

Hồi đó, nhà họ Cao chúng tôi có hai anh em. Tôi và anh của tôi. Chúng tôi giống nhau như đúc, đến nỗi người ngoài không thể phân biệt được ai là anh, ai là em. Hai anh em tôi hơn nhau một tuổi và rất thương yêu, quý trọng nhau. Những tháng năm được sống vui vầy bên cha mẹ, bên người anh ruột thịt là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi. Nhưng những ngày tháng êm đềm ấy không cùng tôi suốt cuộc đời. Khi hai anh em tôi mới mười bảy, mười tám tuổi thì cha mẹ chúng tôi đều lần lượt qua đời. Từ đó, chúng tôi lại càng yêu quý nhau hơn trước.

Không được cha mẹ dạy dỗ cho nữa, tôi và anh tôi đến xin học tại ông thầy họ Lưu. Chúng tôi đều cố gắng chăm chỉ học hành nên được thầy Lưu yêu như con. Thầy Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười sáu, mười bảy rất xinh đẹp, dịu dàng, con gái trong vùng ít ai sánh kịp. Từ khi hai anh em tôi đến học, cô gái có vẻ quấn quýt với hai anh em chúng tôi lắm. Một hôm, nhà nấu cháo, cô gái múc một bát cháo và một đôi đũa mời chúng tôi ăn. Cầm bát cháo từ tay cô gái, tôi nghĩ: "Anh mình lớn hơn mình, vì vậy mình phải nhường cho anh ăn trước mới phải.". Nghĩ vậy, tôi bèn mời anh ăn trước. Sau đó, anh tôi đã lấy cô gái làm vợ. Việc mời ãn cháo chính là một cái cớ để cô gái phân biệt được chúng tôi ai là anh, ai là em. Cũng từ khi anh tôi lấy vợ, tôi cảm thấy rằng tình cảm anh em giữa chúng tôi hình như không được thắm thiết như trước nữa thì phải. Tôi buồn lắm nhưng anh tôi vẫn vô tình không để ý đến. Một buổi chiều nọ, anh và chị dâu đã đi vắng, tôi ngồi trước cửa và nhìn ra khu rừng xa xa. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy mình là đồ thừa trong cái gia đình nhỏ bé, hạnh phúc này.

Vừa tủi thân, lại cảm thấy thật cô đơn, tôi vùng đứng dậy ra đi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi đến khi rừng già ở trước mắt. Theo con đường mòn, tôi đi thẳng vào rừng. Trời đã tối, trăng đã lên cao. Tôi đi mải miết cho tới khi gặp một con suối rộng, nước sâu và xanh biếc trong rừng. Không thể lội qua được, tôi đành ngồi nghỉ bên bờ. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm. Đêm đã khuya, sương lạnh rơi xuống mỗi lúc một nhiều. Những giọt sương cứ thấm dần, thấm dần vào da thịt tôi. Cuối cùng tôi đã chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành tảng đá vôi như bây giờ. Tôi có ngờ đâu, anh tôi về nhà, không thây tôi đâu bèn vội vàng đi tìm nhưng không nói cho ai biết cả. Cũng theo con đường tôi đã đi. Anh cũng tới được con suối rộng, nước xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng vàng. Không lội qua được nữa, anh tôi bèn ngồi xuống, tựa lưng vào tảng đá bên bờ suối. Anh có ngờ đâu tảng đá ấy chính là đứa em ruột thịt của mình. Anh cứ ngồi đấy gọi tên tôi, những giọt sương từ cành lá rơi lã chã xuống vai áo anh, thấm vào da thịt anh. Anh tôi đã ngất đi và chết cứng, biến thành một cái cây không cành mọc thẳng lên bên tảng đá. Cái cây cứ rì rào, rì rào, tán lá trên cao như nói lời xin lỗi muộn màng. Anh ơi, em sẵn sàng tha thứ cho anh bởi vì chúng ta là ruột thịt của nhau, chính em phải nói lời xin lỗi với anh. Tôi chỉ muốn hét thật to lên như vậy. Nhưng đâu còn thời gian nữa, giờ đây, tôi đã biến thành tảng đá. Đá thì làm sao nói được.

Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu.

Ở nhà, chị dâu tôi chẳng thấy chồng đâu, cũng chẳng thấy em đâu bèn tất tả đi tìm. Bước thấp, bước cao. Cuối cùng chị cũng tới được con suối trong rừng. Cũng như anh em tôi, không lội qua được, chị đành ngồi lại bên bờ tựa lưng vào cái cây. Chị ơi, cái cây chị đang tựa vào chính là chồng của chị đấy. Tôi rất muốn nói cho chị biết điều đó. Chị dâu tôi cứ ngồi đấy, than khóc, vật vã. Chưa đầy nửa đêm, chị đã mình gầy xác ve, thân dài lêu nghêu biến thành cây leo cuốn chặt lấy cây không cành, về sau, chuyện chúng tôi đến tai mọi người, ai nấy đểu thương xót. Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu. Tôi cũng rất mong rằng bây giờ cũng sẽ có những tình cảm anh em vợ chồng gắn bó như chúng tôi đây.

9 tháng 3 2021

Đã hết một mùa hè ve kêu râm ran, một mùa hoa phượng nở, một mùa vui chơi thoả thích, chúng tôi lại bước vào một năm học mới với đầy niềm vui và quyết tâm mới. Hôm nay, chúng tôi lại nô nức đến trường để dự lễ khai giảng năm học mới.

Trên con đường quen thuộc tới trường lòng tôi cứ bồn chồn và hồi hộp một cách kì lạ. Qua ngã ba đường, ngôi trường thân quen hiện ra kia rồi. Dưới gốc cây bàng trước công trường, các bạn tôi đang nói chuyện vui vẻ. Nhìn thấy tôi, họ ùa ra tay bắt mặt mừng hỏi thăm sức khoẻ. Chúng tôi thi nhau kể về ba tháng hè được nghỉ, về những cuộc chơi, về những cuộc gặp gỡ bạn mới hay người thân.

Trong bộ trang phục mới và đẹp, tôi cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.

Theo dọc hai bên lề đường, mấy cậu học sinh nhỏ kém tuổi tôi, quần áo tươm tất, đùa nghịch với nhau. Cao cao phía cổng trường, một hàng chữ trắng nổi bật lên tấm biển xanh biếc : Trường THCS Quang Trung. Tấm biển thể hiện sự uy nghi, trang trọng của ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải bất khuất.

Sau một hồi hàn huyên, tôi cùng các bạn bước vào trường. Sân trường đông đúc, ai ai cũng sạch sẽ, khuôn mặt vui tươi và sáng sủa. Trước mấy hôm, đi qua đây tôi còn thấy ngôi trường vẫn như cũ nhưng đến hôm nay nó đã được sửa sang lại. Những bức tường, hành lang đã được sơn lại. Các bồn cây cũng được lát gạch hoa mới và các khóm hoa đã được cắt tỉa công phu.

Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện, bỗng có tiếng ai đó rất quen thuộc gọi. Thì ra là cô giáo cũ. cả lớp tíu tít chạy về phía cô, kể cho cô nghe những câu chuyện về đợt nghỉ hè, những buổi đi chơi thú vị, ai ai cũng vui vẻ. Cô giáo tươi cười hướng dẫn chúng tôi xếp vào đội ngũ chuẩn bị cho lễ khai giảng. Sau khi chúng tôi đã chỉnh lại hàng ngũ cho chỉnh tề thì cũng đến lúc lễ khai giảng bắt đầu.

Với nét mặt rạng rỡ, cờ hoa trên tay, chúng tôi tiến vào sân trường trong tiếng trống rộn ràng và thúc giục.

Lễ khai giảng năm học mới bắt đầu. Bạn liên đội trưởng tác phong chững chạc lên lễ đài. Hiệu lệnh của bạn phát ra dõng dạc, oai phong như một người chỉ huy khi xung trận. Hàng trăm đội viên răm rắp làm theo. Tiếng trông chào cờ vang lên trang nghiêm.

Sau khi lễ chào cờ kết thúc, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn khai giảng và đánh một hồi trông báo hiệu năm học mới bắt đầu. Tiếng trông như thúc giục những đội viên chúng tôi hãy cố gắng quyết tâm gặt hái những thành tích tốt hơn trong năm học mới này.

Sau lễ khai giảng, chúng tôi bước vào giờ học đầu tiên. Giờ Ngữ văn hôm nay sao làm tôi vương vấn mãi. cổng trường mở ra. Vâng đúng là như vậy. Cổng trướng đã mở ra cả một tương lai tươi sáng cho tôi và cho các bạn. Vậy là, một năm học mới đã bắt đầu, tôi sẽ quyết tâm phấn đấu để trở thành một học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu.

chọn câu mk nha cảm ơn

9 tháng 3 2021

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.

9 tháng 3 2021

Vào hôm sinh nhật vừa rồi, mẹ tặng cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Ngay khi nhìn thấy là em đã phải reo lên vì sung sướng.

Chiếc đồng hồ báo thức to như một chiếc bánh bao, có hình vuông giống như hộp quà. Màu sắc chủ đạo là màu hồng của hoa đào - màu mà em yêu thích nhất. Mặt phía trước là mặt chính của đồng hồ, được vẽ một hình tròn lớn màu hồng nhạt hơn vỏ, chiếm gần hết diện tích. Ở trên hình tròn đó, các số từ một đến mười hai được xếp dọc theo viền đường tròn, cách nhau đều tăm tắp. Ở giữa là một hình trái tim nhỏ xíu màu đỏ, làm tâm của hình tròn. Chính nó là gốc của ba chiếc kim đồng hồ. Kim giờ ngắn và to nhất, cũng là kim chạy chậm nhất, cứ một giờ chú mới nhích một số. Kim dài tiếp theo, nhỏ hơn kim giờ một chút là kim phút. Nhanh nhất chính là anh kim giây, dài và thân nhỏ nhất nhưng anh ta chạy thoăn thoắt. Cứ tích tắc tích tắc liên tục.

Phía trên đầu chiếc đồng hồ là hai cái tai tròn xoe. Thực ra, đó chính là nút bấm dùng để hẹn giờ. Mặt phía sau thì có một hộc nhỏ, dùng để lắp pin - nguồn sống của đồng hồ. Bên cạnh đó, có một cái nút nhỏ, có thể xoay vòng tròn. Nó giúp em điều chỉnh các kim của đồng hồ đến giờ mình mong muốn. Thật là tiện lợi.

Em đặt chiếc đồng hồ vào góc đẹp nhất của giá sách. Từ đây, chiếc đồng hồ đáng yêu này sẽ là người bạn đồng hành của em. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận, để đồng hồ luôn xinh đẹp như bây giờ.

9 tháng 3 2021

Đồng hồ là thứ gắn bó với chúng ta hàng ngày, ngoài việc xem giờ và báo thức đồng hồ cũng gắn bó rất thân thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đề bài tả chiếc đồng hồ báo thức cũng được đưa vào đề tài văn mô tả rất nhiều. Tại bài viết này hay hay nhất giới thiệu đến bạn đọc và các em học sinh tham khảo những bài văn miêu tả về chiếc đồng hồ báo thức hay nhất của những bạn học sinh lớp 5.Là những bài văn mẫu đồng thời là tài liệu tham khảo cho thầy cô nhằm việc giảng dạy và học tập tốt hơn.

Ta cai dong ho bao thuc lop 5 - Nhung bai van hay nhat

Tối nào, em cũng ngồi vào bàn để học bài, làm bài, từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ. Sáng nào cũng vậy, đúng 6 giờ rưỡi là chuông reo. Không phải là tiếng chuông mà là tiếng gà gáy, nghe thật rộn rã. Tiếng gà gáy cất lên là em thức dậy học thuộc lòng. Xếp sách vở vào ba-lô, em làm vệ sinh cá nhân, đúng 7 giờ đi học…

Tả đồng hồ báo thức lớp 5 – Tuyển chọn những bài văn hay nhất

Đề bài: Em hãy tả cái đồng hồ báo thức của em

Bài làm 1 – Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5:

Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.

Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh.

Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng “Kính coong, kính coong”. Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.

Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.

Bài làm 2 – Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5:

“Tích… tắc… reng… reng…”, tiếng hát trong trẻo của cô bạn đồng hồ xinh đẹp đã gọi tôi dậy đón chào một ngày mới tốt lành.

Đó là chiếc đồng hồ tròn như cái bánh bao, chỉ khác là nó có chân đỡ. Cô bạn này được khoác một cái áo màu hồng phấn khá điệu đà. Phía mặt ngoài của đồng hồ được bảo vệ bởi một lớp kính khó vỡ. Nhìn qua lớp kính trong suốt ấy là cả một làng quê thanh bình với những hình ảnh bắt mắt. Trước hiên nhà, một chú bé để tóc trái đào đang cho gà ăn.

Từng giây trôi qua, chú bé lại mở tay ra, đóng tay vào, những hạt thóc cứ rơi xuống từ bàn tay bé nhỏ của chú. Gần đó có những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, phía trên bầu trời biếc xanh, những đám mây trắng hững hờ trôi. Xa xa, những chú chim hải âu đang tung cánh chấp chới bay liệng giữa bầu trời cao và xa tít tắp.

Trên “khuôn mặt” đáng yêu của cô bạn đồng hồ là đại gia đình số và các anh em nhà kim đồng hồ. Xung quanh mặt đồng hồ, các con số từ 1 đến 12 đứng thành vòng tròn như đang chơi trò mèo đuổi chuột. Các anh em nhà kim đồng hồ mới thật là hay. Bác kim giờ áo đỏ, chậm chạp, nặng nề lê từng bước khó khăn. Bác như người đã đứng tuổi, bước đi không còn nhanh nhẹn nữa. Anh kim phút màu xanh lam nhẹ nhàng đi từng bước một chậm rãi. Anh chính là một chàng thanh niên khỏe mạnh mà không hấp tấp.

Bạn kim giây diện bộ váy hồng thật nhí nhảnh. Bạn hệt như một đứa trẻ tinh nghịch nhưng hoạt bát và hiếu động, luôn chạy trước các anh. Còn em kim vàng bé nhất nhưng lại… “lười” nhất. Em chẳng hề nhích chân. Tuy vậy thôi chứ em có ích lắm đấy. Em là kim hẹn giờ.

Cô bạn của tôi làm việc suốt 24 tiếng đồng hồ mà không biết mỏi. Mỗi sáng sớm, bằng bài hát quen thuộc và giọng hát trong trẻo, cô luôn gọi tôi đón chào một bình minh tuyệt vời. Từng giờ, từng phút, tôi đều được biết nhờ khuôn mặt ngộ nghĩnh của cô. Đặc biệt, các con số và kim đều được tráng một lớp dạ quang nên đêm tối, tôi cũng biết là bao nhiêu giờ.

Không những thế, đồng hồ còn là một người bạn tri kỉ của tôi. Tất cả những chuyện vui, buồn tôi đều chia sẻ với cô và được đáp lại bằng những tiếng tích… tắc… Mặc dù không nói thành lời nhưng nó cũng khiến tôi thấy thanh thản hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là bạn muốn nói: “Thì giờ là vàng bạc”.

Thời gian cứ trôi mãi. Thấm thoát đã 9 năm rồi. Đồng hồ đã trở thành cô bạn thân thiết của tôi. Tôi thầm nói: “Cảm ơn bạn nhé! Tớ hứa sẽ không phung phí thời gian đâu, bạn yêu ạ!”.

Ta cai dong ho bao thuc lop 5 - Nhung bai van hay nhat hinh 2

Bài làm 3 – Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5:

Ngoài mẹ gọi em thức dậy mỗi sáng mai thì còn có một người bạn làm nhiệm vụ “báo thức”. Đó chính là chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn. Đây là người bạn tốt đã giúp em thức dậy đúng giờ hơn hằng ngày trước khi đến trường.

Chiếc đồng hồ báo thức này là món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nó giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy. Đồng hồ có màu xanh da trời là chủ đạo. Còn mặt đồng hồ hình tròn, màu trắng nhìn rất hài hòa và bắt mắt. Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút.

Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ. Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Hơn hết ở phía sau chiếc đồng hồ này còn có hộp đựng pin. Chỉ cần ấn một cái là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng nhất. Pin này là pin dùng tạm thời, khi bị hết pin thì em sẽ thay pin mới cho nó.

Mỗi sáng mai cứ vào lúc 6h là chiếc đồng hồ lại vang lên inh ỏi đánh thức em đậy. Đây là âm thanh quen thuộc mà em vẫn nghe hằng ngày. Nhiều khi em rất ghét âm thanh này vì nó làm tỉnh giấc ngủ của em. Nhưng nhiều khi em lại cảm ơn nó vì nhờ vậy mà em không đến trường muộn.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó trong cuộc sống của em. Mỗi sáng chủ nhật em không phải đi học, có thể ngủ nướng thì em có thể để chiếc đồng hồ nghỉ ngơi, không cần phải báo thức. Dù trong trường hợp này thì em vẫn rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức đáng yêu này.

  • Xem thêm: Bài văn tả cô giáo lớp 5 xúc động

Bài làm 4 – Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5:

Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ.

Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất.

Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi. Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng.
Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học.

Hằng ngày, tiếng “tích tắc! tích tắc!” của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng “cạp, cạp” của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian.

Tuyển chọn bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức học sinh lớp 5

Tuyen chon bai van ta chiec dong ho bao thuc hoc sinh lop 5

Bài làm 5 – Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5:

Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.

Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự.

Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.

Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp.

Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.

Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.

Bài làm 6 – Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5:

Reng …! Reng….! Reng….!
Một hồi chuông kéo dài vào đúng sáu giờ sáng để đánh thức tôi dậy đi học. Đó chính là chiếc đồng hồ báo thức mang nhãn hiệu “Puppy” mà bố đã mua cho tôi vào lần sinh nhật lần thứ mười.

Chiếc đồng hồ báo thức của tôi có hình một chú cún con đang ôm quả bóng. Giữa quả bóng đó là mặt đồng hồ. Trong đó là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn. Khi đồng hồ chạy, một cuộc ganh đua của ba anh em nhà kim lại bắt đầu. Kim giờ béo nhất, không chịu giảm cân nên đi chậm như rùa. Anh hai – Kim phút cao nhất nhà, đi nhanh hơn anh cả một chút.

Nhưng người luôn đạt giải quán quân trong cuộc đua đó là em út – Kim giây. Ngoài sự hiện diện của ba anh em còn có một kim nữa để đặt báo thức. Đằng sau lưng chú cún đó là hai nút điều khiển. Nút vòng đặt báo thức, nút đen điều chỉnh giờ. Cứ cuối tuần là tôi lại lau chùi đồng hồ cẩn thận. Bao giờ hết pin là tôi chỉ cần cậy đáy ở dưới mông chú cún lấy pin cũ ra và thay pin mới vào. Tôi sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó sẽ đồng hành cùng tôi trên con đường học tập. Từ khi có nó tôi luôn sinh hoạt và học tập đúng giờ.

Bạn đánh giá các bài văn của các em học sinh chủ đề “Tả chiếc đồng hồ báo thức” này thế nào? hãy để lại cảm nhận và đừng quên chia sẻ bạn bè nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhé.

10 tháng 3 2021

 Tìm từ đồng nghĩa với từ "lạnh ngắt" trong câu " Nhưng cơ thể lạnh ngắt và cứng đờ cho thấy cô đã chết " .

giải

Đặc điểm, tính chất của thời tiết : lạnh lẽo, lạnh buốt, giá lạnh, rét buốt, giá rét.

hok tok