K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2020

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

6 tháng 1 2020

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước:

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo. Các nước này cùng có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đồng Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.

Ngay từ thời đại đồ đá, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt. Cũng chính vào thời điểm này, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện.

Môi trường thiên nhiên bao gồm: đất, nước, không khí...và nhiều yếu tố khác bao quanh chúng ta.Nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên cuộc sống của con người và động thực vật. Thử xem, nếu chúng ta thiếu nước thì sẽ như thế nào, chúng ta có thể không ăn trong 2 ngày nhưng không thể không uống một ngụm nước nào trong 2 ngày đó. Nhưng nguồn nước chúng ta sử dụng phải đảm bảo hợp vệ sinh, không gây mầm bệnh. Cũng như nước vậy, đất và không khí đều quan trọng không chỉ riêng cá nhân mà cho toàn nhân loại. Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh hô hấp. Hô hấp nhờ cây xanh thải ra khí O2 nên vấn đề bảo vệ cây xanh đang được toàn cầu chú trọng. Bảo vệ nó chính là bảo vệ bản thân mình.Các bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cho tốt nhé bởi nó cũng góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Thiên tai, lũ lụt và hoạt động của con người ngày càng phát triển, tác động ngày càng nhiều đến môi trường: thải ra nhiều loại nước có các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm cho nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất bị suy thoái, không khí có mùi khó chịu... khiến nhiều người bệnh tật nghiệm trọng hơn số lượng người chết ngày càng tăng. Hơn nữa môi trường còn có khả năng tự làm sạch.Tất cả những gì bao quanh chúng ta đều ảnh hưởng đến sức sống và tồn tại của nhân loại. Hãy kêu gọi mọi người hành động vì môi trường bạn nhé.

Chúc bạn học tốt!

Môi trường thiên nhiên bao gồm: đất, nước, không khí...và nhiều yếu tố khác bao quanh chúng ta.Nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên cuộc sống của con người và động thực vật. Thử xem, nếu chúng ta thiếu nước thì sẽ như thế nào, chúng ta có thể không ăn trong 2 ngày nhưng không thể không uống một ngụm nước nào trong 2 ngày đó. Nhưng nguồn nước chúng ta sử dụng phải đảm bảo hợp vệ sinh, không gây mầm bệnh. Cũng như nước vậy, đất và không khí đều quan trọng không chỉ riêng cá nhân mà cho toàn nhân loại. Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh hô hấp. Hô hấp nhờ cây xanh thải ra khí O2 nên vấn đề bảo vệ cây xanh đang được toàn cầu chú trọng. Bảo vệ nó chính là bảo vệ bản thân mình.Các bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cho tốt nhé bởi nó cũng góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Thiên tai, lũ lụt và hoạt động của con người ngày càng phát triển, tác động ngày càng nhiều đến môi trường: thải ra nhiều loại nước có các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm cho nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất bị suy thoái, không khí có mùi khó chịu... khiến nhiều người bệnh tật nghiệm trọng hơn số lượng người chết ngày càng tăng. Hơn nữa môi trường còn có khả năng tự làm sạch.Tất cả những gì bao quanh chúng ta đều ảnh hưởng đến sức sống và tồn tại của nhân loại. Hãy kêu gọi mọi người hành động vì môi trường bạn nhé.

6 tháng 1 2020

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố.

Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.

6 tháng 1 2020

Tên tuổi nhà thơ gắn liền với những chiến công hiển hách của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Trong một số bài thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông để lại có hai bài viết về Thiên Trường, mảnh đất "phát nghiệp đế vương " của nhà Trần: “Hạnh Thiên Trường hành cung " và "Thiên Trường vãn vọng".

Thiên Trường là một trong 12 lộ thời Trần, thuộc Sơn Nam; nay thuộc ngo thành Nam Định. Thiên Trường vốn là Thái ấp của vua chúa nhà Trần, ở đây xưa không có nhiều cung điện nguy nga tráng lệ.

"Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng). Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật:

"Thôn hậu, thôn tiền, đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu, tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền "
Hơn 60 năm về trước, cụ Ngô Tất Tố đã dịch rất hay bài thơ này.

Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tàn. Bốn chữ "thôn Hậu thôn tiền " và "bán vô bán hữu" liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng hài hòa về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc, trù phú. Trong bóng chiều nhạt nhòa, xóm thôn "trước xóm sau thôn" phủ mờ khói như càng trở nên mơ màng, mênh mang. Khói của sương chiều. Khói lam chiều vấn vương, nhẹ bay trên những mái nhà gianh sau lũy tre làng.

Chỉ bằng 3 nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói và ánh tà dương nơi yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ. Cảnh vật bao la, tĩnh lặng. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện. Tưởng như thi sĩ đang thả hổn mình vào cảnh vật, lặng ngắm thôn xóm quê hương gần xa không chán. So sánh "đạm tự yên " (mờ nhạt như không là một hình tượng đầy thi vị. Cả một hồn quê man mác gợi cảm):

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiêu man mác có dường không).

Hai câu cuối là cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau về thôn. Có âm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên, âm thanh réo rắt, hồn nhiên, thanh bình của làng quê ta xưa nay. Có từng đôi, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà người đọc vẫn cảm nhận được. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ đầy gợi thanh và màu sắc, thanh tao và dào dạt sức sống. Bút pháp điểm nhãn, lấy động để tả tĩnh của tác giả được thể hiện một cách nhiều ấn tượng về bức tranh đồng quê này:

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận"
Bạch lộ song song phi hạ điền
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân rông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật đồng quê. Điều đó cho thấy tâm hồn thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này. Cảm nhận ấy càng rõ khi ta đọc bài thơ "Hạnh Thiên Trường hành cung" (Ngự chơi hành cung Thiên Trường):

" Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát,
Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu.
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước có thu lồng Trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng,
Độ xưa so với độ này thua"

Cảnh buổi chiều được nói đến trong bài ''Hạnh Thiên Trường hành cung" là cảnh chiều thu, đó là điều ai cũng rõ. Trong bài "Thiên Trường vãn vọng" là cảnh chiều xuân hay chiều thu? Rất khó xác định. Ta chỉ cảm nhận được đó là một buổi chiều êm đềm, xóm thôn phủ mờ sương khói tà dương. Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện cho ta khẳng định: Trần Nhân Tông viết "Thiên Trường vãn vọng" sau năm 1288, khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, nước Đại Việt thanh bình, yên vui.

Bài tứ tuyệt "Thiên Trường vãn vọng" là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên, nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê, và còn chấp chới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế!

6 tháng 1 2020

1. Thiên nhiên

- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Mưa tháng sáu máu rồng.

- Mưa tháng tư hư đất.

- Nắng to thì nằm co cũng ấm.

2. Lao động

- Ếch tháng ba, gà tháng bảy.

- Làm ruộng thì ra,  làm nhà thì tốn.

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Nắng sớm thì trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.

- Nhất thì, nhì thục.

3. Con người

- Người ta là hoa đất.

- Người sống đống vàng.

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Nhất dáng nhì da thứ ba là tóc.

- Cái răng cái tóc là góc con người.

4. Xã hội

- Phép vua thua lệ làng.

- Đất có lề quê có thói.

- Lá lành đùm lá rách.

- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.

5 tháng 1 2020

ummmm  tui củng vậy

5 tháng 1 2020

tui chỉ buồn đi ......

5 tháng 1 2020

nghệ thuật độc đáo 

5 tháng 1 2020

NICE!

Đây là câu đầu tiên tao gửi cho mày. Kế đến, tao sẽ viết cho mày câu thứ hai. Câu này nữa đã là câu thứ ba rồi đó. Mày à, mày có biết câu mày đang đọc đã là câu thứ tư rồi không? Vậy mà tao vẫn không thể bắt đầu câu chuyện ở câu thứ năm này. Tao hy vọng sẽ nói được điều muốn nói với mày ở câu thứ sáu, nhưng sao thấy khó mở lời quá, hẹn mày ở câu thứ bảy nha. Mà thôi,...
Đọc tiếp

Đây là câu đầu tiên tao gửi cho mày. Kế đến, tao sẽ viết cho mày câu thứ hai. Câu này nữa đã là câu thứ ba rồi đó. Mày à, mày có biết câu mày đang đọc đã là câu thứ tư rồi không? Vậy mà tao vẫn không thể bắt đầu câu chuyện ở câu thứ năm này. 

Tao hy vọng sẽ nói được điều muốn nói với mày ở câu thứ sáu, nhưng sao thấy khó mở lời quá, hẹn mày ở câu thứ bảy nha. Mà thôi, đợi thư xuống dòng, tao sẽ tâm sự với mày được nhiều hơn. 

Mày ơi! Mày có biết giờ đã là câu thứ mấy rồi không? Tao học dốt quá nên không thể đếm nhiều được. Nếu tao không nhầm thì đã là câu thứ mười rồi. 

Mày biết không, khi tao chấm hết câu này cũng là lúc tao chuyển sang câu thứ mười bốn rồi đó. Tao dự định sẽ nói toạc móng heo ra đây, nhưng cứ sợ mày không đủ bình tĩnh, nên tao đành để nó ở câu sau nữa. Tèo à! Mày có đang nghe tao nói đó không? Điều tao muốn nói với mày là hãy kiên nhẫn đọc câu kế tiếp. Và nếu mày tin tao, hãy đọc thêm câu này nữa. Tao không muốn làm mất thời gian của mày thêm, nên tao sẽ cho mày biết ngay bây giờ. Mày à, tao muốn nói là… là… mày hãy đọc lại lá thư này, mày nhá!

5
5 tháng 1 2020

hay vỗ tay vỗ tay