K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

13 tháng 3 2020

Nhanh mình k

13 tháng 3 2020

Bài làm :

Hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê, em được cùng đám trẻ trong làng dẫn đi ngắm rất nhiều cảnh đẹp. Trong số tất cả, em thích nhất là cánh đồng rộng lớn trong buổi sớm mai. Khung cảnh ấy đã in đậm vào trong tâm trí em. Mỗi lần nhắc tới lại giống như một thước phim chậm rãi chiếu lên.

Cánh đồng vào buổi sáng sớm rất đẹp. Nó rộng mênh mông, từ xa nhìn lại cánh đồng buổi sớm chẳng khác gì một tấm thảm nhung khổng lồ mà ai đó bỏ quên. Từng cơn gió mùa thu nhẹ nhàng thổi làm sóng lúa nhấp nhô như những cô bé, cậu bé tinh nghịch đang dắt tay nhau chơi trò trốn tìm. Đứng từ rất xa em vẫn thấy màu xanh của những lũy tre bao quanh cánh đồng cùng với màu vàng sậm của lúa. Không gian lúc này thật thoáng đãng và mát mẻ, em hít sâu một hơi vào lồng ngực. Thoang thoảng bên chóp mũi là hương thơm của lúa chín, cái mùi nồng nồng ngái ngái mà đậm vị thôn quê ấy có thể hấp dẫn khứu giác của bất kì ai vô tình đi lạc vào nơi đây. Bầu trời lúc này còn chưa sáng hẳn, cảnh vật im lìm chìm trong giấc ngủ say. Cánh đồng như toát lên một vẻ đẹp rộng lớn nhưng cũng mang đôi chút cô đơn. Thỉnh thoảng trong không gian vắng lặng ấy mới vang lên tiếng kêu của một vài chú chim ăn đêm đang cố gắng kiếm thêm chút mồi.

Những tia nắng đầu tiên dần xuất hiện trên cánh đồng rộng lớn, đánh thức những bông lúa còn đang ngủ say bừng tỉnh giấc đón chào một ngày mới bắt đầu. Màn sương mỏng bao quanh cánh đồng nhanh chóng bị những tia sáng của vầng thái dương thiêu đốt không còn một dấu vết. Trên trời, những đám mây trắng nhuộm sắc hồng lững lờ trôi, ông mặt trời lại lười biếng tiếp tục cuộn tròn trong chiếc chăn mây to sụ chỉ nhô ra mỗi cái đầu tròn vo của mình. Những bông lúa lúc này mang một màu vành tươi lấp lánh, bông lúa nặng trĩu uốn cong thành hình móc câu gục đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa bây giờ đã vào vụ, hương thơm của bông lúa theo cơn gió nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian rộng lớn. Em nhanh chân bước xuống vệ cỏ hai bên bờ, những ngọn cỏ còn ướt sương đêm được ánh mặt trời chiếu vào lấp lánh và long lanh như những viên pha lê đắt giá. Những tia nắng lúc này trở nên rục rỡ và ấm áp hơn nhiều so với lúc ban đầu. Em thấy thấp thoáng trên cánh đồng những bóng áo nâu nón trắng của các bác nông dân ra thăm lúa. Họ cúi xuống, dùng tay cẩn thận nâng bông lúa lên, nụ cười ánh lên nơi đáy mắt, em thầm nghĩ: “Vụ mùa năm nay bội thu rồi”. Từ hai bên bờ ruộng, một vài chú chim ăn đêm bay vút lên bầu trời cao và mất hút trong không gian tràn ngập ánh nắng ấy. Bên cạnh cánh đồng là con đường làng quen thuộc, trên đường người dân tấp nập đi lại, các bạn học sinh trong bộ đồng phục gọn gàng vừa đi vừa cười đùa vui vẻ. Cảnh vật quê em bây giờ thật hết sức trù phú và thanh bình.

Em rất thích ngắm nhìn cảnh đồng quê vào buổi sáng sớm. Những hình ảnh về cánh đồng cùng làng quê sẽ là hình ảnh in đậm trong tâm trí em dù thời gian có trôi qua đi chăng nữa.

13 tháng 3 2020

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên

học tốt

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?A.        Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.B.        Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.C.        Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.D.        Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

A.        Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.

B.        Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.

C.        Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D.        Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

A.          Kể lại diễn biến sự việc.

B.          Đề xuất một ý kiến.

C.          Đưa ra một nhận xét.

D.          Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 3: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?

A.        Luận điểm phải rõ ràng.

B.        Lí lẽ phải thuyết phục.

C.        Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động.

D.        Cả ba yêu cầu trên.

Câu 4: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?

A.  Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

A. Trạng ngữ.        B. Chủ ngữ.

C. Vị ngữ.             D. Bổ ngữ.

Câu 6: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

A. Người ta là hoa đất.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Tấc đất tấc vàng.

Câu 7: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?

A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.

B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.

C. Mình đọc sách là nhiều nhất.

D. Đọc sách.

Câu 8: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .

B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Câu 9: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

Câu 10: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

A. Là các quy luật của tự nhiên.

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 11: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?

A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

Câu 12: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

C. Ăn cháo đá bát

D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

 

1
13 tháng 3 2020

Giải: 

1, A        

2, A

3, D

4, C

5, B

6, B

7, B

8, C

9, D

10, C

11, A

12, C

---------

Chúc bạn học tốt <3