K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 12. Từ đoạn trích, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người cha mẹ đối với việc học tập của con cái? BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤNGUYỄN HIỂN LÊTôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học...
Đọc tiếp

Câu 12. Từ đoạn trích, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người cha mẹ đối với việc học tập của con cái?

 

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

NGUYỄN HIỂN LÊ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

 

0
27 tháng 12 2021
chân thật, chân thành, chân chính, chân chất, chân lí, chân ái, chân phương...
27 tháng 12 2021

ko nhắn linh tinh  nha đức minh

27 tháng 12 2021

nhật minh

27 tháng 12 2021

:)))))))))

27 tháng 12 2021

mày bị điên à viết 2 trang tao chết liền

17 tháng 2 2022

ngáo à mày tau mượn mày làm à k làm thì thôi cút

27 tháng 12 2021

Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

Chúc bạn học tốt!!!

27 tháng 12 2021

Trên đường tới lớp, con đường vẫn đông đúc như mọi khi. Hàng cây xanh mướt hai bên đường như đang trùng xuống. Tôi cứ có cảm giác mọi thứ đang trôi chậm lại. Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay tôi đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học đặc biệt.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, trêu đùa nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình biết.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi.

Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, khép lại quãng thời gian tiểu học.

Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5. Tạm biệt mái trường thân yêu, tạm biệt chỗ ngồi thân thương, tạm biệt bảng đen phấn trắng, “cho dù có đi nơi đâu ta cũng không quên được nhau”. Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, tôi chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6 – môi trường mới. Tôi dặn lòng sẽ học hành thật tốt để không khỏi tiếc nuối những tháng ngày ở cấp một.

27 tháng 12 2021

chó sói lm gì có ở xiếc vì chó thân thiện với con người nên nó sẽ ko cắn

mk nghĩ thế

vì con sói khó huấn luyện và kĩ thuật ko giỏi bằng su tử ,sư tử dễ thu phục hơn<ko chắc>

27 tháng 12 2021

cái gì vậy :>

27 tháng 12 2021

a đù ảo

27 tháng 12 2021

Em là một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhưng không vì thế mà em xa cách với quê hương. Bởi hè năm nào em cũng được về quê thăm ông bà. Vì vậy, em có rất nhiều kỉ niệm với mảnh đất thân thương đó.

Đến giờ em, vẫn còn nhớ như in chuyện xảy ra vào một buổi chiều mùa hè năm ngoái. Hôm đó, ông rủ em ra bờ sông bắt ốc. Bạn thử nghĩ xem, còn gì vui sướng bằng lội trong dòng nước mát lạnh trong một ngày hè nóng bức chứ? Vậy nên, dù chưa bao giờ bắt ốc, em vẫn vui sướng xách rổ chạy theo ông. Sau khi đi qua một con đường nhỏ, hai bên là hai mương nước nhỏ chảy róc rách, em và ông đi ra đến bờ sông. Bắt chước theo ông, em xắn ống quần lên thật cao để khỏi bị ướt. Xong xuôi, em cẩn thận lội xuống nước. Nước ở khu vực gần bờ chỉ đến ngang giữa đùi của em mà thôi. Nó mát lạnh, xua tan đi mọi cái oi nóng của mùa hè. Dưới đáy sông, là lớp bùn non mềm mịn, khi đặt chân xuống chỗ nào là bùn sẽ “liếm” đến tận mắt cá ngay. Sau khi đã quen thuộc với cách di chuyển dưới nước, em liền bắt đầu mò ốc. Bắt chước theo ông, em cúi người, đưa bàn tay mò dọc theo bùn lầy dưới chân. Và rồi, em bắt được chú ốc đầu tiên. Đó là một chú ốc vặn to béo, bên ngoài bám chút rêu xanh. Em hết to lên mừng rỡ:

- Ông ơi, cháu bắt được ốc rồi này!

Dưới cái nhìn hiền từ của ông, em đặt con ốc vừa bắt được vào rổ, rồi hăng hái chạy đi bắt tiếp. Sau đó, em như trở thành một người thợ chăm chỉ và lành nghề. Liên tục bắt được nhiều chú ốc béo mẫm khác nữa. Em cũng rất chuyên nghiệp khi cẩn thận sàng lọc, chỉ lấy những chú ốc to còn chú ốc nhỏ sẽ thả lại xuống nước cho tiếp tục phát triển. Đây là bài học mà ông đã dạy em, để có thể có ốc ăn lâu dài.

 

Sau một hổi cần mẫn, chiếc rổ của hai ông cháu đã đầy những ốc. Ông gọi em dừng tay để trở về nhà. Nghe tiếng ông, em cũng lội dần vào bờ để đi về. Chợt, có thứ gì đó dài và trơn lướt qua bắp chân em, rồi bám vào không chịu đi. Lúc ấy, cả người em cứng đờ lại như một tảng đá, lưng chảy đầy mồ hôi lạnh vì sợ hãi. Vì em nghĩ ngay đến những câu chuyện về đàn rắn nước sống dưới sông mà bà hay kể. Thế là xong rồi. Em sợ hãi mà hét lên rồi vùng chạy. Do vội quá mà ngã xuống nước, ướt hết cả người. Lúc này, ông đã chạy lại, thấy ông, em liền bảo rằng trên chân có rắn, mãi không chịu rời đi. Nghe em nói vậy, ông liền giờ tay lên, toan bắt con rắn lì lợm trên chân em. Nhưng đến đi ông giơ lên thì em mới bàng hoàng nhận ra đó chỉ là một cái rễ cây. Ngay lập tức em trở nên ngượng nghịu, xấu hổ vô cùng. Nhưng rồi vì sợ bị cảm lạnh, em liền chạy vội theo ông trở về nhà để thay quần áo. Tối hôm đó, khi cả nhà ngồi vây quanh nồi ốc hấp to thơm ngon. Ông lại kể cho mọi người nghe câu chuyện nhìn gà hóa cuốc của em lúc chiều. Mọi người ai nấy đều cười nghiêng ngả. Khiến em xấu hổ lắm. Nhưng một lát sau, em lại nhanh chóng hòa mình vào không khí vui vẻ của cả nhà.

Đến nay cũng đã hơn một năm trôi qua rồi, nhưng những việc xảy ra vào ngày hôm đó em vẫn còn nhớ mãi. Dù đó là một kỉ niệm khá là xui xẻo, khiến em phải xấu hổ. Nhưng đó lại là kỉ niệm tuyệt vời nhất của em tại quê hương cùng với ông.

 

27 tháng 12 2021

??????