K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2022

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “mỗi người làm việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt đó là lúc hoàng hôn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như “hòn lửa”. Với cách so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hoàng và tráng lệ làm ngây ngất lòng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả. Với nghệ thuật nhân hoá “sóng cài then, đêm sập cửa” đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà công việc đó được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành nền nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đoàn kết, phấn khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khoẻ khoắn, lời hát của họ như hoà vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả nổi bật về nét đẹp của người dân làng chài:

Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi

Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời này may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Ở khổ thơ thứ ba là hình ảnh con thuyền với cảnh đánh bắt cá trên biển:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa may cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Có thể nói rằng, toàn bộ khổ thơi là một bức tranh sơn mà lộng lẫy. Tất cả các hình ảnh: mây, nước, sao, trời được vẽ nên bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền vừa có tính hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. “Lái gió” “buồm trăng” – đọc câu thơ, ta có cảm nhận thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. Trăng sao như soi rõ hơn cho con người phát hiện ra luồng cá. Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hoà vào một. Còn đối với người dân chai, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

Ở khổ thơ thứ tư, tác giả dành riêng để miêu tả sự giàu có của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuộc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long

Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Hình ảnh cá được miêu tả mơ mộng làm sao: “cái đuôi em quẫy trăng vàng choé”. Trong cái giàu có đó, ta nghe được nhịp thở của biển khơi: “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Có thật sự yêu mến biển, yêu con người lao động thì nhà thơ mới có được những hình ảnh đẹp, những cau thơ hay đến như vậy.

Ở khổ thơ tiếp theo, là hình ảnh bao dung của biển:

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là khúc ca gọi cá. Tiếng hát được vang lên trong những giờ lao động, xua đinh những khó nhọc và làm khô đi những giọt mồ hôi. Trong hương vị mặn mòi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơn. Biển trong khổ thơ này được miêu tả hết sức bao dung và nhân hậu “cho ta cá như lòng mẹ”. Người dân chai gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.

Sau một đêm lao động vất vả khẩn trương, họ đã gặt hái được những thành quả lao động xứng đáng:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Thời gian trôi nhanh, sau một đêm dài miệt mài trong lao động, thế nhưng tình thần của những người đi biển vẫn không hề giảm sút. Họ hang hái thu hoạch những mẻ cá đầy khoang. Vì sao vậy? Phải chăng sau một đêm vất vả, họ đã thu được thắng lợi lơn “chùm cá nặng”. Hình ảnh những con cá trên khoang thuyền được miêu tả sao mà đẹp thế “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”. Phải chăng đây chính là tương lai của những người đi biển, tương lai do chính bàn tay họ tạo nên.

Phần cuối bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:

Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Một điều người đọc dễ nhận thấy nhất đó là câu hát được cất lên từ lúc ra đi cho đến lúc trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đổi biển nhô lên thật tuyệt diệu. Và, tuyệt diệu hơn cả đó là đoàn thuyền trở về với cá đầy khoang. Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả khẩn trương như lúc ra đi: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Phải chăng ở đây, những người đi biển đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho đợt ra biển tiếp theo. Những người lao động không thoả mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, họ phải chạy đua với thời gian để làm ra được nhiều của cải hơn cho đất nước. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với giọng thơ khoẻ mạnh, kết hợp với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, hoán dụ tài tình, nàh thơ đã vẽ lên được một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình mình.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa Việt Nam ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài Đoàn thuyền đánh cá ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành công nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”...

18 tháng 11 2022

1.tên và vài nét về tác giả

- Chế Lan Viên (1920- 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan

- Quê quán: huyện Cam Lộ- tình Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Trước Cách mạng tháng 8 Chế Lan Viên nổi tiếng với phong trào thơ mới với tập thơ “Điêu tàn” (1937)

 

   + Với hơn 50 năm sáng tác, ông có nhiều tìm tòi ở những tập thơ hay gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại thế kỉ XX

   + Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Phong cách sáng tác: Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách và đặc sắc. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, triết lí và khả năng sáng tạo hình ảnh.

2. * hoàn cảnh sáng tácBài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.

*Bố cục:

Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ

- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng

- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ

3.- giá trị nội dung:- Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người

- giá trị nghệ thuật:- Bài thơ thành công trong với thể thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022

Em đưa lên văn bản để cô và các bạn hỗ trợ nhé!

17 tháng 11 2022

  -Qua văn bản" ánh trăng'' cho biết tác giả là Nguyễn Duy

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)

 

- Sự nghiệp sáng tác:

    + Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba

    + Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.

    + Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí

    + Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật

    + Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…

- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

     +) BỐ CỤC CHIA LÀM 3 PHẦN:

- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

  - Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.

                               BÀI LÀM

 Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.

 

 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
16 tháng 11 2022

Chào bạn! Với chuỗi câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một vài ý sau nhé!

1. Tác giả bài thơ Ánh trăng là Nguyễn Duy.

2. Một số nét về nhà thơ Nguyễn Duy.

- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

- Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam.

- Ông làm thơ từ rất sớm: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..., Đò Lèn,...

3. Bố cục của bài thơ

- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ.

- Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại.

- Phần 3 (2 khổ cuối): Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

--> Bố cục phù hợp đi theo mạch cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.

4. Hoàn cảnh sáng tác

Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị.

5. Tưởng tượng mình là nhân vật và viết đoạn văn. Với yêu cầu này, trước hết bạn cần sẽ phải xác định viết đoạn văn về nội dung gì nhé!

16 tháng 11 2022

Nhắc đến một trong những di tích lịch sử hay là một vùng đất trong trái tim tôi. Thì chắc hẳn tôi sẽ nghĩ đến quê hương Mê Linh của tôi. Mê Linh của tôi là một huyện nằm phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nhưng nó đã có lịch sử từ rất lâu đời.

Đến với Mê Linh chúng ta sẽ phải đến di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng. Đây là đền thờ của hai vị anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị- đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc. Đền thờ được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43. 

Hai Bà Trưng không còn quá xa lạ đối với những người con đất Việt. Khi mà đất nước ta bị phương Bắc đô hộ thì ở vùng dất Mê Linh đã có hai chị em gái sinh đôi, chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị- làm nghề nuôi tằm. Hai Bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường.

Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên  cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ. Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi.

Để tưởng nhớ công lao của hai bà thì nhân dân đã lập đền thờ tại nơi mà hai bà đã lớn lên, trưởng thành và lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân nơi đây.

 

15 tháng 11 2022

-Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm( 1943)

-Bố cục:

   +) Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.

   +) Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.

   +) Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.

TRẢ LỜI CÂU HỎI:

- Câu 1:Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :

   - Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.

   - Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.

Câu 2:Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :

   - Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.

   - Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.

 - Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.

   - Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.

→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.

 Câu 4: - Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.

   - Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.

       + Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.

       + Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.

       + Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ chomẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.

Câu 5:- Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.

   - Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

 
14 tháng 11 2022

-tác giả là Bằng Việt sinh 1941 quê ở hà nội, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ

- hoàn cảnh sáng tác: năm 1963 khi nha thơ đang là sinh viên đang học tập xa nước

- Bố cục chia làm 4 phần: 

+) Phần 1: ( ba khổ thơ đầu) : Hình ảnh khới nguồn cảm xúc

+) Phần 2: ( 4 khổ tiếp): Hồi tưởng kỉ niệm về bà và tình bà cháu.

+) Phần 3: ( 2 khổ nối tiếp): Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà

+) Phần 4: ( khổ thơ cuối) : Nói về tác giả đã trưởng thành, đi xa, đứa cháu vẫn không nguôi nhớ về bà.

                       1 SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐỂ CÁC BẠN DỄ SỌA BÀI HƠN :33

14 tháng 11 2022

-TG: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây(Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

-Bài thơ sáng tác năm 1963, khi TG đang là sinh viên nghành luật ở Liên Xô, được đưa vào tập Hương cây-Bếp lửa năm 1968, tập thơ đầu tay của ông và Lưu Quang Vũ.

-Bố cục chia làm 4 phần

+ khổ đầu: Hồi tưởng về bà và bếp lửa

+ 4 khổ tiếp: Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà

+ khổ tiếp: Những suy ngẫm về bà và bếp lửa

+ khổ cuối: tình cảm của cháu với bà và bếp lửa

Mong lời giải của mình giúp ích cho bạn ^^

13 tháng 11 2022

Bài soạn ngắn!

1. đôi nét về tác giả

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.

- Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” và “ngọn lửa đèn” của 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”

3. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ, được in trong tập Vầng trăng quầng lửa. Vậy hoàn cảnh sáng tác của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra sao?

4.

Bố cục chia làm:(3 phần)

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.


 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
14 tháng 11 2022

1. Tác giả, HCST:

- Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái.

- Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

- Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Lê nhất thống chí được sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

2. Tóm tắt:

     Nguyễn Huệ nhận được tin báo quân Thanh kéo vào nước ta, vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Ông cùng nghĩa quân Tây Sơn vào Nghệ An, mở cuộc tuyển quân, chiêu dụ được thêm 1 vạn quân lính, kéo quân ra Bắc đánh bại kẻ thù. Nhờ vào sự chỉ huy tài giỏi, sự tính toán khôn khéo của nhà vua, nghĩa quân đã đánh thắng được quân địch, chiếm đồn Hà Hồi vào nửa đêm ngày mùng 3 Tết Kỉ Dậu. Sau đó, nghĩa quân tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi, đánh chiếm thành Thăng Long mà quân giặc không hề hay biết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, vội vàng bỏ trốn, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy về phía Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gãy cầu phao, tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua tôi nhà Lê cũng nhận kết cục bi thảm, phải cướp cả thuyền của dân để bỏ chạy.