K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2023

Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện ở đâu? 

  - Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà.

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

  - Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tại Trung Quốc.

Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở đâu ?

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

Sau khi thống nhất, Tần Thủy Hoàng đã cai trị đất nước như thế nào ?

  - Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

  - Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và Pháp luật chung trên cả nước.

Xã hội phong kiến trung quốc được hình thành như thế nào ?

   * Về chính trị: Thế kỉ III TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.

   * Về kinh tế: Xuất hiện công cụ bằng sắt làm cho diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.

   * Về xã hội:- Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.

- Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.

- Khi nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện.

 
13 tháng 11 2023

Đã được 1823 năm

13 tháng 11 2023

200+2023=2223

Vậy vật đó đã nằm dưới đất 2223 năm

NẾU SAI CHO MIK XIN LỖI NHÌU Ạ!

12 tháng 11 2023

công cụ kim loại rất quan trọng vs đời sống của con người trong xã hội ng nguyên thuỷ. Công cụ bằng kim loại giúp con người biết làm ăn, diện tích canh tác mở rộng, tăng cao, đồ ăn làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên. Từ đó, xã hội nguyên thuỷ cx bị phân chia có các giai cấp, đứng đầu là giai cấp thống trị còn còn ng nghèo là giai cấp bị trị

Luyện Kim 

6 tháng 11 2023

Trước công nguyên là trước chúa giê-su ra đời (đạo thiên chúa)

Công nguyên là thời kì chúa giê-su ra đời (đạo thiên chúa)

Một thập kỉ 10 năm

Một thế kỉ 100 năm

Một thiên niên kỉ 1000 năm

 

6 tháng 11 2023

Ở việt nam có di tích người tối cổ ở núi đọa, thẩm khuyên_thẩm nai(lạng sơn)

7 tháng 11 2023

   Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

   Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

   Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

   Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

   Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

   Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage

   Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

   Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

   Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

   Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

   Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

   Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

(đủ ko ạ?)

4 tháng 11 2023

- Vai trò của lao động trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy:

+ Nhờ chế tác công cụ lao động, đôi bàn tay con người dàn trở nên khéo léo, cơ thể con người cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động. Như vậy, thông qua quá trình lao động con người đã tự cải biến và hoàn thiện mình.

+ Lao động giúp tư duy sáng tạo của con người ngày càng phát triển (vì: con người biết chế tác, sáng tạo ra nhiều công cụ lao động tỉ mỉ, tinh xảo hơn, phù hợp hơn với tính chất của công việc).

+ Thông quá quá trình lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.