K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8

Bạn tham khảo bài văn nhé :

“Tiếng nói của văn nghệ”, tiếng nói của thơ ca chưa bao giờ là những lời dễ dãi, nhạt nhòa. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết: "Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...". Ý kiến ấy gợi cho ta bài học sâu sắc về việc tiếp nhận văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng.

Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, tâm trạng, cảm xúc con người. Học giả Lê Quý Đôn từng viết: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” là bởi thế. Thơ bao giờ cũng ngắn gọn, hàm súc nên ngôn ngữ thơ cô đọng, lời ít ý nhiều. Không chỉ vậy, nhà thơ thường dùng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, đối lập, ... để thể hiện tình ý sâu xa của mình. Không gian, thời gian trong thơ là không gian, thời gian của cảm xúc, tâm tưởng nên trong thơ có nhiều khoảng trống, khoảng trắng đòi hỏi sự liên tưởng phong phú và đồng cảm của người viết. Bởi vậy nên, dọc một bài thơ thì dễ mà hiểu được thơ, cảm được thơ thật khó.

“Một bài thơ hay” chẳng những mang đến cho người đọc những tình cảm thẩm mĩ đẹp đẽ mà còn có hình thức thể hiện độc đáo sáng tạo. Để cảm nhận đầy đủ những lớp nghĩa của thơ ca, cảm nhận vẻ đẹp của hình thức thơ, bạn đọc phải dụng công rất nhiều. Do vậy, đọc một bài thơ hay “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giây đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ”. Mặt khác, thơ ca là tiếng nói của tâm hồn bởi vậy, người đọc phải có được sự đồng cảm, đồng điệu vể tiếng lòng với nhân vật trữ tình, với tác giả. Do đó, người đọc thơ không chỉ đọc trong tư thế khám phá những hình thức thẩm mĩ của bài thơ mà phải đọc với tất cả tâm hồn: “Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Trong chương trình văn học Việt Nam lớp 8 và 9, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh xứng đáng là một “bài thơ hay” đáng để ta “dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Nhà thơ Tế Hanh được bạn đọc biết đến bắt đầu từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Ngay từ những ngày đầu sáng tác, thơ của ông đã gắn bó tha thiết với làng quê. Trong những năm sau đó, dù mở rộng về đề tài nhưng nhà thơ vẫn được biết đến nhiều nhất qua những vần thơ viết về quê hương. Và “Quê hương” là một bài thơ như thế.

Mở đầu bài thơ của mình, nhà thơ có hai câu thơ “giới thiệu” khá lạ:

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.

Đó là lời thơ giới thiệu về nghề nghiệp và vị trí của làng: “làm nghề chài lướị”, bốn bề là nước “cách biển nửa ngày sông”. Hai câu thơ giới thiệu về làng rất ngắn gọn chứa đựng những lời tâm tình chân thành “làng tôi vốn...”. Nhưng đằng sau chữ “vốn” ta nghe có cả một bề dày truyền thống lâu đời gắn bó với biển cả. Để đến câu thơ sau - một câu thơ tám chữ mà có đến năm chữ nhắc đến ý nghĩa “nước”: “nước”, “bao vây”, “biển”, “sông” - thì người đọc có cảm giác đây là lời xướng giọng cao cho một bản trường ca về cuộc sống làng chài.

Sau lời “trần tình” về làng, nhà thơ phác nên bức tranh cảnh dân chài ra khơi đánh cá:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trên cái nền thuận hòa của trời biển thiên nhiên “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” là vẻ đẹp tuyệt vời của con người, con thuyền và những cánh buồm.

Nhắc đến người dân chài, nhà thơ nhắc đến “dân trai tráng”, đó là những chàng trai khỏe mạnh, rắn rỏi. Có vậy, họ mới vững vàng đầu sóng ngọn gió để chỉ huy những con thuyền và những cánh buồm mạnh mẽ thế này:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Hình ảnh con thuyền được so sánh với con tuấn mã cùng hành động hăng hái “phăng” (mái chèo), “mạnh mẽ” “vượt” (trường giang) đã diễn tả khí thế băng lối dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Câu thơ tả thuyền nhưng còn làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng ở những người dân chài nơi biển cả.

Theo lối băng đi của những thân thuyền, cánh buồm căng gió biển quen thuộc trở nên thơ mộng và hùng tráng. Trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, nhà thơ đã có cách so sánh rất kì lạ. Khi so sánh, ta thường so sánh vật vô hình với vật hữu hình để cụ thể hóa đối tượng. Nhưng ở đây, Tế Hanh so sánh vật hữu hình “cánh buồm” với một vật vô hình “mảnh hồn làng”. Điều đó tạo một ấn tượng đặc biệt. Hồn làng - hồn của quê hương - đã hóa thân vào những cánh buồm để lướt về nơi biển cả. Chẳng những thế, ở câu thơ sau, cánh buồm còn được nhân hoá: "Rướn" như một sinh thể biết cử động đang rướn cao thân trắng, thâu góp gió biển của quê hương. Hình ảnh ấy sống động và gợi cảm biết bao.

Đoạn thơ vừa là cảnh thiên nhiên, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

Sau ngày ra khơi đầy hào khí, đoạn thuyền đánh cá trở về trong niềm hân hoan chào đón của dân làng:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Tác giả không đi vào chi tiết tả cụ thể một đối tượng nào mà tả chung, gợi không khí cả làng. Đó là sự ồn ào, náo nức, là không khí tấp nập, vui vẻ, rộn ràng, thoả mãn. Câu thơ "nhờ ơn trời...” như một tiếng reo cảm tạ đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn với cá đầy ghe. Khổ thơ là bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.

Bên cạnh không khí ồn ào, tấp nập của dân làng, khổ thơ sau như là một góc lắng của không gian để những người dân đi biển và những con thuyền có thể nghỉ ngơi:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Hình ảnh trai tráng và con thuyền sau chuyến đi biển.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng" là một câu tả thực. Màu “rám nắng" là minh chứng cho nhiều chuyến đi biển đầy thử thách, cho sự lành mạnh, đẹp đẽ về thể chất của “dân trai tráng” vùng chài. Đặc biệt, trong câu thơ sau, nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo ra những ấn tượng rất lạ: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Ở những người dân chài với làn da nhuộm nắng, gió, thân hình vạm vỡ toát lên một vẻ đẹp mặn mòi của biển cả. Trong động từ “nồng thở” có một chuyển động rất mạnh mẽ, khỏe khoắn. Và “vị xa xăm” ấy là hương vị của muối biển, gió biển, hồn biển... dạt dào, khoáng đạt. Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa lãng mạn nâng những người “dân chài lưới” lên tầm vóc của những anh hùng.

Bên cạnh hình ảnh rất đẹp, rất khỏe của người đi biển là hình ảnh tinh tế cùa những con thuyền:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Con thuyền nằm lặng im nghỉ ngơi trên bến sau bao vật lộn nhọc nhằn với sóng gió. Nhà thơ dùng phép nhân hóa “mỏi” để diễn tà trạng thái im lìm, lặng lẽ của những con thuyền nằm trên bến. Không chi vậy, tiếp tục dùng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhà thơ đã thổi hồn vào đoàn thuyền: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Trạng thái nằm lặng im cùa thuyền tĩnh lặng đến mức có thể “nghe” được những chuyển động tinh vi nhất cùa từng thớ gổ “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Con thuyền đã được thổi hồn để trở thành một thành viên của làng biển. Câu thơ gợi cảm và mang đầy cảm hứng lãng mạn.

Đến đây, nhà thơ không sao nén nổi tiếng nhớ quê hương. Tế Hanh đã trực tiếp nói nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.

Nước xanh, cá bạc, buồm, thuyền, mùi nồng mặn. Đó là màu sắc, là hình ảnh, là hương vị của quê hương đó...! Đặc biệt, câu thơ cuối của bài: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá" giản dị, tự nhiên và rất chân thành, “mùi nồng mặn” là mùi vị đặc trưng của quê hương là hương vị lao động. Chính vì vậy, bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh quê hương trong sáng, khoẻ khoắn biết nhường nào.

Viết “Quê hương”, ngòi bút miêu tả của Tế Hanh vô cùng bay bổng dạt dào cảm hứng lãng mạn. Bài thơ có những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, gợi cảm.

Tiếp nhận văn học, văn nghệ không đơn giản như ta đón nhận một vật trao tay, đó thực sự là một quá trình khổ công nhưng đầy thú vị. Sau mỗi lần đọc lại, chiêm nghiệm lại về một bài thơ hay ta lại tìm ra được một hạt ngọc của tình cảm, của nghệ thuật. Vậy nên, có khi nào phải “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc..." đối với một tác phẩm thơ ca thì ta sẽ lấy đó là niềm hạnh phúc. Và cũng thật vinh dự cho nhà thơ Tế Hanh khi hiến dâng cho đời một bài thơ như thế: “Quê hương”.

16 tháng 8

Gợi ý làm bài nhé!
MỞ BÀI:

- Tác phẩm thơ là kết tinh những rung cảm của trái tim người nghệ sỹ trước cuộc đời, là tiếng nói của tình cảm, là tấm gương của tâm hồn.
- Thơ tác động đến người đọc bằng tình cảm chân thành, mang đến cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng phong phú...
- Vì vậy khi đọc "một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc không phải chỉ có tri thức (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy." 
- Đến với bài thơ "Ánh trăng" của nguyễn Duy chúng ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ đọc bằng cả tâm hồn của mình.

THÂN BÀI:

1. Giải thích nhận xét:
- Thơ và cuộc sống :
+ Nhà thơ Sóng Hồng đã nhận định về thơ : "Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng" song ông cũng khẳng định "Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp"  => Vậy có nghĩa gốc rễ của thơ vẫn là cuộc sống.
+ Thơ tác động đến của người đọc  vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng tưởng tượng độc đáo.
+ Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, thế giới nội tâm sâu kín của con người vừa gắn với cuộc sống khách quan – chiều sâu của sự phong phú trong đời sống xã hội nên thơ có khả năng lay đông tâm hồn người đọc một cách kì diệu.

- Giải thích một bài thơ hay và cách thưởng thức một bài thơ hay:
- Bàn về thơ hay nhà thơ Xuân diệu từng nhận định: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Nói thế có nghĩa một bài thơ hay là hay từ cảm hứng sáng tác, tình ý trong thơ, đến ngôn ngữ rồi mới đến đến nghệ thuật diễn đạt tới người đọc người nghe.
- Bài thơ hay là bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
- Bài thơ hay là bài thơ có khả năng lay động, đánh thức những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đọc, có khả năng khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong mảnh đất tâm hồn phong phú phù nhiêu của con người.

- Chính vẻ đẹp tình ý sâu xa, và cách biểu hiện độc đáo, sắc sảo mà mà thơ hay có sức lôi cuốn kì lạ khiến người ta không thể đọc qua một lần mà bỏ xuống được, nó khiến người ta phải dừng tay lại trên trang giấy đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại, và lần đọc lại ấy người đọc phải đọc bằng cả tâm hồn chứ không đơn thuần là "xem chữ".

- Vậy thế nào là đọc bằng cả tâm hồn:
+ Thơ là sản phẩm của cảm xúc, được viết ra bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc, hàm súc, nhiều tầng, đẹp như hoa nhưng không dễ nhìn thấy trần trụi. Vì vậy để cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của một bài thơ ta phải "dừng tay trên trang vở đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại bài thơ, đọc bằng cả tâm hồn", như vậy ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tinh túy sâu sa, sức lan tỏa, lay động cảm xúc của nó.

2. Chứng minh bài thơ "Ánh trăng'' của Nguyễn Duy là một bài thơ hay:
- Đến với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn duy để có thể cảm nhận hết cái hay của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước, với quá khứ, nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, trong nghệ thuật biểu hiện.
a. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng trước hết được thể hiện qua nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình, bình luận rất phù hợp với mạch cảm xúc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tình cảm: Đây là câu chuyện về mối tình giữa người và trăng được kể với ba mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ.

 Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố:
- Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình.

=> Từ những cảm xúc, những kỉ niệm gần gũi, bình dị ấy mà nâng lên thành lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.
- Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, cô đọng, hàm súc, ý tứ sâu sa có sức quyến rũ kì lạ:

- Giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. “ta”: "Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình" Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình.

- Nhan đề bài thơ cũng rất hay:
+ Trong bài thơ tác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng:
- Vầng trăng thành tri kỉ
- Cái vầng trăng tình nghĩa
- Vầng trăng đi qua ngõ
- Đột ngột vầng trăng tròn đến cuối bài thơ tác giả dùng:
- Ánh trăng im phăng phắc.
=> Ánh trăng được dùng làm nhan đề. Phải chăng, tác giả muốn đem phần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiến người ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công của bài thơ "Ánh trăng".

 b. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng được thể hiện trong nội dung cảm xúc.
- Ánh trăng là bài thơ hay chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn không dễ nhận ra:
+ Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính sống gắn bó với thiên nhiên đất nước hiền hậu và bình dị.
+ Bài thơ ánh trăng chứa đựng những suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về những đổi thay của lòng người trước những biến thiên của cuộc sống.
+ Lời nhắc nhở người đọc về thái đọc sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đặc biệt là qua khứ nhọc nhằn, gian lao.

=> Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện tâm tình giữa người và trăng mà nâng lên thành lẽ sống đẹp: Sống có nghĩa có tình, có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi...
- Trong bài thơ "Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu". "Ánh Trăng" như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm trở thành "những bài ca đi cùng năm tháng" và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên.

KẾT BÀI:
- Mở rộng và nâng cao vấn đề :
+ Thơ cũng như bất cứ thể loại nghệ thuật nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống.
+ Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo
+ Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú.

16 tháng 8

"Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa"

Ấn dụ "đời tuôn nước mắt".

Tác dụng: thể hiện tinh tế tình cảm tiếc thương nghẹn ngào của nhà thơ dành cho người Bác, cả cuộc đời tràn nước mắt ngày bác rời đi đến thiên nhiên cũng tiếc thương cho một vị lãnh tụ vĩ đại cao đẹp. Đồng thời câu thơ tăng giá trị biểu đạt cảm xúc, chân thực, tự nhiên hấp dẫn người đọc.

15 tháng 8

BPTT: Nói giảm nói tránh, liệt kê

Tác dụng: Làm cho bài thơ giảm đi cảm giác đau buồn, tiếc thương.

25 tháng 8

tk:

Tiêu đề: Cuộc Đột Phá Trong Hành Tinh Xanh

Trong một tương lai xa xôi, trên hành tinh xanh lạ kỳ có tên là Eden-7, nhân loại đã xây dựng một nền văn minh tiên tiến và hòa bình. Eden-7, với khí hậu ôn hòa và hệ sinh thái phong phú, là điểm đến lý tưởng cho những cuộc nghiên cứu khoa học và sự khám phá không giới hạn. Cư dân của hành tinh này sống hòa hợp với môi trường xung quanh và phát triển công nghệ thông minh giúp họ duy trì sự cân bằng với thiên nhiên.

Một ngày nọ, một nhóm nhà khoa học phát hiện ra một tín hiệu kỳ lạ từ một khu vực chưa được khám phá sâu trong khu rừng sinh học của hành tinh. Tín hiệu này có vẻ như đến từ một loại công nghệ ngoài hành tinh mà họ chưa từng thấy. Đứng đầu nhóm nghiên cứu là Tiến sĩ Aria Mendez, một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng, người đã từng giải quyết nhiều bí ẩn khoa học trên các hành tinh khác.

Tiến sĩ Mendez cùng đội của mình, bao gồm các chuyên gia sinh học, kỹ sư và một trí tuệ nhân tạo có tên là Omega, bắt đầu cuộc hành trình vào khu rừng rậm rạp. Họ đi qua những cánh rừng xanh biếc và băng qua các con suối phát sáng với ánh sáng của những sinh vật huyền bí.

Cuộc thám hiểm đưa họ đến một khu vực bí ẩn với một cấu trúc kỳ lạ nổi bật giữa thiên nhiên hoang sơ. Đó là một cổng vũ trụ cổ đại, được chế tác từ vật liệu chưa được xác định và phát ra ánh sáng xanh nhạt. Omega, trí tuệ nhân tạo, phân tích cấu trúc và phát hiện ra rằng cổng này có thể mở ra những cánh cổng đến các vũ trụ khác.

Tiến sĩ Mendez quyết định thử nghiệm với cổng. Họ bắt đầu thực hiện các bước cần thiết để kích hoạt nó. Sau nhiều giờ làm việc và điều chỉnh, cổng bắt đầu phát ra ánh sáng rực rỡ và mở ra một lỗ hổng không gian. Đội ngũ bắt đầu bước vào cổng và lập tức bị cuốn vào một vùng không gian không giống bất kỳ điều gì mà họ đã thấy trước đây.

Họ tìm thấy mình ở một hành tinh hoàn toàn khác, nơi mà vật lý và quy luật tự nhiên dường như hoạt động theo cách mà họ chưa từng hiểu. Trên hành tinh này, các sinh vật và cây cối không chỉ có màu sắc kỳ lạ mà còn có khả năng thay đổi hình dạng theo ý muốn. Họ phát hiện ra rằng hành tinh này là nơi sinh sống của một nền văn minh rất phát triển nhưng bí ẩn, mà không bao giờ liên lạc với các nền văn minh khác.

Sau một thời gian giao tiếp và học hỏi, đội nghiên cứu nhận ra rằng các sinh vật này đã phát triển một công nghệ quản lý không gian và thời gian tiên tiến hơn nhiều so với bất kỳ nền văn minh nào mà nhân loại từng biết đến. Họ cũng khám phá ra rằng sự thay đổi hình dạng của sinh vật ở đây là một phần của quá trình giao tiếp và sinh tồn, điều này mở ra khả năng học hỏi không giới hạn về sự tương tác giữa các nền văn minh khác nhau.

Trở về với nguồn gốc của mình, Tiến sĩ Mendez và đội của cô mang theo không chỉ những kiến thức quý giá về công nghệ và sinh học, mà còn là bài học về sự đa dạng và sự kết nối vô tận giữa các nền văn minh trong vũ trụ. Họ truyền cảm hứng cho cả thế giới bằng câu chuyện của mình và mở ra một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và khám phá trong toàn bộ thiên hà.

Mùa hè vừa qua, tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ khi tham gia chuyến đi tình nguyện tại một ngôi làng nhỏ ở miền núi. Đó là một kỳ nghỉ hè khác biệt hoàn toàn so với những năm trước đây, và tôi cảm thấy nó đã mang lại cho tôi rất nhiều bài học quý giá.

Chuyến đi bắt đầu khi nhóm chúng tôi, gồm mười bạn trẻ từ các trường khác nhau, tập trung tại một điểm hẹn để chuẩn bị cho hành trình dài đến ngôi làng. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được sự háo hức và hồi hộp khi chuẩn bị cho một trải nghiệm hoàn toàn mới. Khi xe bus dừng lại ở chân đồi, chúng tôi phải đi bộ qua những con đường gập ghềnh, uốn lượn để đến được ngôi làng.

Khi bước chân vào làng, tôi ngay lập tức bị cuốn hút bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và sự hiếu khách của người dân nơi đây. Ngôi làng nằm giữa những cánh đồng xanh mướt và được bao quanh bởi những dãy núi trùng điệp. Tôi cảm thấy như mình đang lạc vào một thế giới khác, hoàn toàn khác biệt với sự ồn ào của thành phố.

Công việc tình nguyện của chúng tôi chủ yếu là hỗ trợ xây dựng một lớp học mới cho các em học sinh trong làng. Mặc dù công việc khá vất vả, nhưng sự nhiệt tình và năng lượng của cả nhóm đã khiến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi cùng nhau vận chuyển vật liệu, xây dựng tường, và lắp đặt cửa sổ. Mỗi khi hoàn thành một công đoạn, chúng tôi đều cảm nhận được niềm vui và sự tự hào vì biết rằng công sức của mình đang góp phần cải thiện điều kiện học tập của các em nhỏ.

Ngoài công việc xây dựng, chúng tôi còn có cơ hội giao lưu với người dân địa phương và các em học sinh. Tôi không bao giờ quên được nụ cười hạnh phúc trên gương mặt của những đứa trẻ khi chúng tôi tổ chức các hoạt động vui chơi và học tập cho chúng. Những giờ phút ấy, mặc dù đơn giản, nhưng đã để lại trong tôi những kỷ niệm sâu sắc và cảm xúc đầy ý nghĩa.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là vào một buổi tối, khi chúng tôi cùng người dân tổ chức một bữa tiệc ngoài trời để ăn mừng hoàn thành lớp học. Chúng tôi ngồi quây quần bên bếp lửa, thưởng thức những món ăn địa phương ngon tuyệt và nghe những câu chuyện truyền thống của người dân. Đó là một khoảnh khắc đầy ấm áp và gắn kết, giúp tôi cảm nhận rõ hơn về tình cảm và sự đoàn kết trong cộng đồng.

Khi chuyến đi kết thúc và chúng tôi phải rời ngôi làng, tôi cảm thấy một cảm xúc khó tả. Mặc dù tôi rất hào hứng khi trở về thành phố, nhưng tôi cũng không khỏi cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay những người bạn mới và nơi tôi đã gắn bó trong suốt một tháng qua.

Trải nghiệm này không chỉ mang lại cho tôi những kỷ niệm đẹp mà còn giúp tôi nhận ra giá trị của việc chia sẻ và cống hiến. Tôi học được rằng sự tận tâm và tình yêu thương có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của người khác. Đây là một bài học quý giá mà tôi sẽ mang theo và áp dụng trong suốt cuộc đời mình.

Chuyến đi tình nguyện mùa hè vừa qua đã trở thành một phần không thể quên trong cuộc sống của tôi. Nó không chỉ là một kỳ nghỉ hè đầy ý nghĩa mà còn là một trải nghiệm giúp tôi trưởng thành và hiểu rõ hơn về giá trị của sự giúp đỡ và sẻ chia.

14 tháng 8

Cánh đồng trải dài trước mắt như một tấm thảm xanh mướt, rộng lớn và bát ngát. Những cánh đồng lúa vàng óng ánh dưới ánh mặt trời, tạo thành những làn sóng nhẹ nhàng lăn tăn khi gió thổi qua. Hương thơm của lúa chín hòa quyện với không khí trong lành, mang lại cảm giác thư thái dễ chịu. Đôi khi, những bông hoa dại màu sắc tươi sáng điểm xuyết giữa các luống lúa, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và sinh động. Những con đường nhỏ hẹp chạy dọc theo cánh đồng, dẫn lối người đi qua những vùng đất mới mẻ. Hình ảnh những cây cối xanh tươi mọc rải rác xung quanh như những người bạn đồng hành thầm lặng. Đặc biệt, vào lúc hoàng hôn, cánh đồng được nhuộm một lớp ánh sáng vàng cam ấm áp, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp và huyền bí. Tiếng chim hót và âm thanh của côn trùng vang vọng trong không gian, hòa quyện với sự tĩnh lặng của thiên nhiên. Mỗi mùa, cánh đồng lại khoác lên mình một diện mạo mới, từ màu xanh tươi mát của mùa xuân đến màu vàng rực rỡ của mùa thu. Cánh đồng không chỉ là nơi cung cấp lương thực mà còn là biểu tượng của sự bình yên và vẻ đẹp mộc mạc.

14 tháng 8

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
    ❤❤

14 tháng 8

chim mẹ đang mớm mồi cho chim con

14 tháng 8

Cánh chim mẹ bay đến một cảnh cây thon nhỏ nhưng cứng cáp. Mỏ chim ngậm một con sâu còn đang quằn quại. Tiếng chim nhỏ vang lên, chíppppppppp... chíppppppp. Những chú chim non gào cổ lên đòi mẹ cho ăn. Con sâu được thả vào mỏ một chú chim gầy gò ốm yếu. Cánh chim ấy lại tiếp tục bay đi tìm mồi cho đàn con háu đói của mik.

Một trải nghiệm buồn mà tôi nhớ mãi là khi tôi mất đi chú chó cưng của gia đình. Đó là một kỷ niệm đau lòng nhưng cũng để lại cho tôi nhiều bài học quý giá về tình yêu và sự chia sẻ.

Chú chó tên là Max, đã sống cùng gia đình tôi suốt tám năm. Max là một chú chó đáng yêu, luôn bên cạnh chúng tôi mỗi khi vui buồn. Những năm tháng bên Max là quãng thời gian hạnh phúc, với những buổi chiều dạo chơi công viên, những lần Max nghịch ngợm trong vườn và những buổi tối ấm cúng khi cả gia đình quây quần bên nhau.

Tuy nhiên, khoảng ba tháng trước khi Max ra đi, sức khỏe của chú bắt đầu suy giảm. Chúng tôi đưa Max đến bác sĩ thú y, và sau nhiều lần kiểm tra, bác sĩ thông báo rằng Max mắc một căn bệnh nghiêm trọng và không còn nhiều thời gian. Tin này khiến chúng tôi vô cùng đau lòng và lo lắng.

Từng ngày trôi qua, Max ngày càng yếu hơn. Tôi vẫn nhớ hình ảnh Max nằm im lặng trên chiếc giường yêu thích của chú, đôi mắt đầy sự mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng mở ra mỗi khi nghe thấy tiếng chúng tôi gọi. Chúng tôi đã cố gắng chăm sóc Max tận tình nhất có thể, nhưng tình trạng của chú ngày càng xấu đi.

Ngày hôm ấy, cả gia đình chúng tôi quyết định đưa Max đến bác sĩ thú y lần cuối cùng. Khi chiếc xe chở Max dừng lại trước phòng khám, không khí trong xe đầy nỗi buồn và sự bất lực. Từng giọt nước mắt của bố mẹ và tôi đều rơi xuống trong im lặng, không có lời nào có thể diễn tả được cảm giác mất mát và đau đớn trong lòng chúng tôi.

Khi bác sĩ thông báo rằng Max đã ra đi, chúng tôi đã có một buổi lễ tiễn biệt đầy xúc động. Chúng tôi đặt Max vào một chiếc hộp nhỏ và nhẹ nhàng đặt chú dưới gốc cây yêu thích của chú trong vườn. Những giọt nước mắt và lời chia tay cuối cùng đã khiến tôi cảm nhận rõ sự trống trải mà sự ra đi của Max để lại.

Sự mất mát của Max là một bài học quý giá về tình yêu, sự chia sẻ và cách đối diện với nỗi đau. Tôi đã học được rằng trong cuộc sống, dù là người hay thú cưng, đều có thể ra đi bất cứ lúc nào, và điều quan trọng là biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau. Tôi cũng hiểu rõ hơn về sự đồng cảm và chia sẻ trong gia đình khi cùng nhau vượt qua nỗi buồn và tìm cách an ủi lẫn nhau.

Dù trải nghiệm đó là một kỷ niệm buồn, nó đã giúp tôi trưởng thành hơn và học được cách yêu thương và chăm sóc những người xung quanh mình. Những kỷ niệm về Max sẽ mãi sống trong lòng tôi như một phần của cuộc sống, nhắc nhở tôi về giá trị của tình yêu và sự gắn bó trong gia đình.

16 tháng 8

Mở đoạn:

Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện buồn đó của mình

Ví dụ: dẫn từ thời gian, địa điểm xảy ra chuyện đó,..v..

Thân đoạn:

Kể lại câu chuyện buồn đó chẳng hạn như:

- Việc một người quen của mình mất:

+ Tả lại khung cảnh lúc đó, cảm xúc mọi người lúc đó: ai cũng trông có vẻ buồn, giọt nước mắt cứ lăn dài trên má bởi việc này đến quá bất ngờ, quá nhanh.

+ Suy nghĩ, cảm xúc bản thân: buồn, tâm trạng trầm xuống, những lời nói bây giờ không thể nhảy  ra ngoài miệng nữa mà ứ nghẹn lại trong tim và thay vào đó, là những giọt nước mắt thương tiếc cho sự ra đi của người em yêu quý.

- Việc không may xảy ra với mình, chẳng hạn như bị điểm kém:

+ Tả lại lúc địa điểm lúc đó là trong lớp học, cảm xúc khi nhìn thấy số điểm trong bài kiểm tra  của mình: lo lắng vì không biết đối mặt với bố mẹ như thế nào và nỗi hối hận cho việc lười biếng ham chơi của bản thân.

+ Kể ra lúc mình về nhà: tâm trạng, cảm xúc mình hôm nay không vui vẻ như mọi hôm và thay vào đó là cảm giác buồn bã . Đến khi cha mẹ hỏi han bài kiểm tra, mình thành thật xin lỗi và hứa hẹn => Được mẹ tha thứ. (cảm xúc lúc này: hạnh phúc vì mẹ đã tin tưởng mình và tự hứa với lòng sẽ không làm mẹ thất vọng.

- Việc gặp một mảnh đời bất hạnh:

+ Kể lại trường hợp mình gặp, vd như trong một lần đi chơi thì mình vô tình gặp một bà cụ ăn xin tay nhăn nheo chìa ra, đầy chiếc nón lá đã quá rách, dáng người gầy gò tô thêm cái lưng còng.

+ Kể lại cảm xúc của bản thân lúc đó: cảm thấy thương xót bà và hành động: giúp đỡ bà một ít tiền,..v..

+ Suy nghĩ của bản thân: cảm thấy tội cho bà, thương hoàn cảnh của bà và từ đó còn nhờ đến mọi người góp chút ít giúp đỡ bà,v..v

Kết đoạn: Khẳng định và tổng kết lại câu chuyện.

Trong hai câu thơ "Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh, cách diễn đạt của tác giả thể hiện sự tinh tế và sáng tạo qua một số điểm đặc sắc:

  1. Hình ảnh cụ thể và tượng hình:

    • "Đám mây mùa hạ": Đây là hình ảnh quen thuộc, nhưng cách tác giả gợi tả cụ thể khiến cho hình ảnh trở nên sinh động và gần gũi. Đám mây mùa hạ thường gợi lên sự nắng nóng và bầu trời rộng lớn, nhưng ở đây nó lại được đặt trong một bối cảnh khác, mang tính chất chuyển giao mùa.
    • "Vắt nửa mình sang thu": Cách dùng từ "vắt" không chỉ đơn thuần mô tả sự di chuyển của đám mây mà còn gợi ra hình ảnh mềm mại và tựa như một sự chuyển mình nhẹ nhàng. Từ "vắt" cũng mang đến cảm giác mơ hồ, như đang ngăn cách một cách tạm thời giữa hai mùa.
  2. Chuyển tiếp mùa sắc sảo:

    • Câu thơ diễn tả quá trình chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu. Thay vì sử dụng cách diễn đạt thông thường như "mùa thu đến," tác giả chọn cách hình tượng hóa chuyển giao mùa qua hình ảnh đám mây. Điều này tạo ra một sự liên kết tinh tế giữa hai mùa, thể hiện sự chuyển biến một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
  3. Tính chất lãng mạn và cảm xúc:

    • "Vắt nửa mình" không chỉ mô tả hiện tượng vật lý mà còn mang ý nghĩa cảm xúc, như thể đám mây đang chia sẻ một phần của mùa hè để hòa quyện vào mùa thu. Sự chuyển giao này không chỉ là một sự thay đổi về thời tiết mà còn là một sự chuyển biến trong cảm xúc và trạng thái tâm hồn.
  4. Sử dụng hình ảnh và biểu cảm:

    • Tác giả sử dụng hình ảnh mây để thể hiện sự chuyển giao mùa một cách lãng mạn và thi vị. Điều này không chỉ tạo ra sự sinh động cho bức tranh thiên nhiên mà còn làm nổi bật tính chất nhạy cảm và sâu lắng của mùa thu.
Tóm lại

Cách diễn đạt của Hữu Thỉnh trong câu thơ "Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" rất đặc sắc nhờ vào việc sử dụng hình ảnh cụ thể, sự chuyển giao mùa sắc sảo, và việc thể hiện cảm xúc lãng mạn thông qua hình ảnh đám mây. Những yếu tố này tạo nên một bức tranh thiên nhiên chuyển mình đầy thơ mộng và cảm xúc.