K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021
Ngữ văn tập 1 trang 20 câu 5
21 tháng 9 2021

a) Câu nói "Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc " đã vi phạm phương châm hội thoại về chất . 

b ) Lão Hạc vi phạm phương châm đó vì không muốn ông giáo lo lắng cho mình . Đồng thời , lão cũng muốn dấu biệt chuyện lão chẳng còn cái gì để ăn nhằm khiến ông giáo nhận lời giúp đỡ . 

c ) Thành ngữ : Sự thật mất lòng . 

“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. ”

 (Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn nói về đức tính nào của Bác? Đức tính đó được biểu hiện qua những phương diện nào?

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3. Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 4Đọc những câu thơ, mẩu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

giúp tui với các bạn

 

6

1. : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc

Dẫn chứng là:

+ Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

+ Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa

3 , Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.

4.  Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Bài học về giản dị và tiết kiệm

Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ

Sự giản dị rơi nước mắt của Bác Hồ

Câu chuyện: Chú sang xông nhà cho Bác

Sự giản dị của Bác Hồ

câu thơ

Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

Hoặc:  

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

(Theo chân Bác)

Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở Làng Sen, mà chính ngay giữa Thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch Nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

(Theo chân Bác)

Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm)        

Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:

Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép

Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.

Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:

Đôi dép của Người mòn vẹt gót

Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.

Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

Riêng Hải Như thì tâm tình:

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

Người quên Người dành hết thảy cho ta

(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)

Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:

Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

(Bác)

1. Nội dung : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc

- Đoạn văn gợi em nhớ đến văn bản :" Đức tính giản dị của Bác Hồ "

2. Lời dẫn : Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

- Cách tác giả trích dẫn lời nói đó là cách dẫn trực tiếp.

3. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn :

+Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

- Nhà văn bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng và nể phục, ngưỡng mộ trước lối sống giản dị của Bác

4. Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.

k cho mk nha

chúc trung thu vui vẻ

HT

Liên quan j đến môn hc ko bn?

21 tháng 9 2021

có thì mình mới nói

Trong ngôn ngữ học và ngữ pháp, một đại từ hay đại danh từ (tiếng Latin: pronomen) là một dạng thế thay thế cho một danh từ (hoặc danh ngữ) có hoặc không có từ hạn định, ví dụ: you và they trong tiếng Anh. Ngữ được thay thế được gọi là tiền ngữ (tiếng Anh: antecedent - tổ tiên, quá khứ) của đại từ.

Ví dụ chúng ta xét câu "Lisa gave the coat to Phil." (Lisa đã đưa áo khoác cho Phil). Tất cả ba danh từ trong câu trên (Lisa, the coat, Phil) đều có thể được thay thế bằng đại từ: "She gave it to him." (Cô ấy đã đưa nó cho anh ấy). Nếu như the coat (cái áo khoác), Lisa (cô gái tên Lisa), và Phil (chàng trai tên Phil) đã được nhắc tới trước đó thì người nghe có thể rút ra là các đại từ she (cô ấy), it (nó) và him (anh ấy) nói tới ai/cái gì và do đó họ sẽ hiểu được nghĩa của câu. Nhưng nếu câu "She gave it to him." được nói lần đầu tiên để diễn đạt ý và không có đại từ nào có tiền ngữ thì mỗi đại từ đều có thể bị hiểu một cách mập mờ. Đại từ không có tiền ngữ cũng được gọi là đại từ vô tiền ngữ (tiếng Anh: unprecursed). Ngữ pháp tiếng Anh cho phép đại từ có thể có nhiều ứng cử viên tiền ngữ. Quá trình xác định tiền ngữ nào đã được hiểu ngầm được biết đến là giải pháp anaphora.

20 tháng 9 2021

Trong ngôn ngữ học và ngữ pháp, một đại từ hay đại danh từ (tiếng Latin: pronomen) là một dạng thế thay thế cho một danh từ (hoặc danh ngữ) có hoặc không có từ hạn định, ví dụ: you và they trong tiếng Anh. Ngữ được thay thế được gọi là tiền ngữ (tiếng Anh: antecedent - tổ tiên, quá khứ) của đại từ.

Ví dụ chúng ta xét câu "Lisa gave the coat to Phil." (Lisa đã đưa áo khoác cho Phil). Tất cả ba danh từ trong câu trên (Lisa, the coat, Phil) đều có thể được thay thế bằng đại từ: "She gave it to him." (Cô ấy đã đưa nó cho anh ấy). Nếu như the coat (cái áo khoác), Lisa (cô gái tên Lisa), và Phil (chàng trai tên Phil) đã được nhắc tới trước đó thì người nghe có thể rút ra là các đại từ she (cô ấy), it (nó) và him (anh ấy) nói tới ai/cái gì và do đó họ sẽ hiểu được nghĩa của câu. Nhưng nếu câu "She gave it to him." được nói lần đầu tiên để diễn đạt ý và không có đại từ nào có tiền ngữ thì mỗi đại từ đều có thể bị hiểu một cách mập mờ. Đại từ không có tiền ngữ cũng được gọi là đại từ vô tiền ngữ (tiếng Anh: unprecursed). Ngữ pháp tiếng Anh cho phép đại từ có thể có nhiều ứng cử viên tiền ngữ. Quá trình xác định tiền ngữ nào đã được hiểu ngầm được biết đến là giải pháp anaphora.

Đồ dùng trong nhà em có rất nhiều nhưng em thấy cái bàn học, tấm lịch treo tường và chiếc đồng hồ báo thức là ba đồ vật gắn bó thân thiết với em hơn cả.

Chiếc bàn học do ba em tranh thủ đóng trong đợt nghỉ phép vừa qua. Nó được làm từ những tấm ván và thanh gỗ lựa từ đống củi mẹ mới mua. Suốt một ngày chủ nhật cưa, bào, đục, đẽo… không ngơi tay, ba em đã đóng xong chiếc bàn xinh xắn. Ba bảo rằng em đã lên lớp 8, cần phải có chỗ ngồi học riêng cho thuận tiện. Chiếc bàn được kê ngay cửa sổ, hướng đông nên suốt ngày có đủ ánh sáng.

Hình dáng chiếc bàn này giống hệt chiếc bàn ở lớp nhưng kích thước của nó chỉ bằng một nửa. Mặt bàn được bào nhẵn. Ba em đánh véc-ni thật kĩ. Các đường vân nổi lên rất đẹp. Dưới mặt bàn là hai ngăn rộng rãi, đủ để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Bàn đóng liền với ghế, có chỗ dựa lưng thoải mái. Ba mua cho em một cây đèn nê-ông nhỏ, bệ đèn là chiếc giá cắm bút bằng nhựa màu hồng. Cây đèn được gắn cố định vào mặt bàn để buổi tối em có đủ ánh sáng học bài.

Ngày nào cũng vậy, em ngồi vào chiếc bàn xinh xắn để học bài và làm bài tập. Chiếc bàn luôn nhắc em nhớ tới ba. Ba mong muốn em ngày càng chăm ngoan học giỏi nên đã đóng cho em chiếc bàn này. Em quý nó vì nó là kỉ vật của ba. Tuy giá trị của chiếc bàn này chẳng đáng là bao nhưng công dụng của nó đối với em rất lớn. Nó giúp em nhiều trong học tập. Em luôn giữ cho chiếc bàn sạch sẽ, không viết bậy, vẽ bậy lên bàn.

20 tháng 9 2021

Trong các đồ vật gia đình, từ cái lọ hoa đến chiếc tivi, vật nào đối với em cũng thân thiết và có nhiều kỉ niệm nhưng em thích nhất và gắn bó nhất với chiếc bàn học nhỏ xinh của mình.

Gia đình em ở thành phố nên rất chật hẹp, có được góc học tập riêng là điều không phải dễ. Thông thường cả nhà cùng ngồi làm việc ở chiếc bàn trong phòng khách, đồng thời cũng là phòng ăn và nơi để xe máy vào buổi tối. Đầu năm học lớp 8, ba em làm thêm cái gác gỗ cơi nới cho căn nhà được rộng hơn. Thế là em có được một cơ ngơi riêng cho mình và người bạn trung thành – tên gọi mà em đặt cho chiếc bàn của mình – bắt đầu xuất hiện và gắn bó với em từ đó.


 
Người bạn trung thành của em thật xinh xắn chiều ngang chỉ độ 0,5m chiều dài khá hơn 0,8m và chiều cao 0,6m rất phù hợp với chiều cao khiêm tốn của chủ nhân nó chỉ có l,5m. Chiếc bàn được làm bằng gỗ xoan đào khá chắc chắn, có màu nâu nhạt thơm phức mùi gỗ, trên mặt bàn có những đường vân lượn sóng hình bầu dục. Mặc dù bé nhưng người bạn trung thành của em vẫn rất thuận tiện. Có tới ba ngăn kéo hẳn hoi tha hồ để em đựng sách vở và đồ dùng hoc tập. Trước đây toàn bộ sách vở của em phải cất thành một chồng, giờ đây em phân chia ra ở hai ngăn kéo anh em (vì có ngăn trên và ngăn dưới) một ngăn em để sách, một ngăn em để tập ghi và vở làm bài tập. Ngăn thứ ba ở phía tay phải không sâu bằng nhưng lại rộng hơn rất nhiều, em để bút mực, thước kẻ và một vài đồ dùng học tập khác. Chiếc đồng hồ báo thức hình quả quýt em để nó ở dưới chân củạ chiếc đèn bàn để nó luôn nhắc nhở em học bài và thức dậy đúng giờ.

Từ khi có chiếc bàn mới, ngồi học em cảm thấy dễ chịu hơn, tập trung hơn, tính bừa bộn của em cũng giảm đi rất nhiều. Em thích sắp đặt cho cơ ngơi của mình được sạch sẽ ngay ngắn. Mỗi lần ngồi vào bàn đặt tay trên mặt bàn nhẵn cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.


 
Mẹ dặn em để giữ cho mặt bàn được bóng lâu không nên để những đồ vật quá nóng lên mặt bàn, tránh dùng những đồ vật nhọn cứng, sắc cạnh để lên mặt bàn sẽ làm cho bàn bị trầy xước. Ba mua cho em tấm kính trong để lên trên vừa bảo vệ được mặt bàn lại vừa tha hồ trang trí. Em chọn hình một con gà trống to với cái mào đỏ chót, cái đuôi cong vút đang vươn cổ gáy dõng dạc để vào ngay chính giữa – vì em cầm tinh con gà mà.

Chiếc bàn gắn bó với em khuya sớm và sẽ còn đi suốt cả quãng đường học sinh. Chiếc bàn là người bạn trung thành yêu mến của em.

THAM KHẢO:

Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

~HT~

 Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

tham khảo :

“Tre xanh xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Cây tre với làng quê Việt Nam từ lâu đã gắn bó sâu đậm. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Khi yên bình, tre dịu dàng tỏa bóng mát, khi có chiến tranh, tre vùng lên chống lại. Người đi xa quê, nhớ về làng xóm cũ, hình ảnh đầu tiên hiện lên ắt hẳn là lũy tre xanh cong cong dưới ánh trăng làng

Bà tôi là thầy thuốc Đông y, bà bảo Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Cũng như bao loài cây, tre cũng có hoa, nhưng hoa tre hiếm hoi chỉ nở vào những năm cuối đời tre, chỉ đến lúc tre sắp từ giã cõi đời mới để lại những kết tinh đẹp nhất. Tôi rất thích những mùa tre nở hoa khoảng 5 - 60 năm một lần, bởi cái mùi hương rất lạ của nó, nồng nồng và cái màu vàng đất làm tôi không ngừng liên tưởng tới mảnh đất quê hương. Cây tre rất cao, lớn dần theo thời gian, khi nhỏ cao tầm 3, 4 m, càng lớn càng cao, có thể cao tới 5,6m. Tre cũng có rất nhiều loại, tre Đồng Nai, tre Điện Biên, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,… đều là họ hàng nhà tre

Ban đầu, tre chỉ là những măng non nhỏ, hình nón trụ nhọn dần về phía ngọn. Bao quanh thân hình nõn nà mới lớn của măng là những lớp áo cộc mà mẹ tre đã dành cho nó. Kế thừa đức tính mẹ cha, măng non khi mới mọc đã thẳng đứng, không nghiêng ngả, không xiêu vẹo, hiên ngang như dáng đứng Việt Nam. Ngày qua ngày, măng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất đai và sương nắng quê hương mà lớn dần thành những cây tre xanh. Tre sinh sôi nảy nở rất tốt, đất đai sỏi đá mấy tre cũng lớn. Khi đủ lớn và trưởng thành, thân tre gầy guộc hình ống, nhưng không đặc mà rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tre rất dẻo dai, bền bỉ và hiên ngang, trải bao mùa mưa nắng vẫn kiên cường mà đứng lên. Trên khắp thân cây, tre trang bị cho mình tấm áo giáp đầy gai nhọn để chống chọi lại với muôn vàn chất xúc tác đáng sợ của cuộc đời. Lá của tre rất mỏng manh thôi, nhuộm một màu xanh non mơn mởn in rõ những họa tiết là những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan xuôi ngược trên dòng sông quê êm đềm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ. Chính bộ rễ mộc mạc này đã để lại cho tre một sức sống mãnh liệt không hề dễ bị quật ngã. Tôi vẫn nhớ những câu thơ của Nguyễn Duy:

“Rễ siêng chẳng ngại đất nghèo
Cây bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Nghiêng mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Dưới bóng tre, một nền văn hóa lâu đời đã sinh ra và lớn lên. Ngày xưa, đầu mỗi làng nếu không là cây đa thì là nhwungx khóm tre. Tre dựng thành bức tường thành bảo vệ, che chắn cho cuộc sống con người. Mỗi ngày đi làm đồng về, dưới cái nắng thiêu đốt của mùa hè rũ rượi, những người nông dân đều cùng nhau ngồi nghỉ dưới gốc tre, uongs nước và trò chuyện về chuyện đời, chuyện mùa. Dưới bóng tre, bao nhiêu câu ca đã sinh ra và còn lưu truyền mãi mãi đến đời sau. Đối với những đứa trẻ, chẳng có gì thú vị hơn mỗi chiều chăn trâu nghỉ ngơi dưới gốc tre chơi bắn bi, đánh chuyền, ô ăn quan,… Những đứa trẻ ấy lớn lên bằng dòng sữa mẹ, nhưng đều trưởng thành dưới bóng tre.

Tre gắn với con người không chỉ vì vẻ bề ngoài của nó mà còn rất nhiều công dụng khác nữa. thân tre dẻo dai để làm đồ gia dụng, làm cột nhà, làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá. Măng non hái về thái ra nấu ăn cũng rất thơm và ngọt, đặc biệt là món canh măng đã gây thương nhớ rất nhiều cho tuổi thơ tôi.

Ngày nay loài tre đã vươn mình ra thế giới. Người Việt kiều yêu nước nọ mang tre theo sang đất Pháp nuôi trồng.. Thế mà ở xứ lạ, tre vẫn sống vững vàng, vẫn không hổ mang cốt cách kiên cường người Việt nam. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

20 tháng 9 2021

“Tre xanh xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Cây tre với làng quê Việt Nam từ lâu đã gắn bó sâu đậm. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Khi yên bình, tre dịu dàng tỏa bóng mát, khi có chiến tranh, tre vùng lên chống lại. Người đi xa quê, nhớ về làng xóm cũ, hình ảnh đầu tiên hiện lên ắt hẳn là lũy tre xanh cong cong dưới ánh trăng làng


 
Bà tôi là thầy thuốc Đông y, bà bảo Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Cũng như bao loài cây, tre cũng có hoa, nhưng hoa tre hiếm hoi chỉ nở vào những năm cuối đời tre, chỉ đến lúc tre sắp từ giã cõi đời mới để lại những kết tinh đẹp nhất. Tôi rất thích những mùa tre nở hoa khoảng 5 - 60 năm một lần, bởi cái mùi hương rất lạ của nó, nồng nồng và cái màu vàng đất làm tôi không ngừng liên tưởng tới mảnh đất quê hương. Cây tre rất cao, lớn dần theo thời gian, khi nhỏ cao tầm 3, 4 m, càng lớn càng cao, có thể cao tới 5,6m. Tre cũng có rất nhiều loại, tre Đồng Nai, tre Điện Biên, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,… đều là họ hàng nhà tre

Ban đầu, tre chỉ là những măng non nhỏ, hình nón trụ nhọn dần về phía ngọn. Bao quanh thân hình nõn nà mới lớn của măng là những lớp áo cộc mà mẹ tre đã dành cho nó. Kế thừa đức tính mẹ cha, măng non khi mới mọc đã thẳng đứng, không nghiêng ngả, không xiêu vẹo, hiên ngang như dáng đứng Việt Nam. Ngày qua ngày, măng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất đai và sương nắng quê hương mà lớn dần thành những cây tre xanh. Tre sinh sôi nảy nở rất tốt, đất đai sỏi đá mấy tre cũng lớn. Khi đủ lớn và trưởng thành, thân tre gầy guộc hình ống, nhưng không đặc mà rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tre rất dẻo dai, bền bỉ và hiên ngang, trải bao mùa mưa nắng vẫn kiên cường mà đứng lên. Trên khắp thân cây, tre trang bị cho mình tấm áo giáp đầy gai nhọn để chống chọi lại với muôn vàn chất xúc tác đáng sợ của cuộc đời. Lá của tre rất mỏng manh thôi, nhuộm một màu xanh non mơn mởn in rõ những họa tiết là những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan xuôi ngược trên dòng sông quê êm đềm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ. Chính bộ rễ mộc mạc này đã để lại cho tre một sức sống mãnh liệt không hề dễ bị quật ngã. Tôi vẫn nhớ những câu thơ của Nguyễn Duy:


 
“Rễ siêng chẳng ngại đất nghèo
Cây bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Nghiêng mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Dưới bóng tre, một nền văn hóa lâu đời đã sinh ra và lớn lên. Ngày xưa, đầu mỗi làng nếu không là cây đa thì là nhwungx khóm tre. Tre dựng thành bức tường thành bảo vệ, che chắn cho cuộc sống con người. Mỗi ngày đi làm đồng về, dưới cái nắng thiêu đốt của mùa hè rũ rượi, những người nông dân đều cùng nhau ngồi nghỉ dưới gốc tre, uongs nước và trò chuyện về chuyện đời, chuyện mùa. Dưới bóng tre, bao nhiêu câu ca đã sinh ra và còn lưu truyền mãi mãi đến đời sau. Đối với những đứa trẻ, chẳng có gì thú vị hơn mỗi chiều chăn trâu nghỉ ngơi dưới gốc tre chơi bắn bi, đánh chuyền, ô ăn quan,… Những đứa trẻ ấy lớn lên bằng dòng sữa mẹ, nhưng đều trưởng thành dưới bóng tre.

Tre gắn với con người không chỉ vì vẻ bề ngoài của nó mà còn rất nhiều công dụng khác nữa. thân tre dẻo dai để làm đồ gia dụng, làm cột nhà, làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá. Măng non hái về thái ra nấu ăn cũng rất thơm và ngọt, đặc biệt là món canh măng đã gây thương nhớ rất nhiều cho tuổi thơ tôi.

Ngày nay loài tre đã vươn mình ra thế giới. Người Việt kiều yêu nước nọ mang tre theo sang đất Pháp nuôi trồng.. Thế mà ở xứ lạ, tre vẫn sống vững vàng, vẫn không hổ mang cốt cách kiên cường người Việt nam. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

Bài làm:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.