K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN TỰ LUẬN Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: CON CÁO VÀ CHÙM NHO Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức bước bọt cứ trào ra hai bên mép. – Ái chà chà, ngon quá đi mất! Cáo ta nhìn trước ngó sau...
Đọc tiếp

PHẦN TỰ LUẬN
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
CON CÁO VÀ CHÙM NHO

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho.
Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông
lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức
bước bọt cứ trào ra hai bên mép.
– Ái chà chà, ngon quá đi mất!
Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén
ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có
vươn người đến đâu cũng không thể tới được.
– Nào! Cố lên nào. Cố lên!
Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.
– Một, hai, ba. Nhảy nào…
Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn
nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình:
– Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!
Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá
thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn
không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán
lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo
tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên.
– Hai, ba. Nhảy nào!
Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
– Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi
nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế,
chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được,
có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả.
Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

(Nguồn:https://truyendangian.com/con-cao-va-chum-nho/)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu một vài đặc điểm của thể loại ấy.
2
Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên là gì?
Câu 3: Em rút ra bài học gì từ văn bản trên?
Câu 4: Khi không hái được chùm nho, Cáo tự bao biện: “
Làm sao mà mình lại cứ phải
cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không
biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là
chả ra làm sao cả.”.
Em có đồng tình với thái độ của Cáo không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) để
trình bày suy nghĩ của mình.

2
21 tháng 6

Câu 1: 

- Văn bản thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

- Đặc điểm: +) Nhân hóa cho sự vật, con vật hoặc kể cả con người để thuyết minh về triết lý nhân sinh, nhận xét thực tế xã hội

+) Nêu lên kinh nghiệm rút ra từ đời sống thực tiễn

21 tháng 6

Câu 2: BPTT: nhân hóa: Cáo suy nghĩ, nói

→Tác dụng: Dựa vào hình ảnh Cáo để phê phán thói thiếu kiên nhẫn, bao biện của con người từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân 

Có một người lính

 

Đi vào núi xanh

 

Những năm máu lửa.

 

Một ngày hoà bình

 

Anh không về nữa.

 

Có một người lính

 

Chưa một lần yêu

 

Cà phê chưa uống

 

Còn mê thả diều

 

Một lần bom nổ

 

Khói đen rừng chiều

 

Anh thành ngọn lửa

 

Bạn bè mang theo

 

Mười, hai mươi năm

 

Anh không về nữa

 

Anh vẫn một mình

 

Trường Sơn núi cũ

 

Ba lô con cóc

 

Tấm áo màu xanh

 

Làn da sốt rét

 

Cái cười hiền lành

 

Anh ngồi lặng lẽ

 

Dưới cội mai vàng

 

Dài bao thương nhớ

 

Mùa xuân nhân gian

 

Anh ngồi rực rỡ

 

Màu hoa đại ngàn

 

Mắt như suối biếc

 

Vai đầy núi non...

 

Tuổi xuân đang độ

 

Ngày xuân ngọt lành

 

Theo chân người lính

 

Về từ núi xanh...

ĐÁP ÁN Tôi là một bông hoa hướng dương bé được cô chủ trồng trong vườn cùng những bông hoa khác. Tôi nhớ lúc tôi còn bé,  bé xíu, chỉ cỡ một đốt tay được gieo xuống đất trong một ngày trời ấm áp đầy nắng.Có lẽ vì thế nên tôi cực kì yêu thích ông mặt trời, ông ấy tỏa ra hơi ấm và khiến tôi rực rỡ hơn từng ngày.Tôi và những bạn cây nhỏ khác phải cắm sâu rễ xuống đất nếu không những cơn mưa lớn...
Đọc tiếp

ĐÁP ÁN

Tôi là một bông hoa hướng dương bé được cô chủ trồng trong vườn cùng những bông hoa khác. Tôi nhớ lúc tôi còn bé,  bé xíu, chỉ cỡ một đốt tay được gieo xuống đất trong một ngày trời ấm áp đầy nắng.Có lẽ vì thế nên tôi cực kì yêu thích ông mặt trời, ông ấy tỏa ra hơi ấm và khiến tôi rực rỡ hơn từng ngày.Tôi và những bạn cây nhỏ khác phải cắm sâu rễ xuống đất nếu không những cơn mưa lớn sẽ quật ngã chúng tôi chứ không như những bác cây cổ thụ to lớn có thể trụ vững qua mùa bão.Tôi có một ước mơ, khi mà tôi lớn những bông hoa này sẽ thật xinh đẹp để cô chủ có thể bó tặng bạn vào mùa sinh nhật, cô ấy có thể bó một bó hoa thật lớn xen kẽ giữa những loài hoa và một trong số đó là những bông hoa hướng dương của tôi.

1
10 tháng 10

Bôn cuc 

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ...  Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: "Trẻ em tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên?". Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thứ nhất, chúng ta hãy cùng bàn đến lợi ích và tác hại của các thiết bị công nghệ: 

1. Lợi ích

Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.

Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như smartphone, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet, …luôn tạo ra sự phấn khích tò mò cho trẻ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Vì thế mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy, công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục hơn.

2. Tác hại

- Ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách: 

Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ nên cha mẹ Việt thường hay có thói quen cho con cái sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để con đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, việc này lại gây ảnh hưởng xấu cho bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì mẹ lại lấy smartphone để dỗ dành con. Khi đó trẻ sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dữ là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại. 

 Bên cạnh đó, nếu bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ.  Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều trò chơi bạo lực, nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của bé.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe:

Khi trẻ dành nhiều thời gian chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng:

+ Ngày càng lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ

+ Giảm khả năng linh hoạt của tay: bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không hoạt động đều 

+ Nguy cơ béo phì, khó ngủ, trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.

+ Giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad…

- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ:

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ khiến trẻ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc bé ngại giao tiếp, thiếu tự tin, phản xạ kém, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.

Thứ hai, chúng ta hãy cùng đưa ra các giải pháp khắc phục:  

Công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.

1. Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày: Một ngày không quá 2 tiếng. Bên cạnh đó, cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động học tập, ăn uống và tập thể dục…của trẻ!

2. Đừng cấm mà hãy đưa ra những lựa chọn: Hãy cho trẻ xem nhưng sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh, đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được! 

3. Hãy thay đổi chính mình: Bố mẹ hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình! Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ.  Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc đọc sách cùng con, hoặc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.

Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 

 

nhỏ N.P.Đ.phong chép mạng

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

 

Một ngày hoà bình

Anh không về nữa.

 

Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

 

Một lần bom nổ

Khói đen rừng chiều

Anh thành ngọn lửa

Bạn bè mang theo

 

Mười, hai mươi năm

Anh không về nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

 

Ba lô con cóc

Tấm áo màu xanh

Làn da sốt rét

Cái cười hiền lành

 

Anh ngồi lặng lẽ

Dưới cội mai vàng

Dài bao thương nhớ

Mùa xuân nhân gian

 

Anh ngồi rực rỡ

Màu hoa đại ngàn

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non...

 

Tuổi xuân đang độ

Ngày xuân ngọt lành

Theo chân người lính

Về từ núi xanh...

19 tháng 6

TK:

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Đồng Dao Mùa xuân là tình yêu Tổ quốc, quê hương, đất nước và con người.

19 tháng 6

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là nhân vật người con.

Đối tượng trữ tình trong bài là nhân vật người mẹ.

- Chủ thể trữ tình là nhân vật thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm chính trong bài thơ. Đối tượng trữ tình là nhân vật được nhận tình cảm của chủ thể trữ tình.

 

19 tháng 6

đưa bài thơ lên luôn nhe

19 tháng 6

Olm chào em, Để học bài trên Olm em kết nối zalo với cô số 0385 168 017 để được hỗ trợ trực tiếp bằng video em nhé. 

Đọc văn bản sau                            KHI MẸ VẮNG NHÀ                                                                 Khi mẹ vắng nhà,  em luộc khoai    Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị gia gạo   Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm   Khi mẹ vắng nhà ,em nhổ cỏ vườn    Khi mẹ vắng nhà, em quen sân và quét cổng   Sớm  mẹ về thấy khoai đã chín   Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh   Trưa em về cơm dẻo và...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau

 

                         KHI MẸ VẮNG NHÀ

 

                                                           

 

Khi mẹ vắng nhà,  em luộc khoai

 

 Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị gia gạo

 

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

 

Khi mẹ vắng nhà ,em nhổ cỏ vườn 

 

Khi mẹ vắng nhà, em quen sân và quét cổng

 

Sớm  mẹ về thấy khoai đã chín

 

Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh

 

Trưa em về cơm dẻo và ngôn

 

Chiều mẹ về cho đã quanh vườn

 

Tối mẹ về cổng nha sạch sẽ

 

Me bảo em Dạo này ngoan thế

 

Không mẹ ơi con đã ngoan đâu

 

Áo mẹ mua bạc màu 

 

Đầu em nắng cháy tóc 

 

Con chưa ngoan chưa ngoan

 

C1 : Những điệp ngữ nào nhằn nhấn mạnh ý cần diễn tả trong bài thơ ? Sự kết hợp của những điệp ngữ đó nêu bật được điều gì ?

 

C2 : Điệp ngữ nào trong bài nhằm gợi cảm xúc trong lòng người đọc?Hãy nêu cảm xúc của em khi đọc câu thơ có điệp ngữ đó? 

 

 

 

 

2
18 tháng 6

Câu 1:

Trong bài thơ, những điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý cần diễn tả là "Khi mẹ vắng nhà, em..", "mẹ về".

Sự kết hợp của những điệp ngữ đó có tác dụng: tăng tính liên kết mạch lạc chặt chẽ cho cấu tứ câu thơ và ý diễn đạt của tác giả, nhằm nhấn mạnh thời gian khi mẹ vắng thì "em" rất siêng năng chăm chỉ làm việc đỡ đần mẹ việc nhà, từ đó nổi bật nội dung tình cảm nhà thơ truyền tải đến người đọc người nghe. Đồng thời tăng giá trị gợi hình, giá trị nội dung, giá trị hình thức nghệ thuật của nội dung bài thơ, hấp dẫn hơn, hay hơn.

Câu 2:

Điệp ngữ trong bài gợi cảm xúc trong lòng người đọc là "khi mẹ vắng nhà, em.." Cảm xúc của em khi đọc câu thơ có điệp ngữ đó là cảm động sâu sắc sự chăm ngoan, siêng năng của nhân vật "em" khi mẹ vắng nhà, tình cảm yêu thương mẹ của nhân vật, đó là tấm gương sáng để bản thân em học tập noi theo.

18 tháng 6

ngon

 

16 tháng 6

Không phải đi theo số đông lúc nào cũng là đúng, không phải đi ngược số đông thì sai. Trong cuộc sống, con người ta cần nhiều hơn tư duy đột phá, lòng can đảm, dám thử thách chính mình, không e ngại núi cao biển sâu. Khi con người ta dám xông pha với những điều mình chưa từng được trải nghiệm, khi con người ta dám kề cận đối mặt với cái chết vì một lý tưởng vĩ đại, khi con người ta không sợ hãi trước những áp lực hay vấp ngã. Ấy là biểu hiện của lòng dũng cảm. Thế nhưng sự dũng cảm còn được thể hiện ở suy nghĩ: một tư duy đột phá. Ví như chúng ta không giải quyết vấn đề bằng những phương pháp truyền thống thường sử dụng nữa, bản thân có lối nghĩ khác tốt hơn hiệu quả hơn và dám trình bày ý kiến của mình. Đó là định nghĩa của tư duy đột phá. Đôi lúc, đó là điều tốt mà chúng ta nên có, bởi thế xã hội mới càng hiện đại văn minh và phát triển hơn. Thực tế, những thành công về tiến bộ kĩ thuật mới đều nhờ có những con người dũng cảm kiên trì mang trong mình lối tư duy đột phá. Tư duy đột phá, hay còn là một góc nhìn đa chiều, khác biệt so với đại đa số mọi người. Ralph Waldo Emerson từng phát biểu: "Đừng đi theo lối mòn, hãy đi theo nơi không có đường mòn và để lại dấu vết." Thực như thế, dẫu có thể nơi không có đường mòn ấy là ẩn chứa vô vàn hiểm nguy, đó là lòng dũng cảm. Sống một cuộc đời thật ý nghĩa là không bao giờ ngừng phát triển năng lực, tư duy, khả năng của bản thân và không ngại trải nghiệm, đối mặt với những điều mới lạ nhiều rủi ro. Khép lại, em nghĩ rằng bản thân mình hiện tại và tương lai cần có tư duy đột phá để rèn luyện lòng dũng cảm.

TLam