K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

❗THI ĐẤU OLM đã trở lại❗👉 Tham gia tại đây để so tài với học sinh toàn quốc: https://thidau.olm.vn/?type=event⏰ Thời gian tổ chức thi cho từng khối lớp như sau:Lớp 1; lớp 2: 20h15Lớp 3; lớp 4: 20h20Lớp 5; lớp 6: 20h25Lớp 7; lớp 8; lớp 9: 20h30️🏆 THI ĐẤU OLM được tổ chức miễn phí vào mỗi tối thứ Sáu hàng tuần. Mỗi phòng thi gồm 30 câu hỏi thuộc 3 môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ văn, Tiếng Anh theo từng...
Đọc tiếp

loading...

❗THI ĐẤU OLM đã trở lại❗

👉 Tham gia tại đây để so tài với học sinh toàn quốc: https://thidau.olm.vn/?type=event

⏰ Thời gian tổ chức thi cho từng khối lớp như sau:
Lớp 1; lớp 2: 20h15
Lớp 3; lớp 4: 20h20
Lớp 5; lớp 6: 20h25
Lớp 7; lớp 8; lớp 9: 20h30

️🏆 THI ĐẤU OLM được tổ chức miễn phí vào mỗi tối thứ Sáu hàng tuần. Mỗi phòng thi gồm 30 câu hỏi thuộc 3 môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ văn, Tiếng Anh theo từng khối và tiến trình học trên lớp. Sau mỗi tuần thi, các bạn học sinh được vinh danh, nhận nhiều phần thưởng từ OLM.

‼️ Chú ý: Hãy vào phòng sớm trước ít nhất 3 phút để chuẩn bị và đạt kết quả tốt nhất.

Thông tin chi tiết về THI ĐẤU OLM, vui lòng xem tại: https://olm.vn/tin-tuc/olm-mo-lai-dau-truong-thi-dau-olm-bat-dau-tu-thu-sau-ngay-892023-647052151

12
22 tháng 9 2023

hay quá cô ạ

22 tháng 9 2023

vào kiểu j ạ

 

KẾT THÚC HẬU SỰ KIỆN "THE LOTTERY"Trải qua hơn một tháng hoạt động, sự kiện đã thu hút hơn chục nghìn câu trả lời và hàng nghìn bài đóng góp. Sự kiện trên cũng đã chính thức đóng lại mùa 4 hoạt động của VICE. Xin cảm ơn mọi người đã luôn ủng hộ những sự kiện mà HOC24 tổ chức!Tuy nhiên, một số điều luật vẫn sẽ được áp dụng:1. Những câu trả lời SGK khi trả lời sẽ KHÔNG cần ghi "Tham khảo"....
Đọc tiếp

KẾT THÚC HẬU SỰ KIỆN "THE LOTTERY"

Trải qua hơn một tháng hoạt động, sự kiện đã thu hút hơn chục nghìn câu trả lời và hàng nghìn bài đóng góp. Sự kiện trên cũng đã chính thức đóng lại mùa 4 hoạt động của VICE. Xin cảm ơn mọi người đã luôn ủng hộ những sự kiện mà HOC24 tổ chức!

Tuy nhiên, một số điều luật vẫn sẽ được áp dụng:

1. Những câu trả lời SGK khi trả lời sẽ KHÔNG cần ghi "Tham khảo". Nhưng việc trao GP bây giờ sẽ phụ thuộc vào các GV và CTVVIP, và tỉ lệ trao GP có thể thấp đi nhiều so với sự kiện.

2. Sự kiện đóng góp lí thuyết vẫn sẽ tiếp tục diễn ra cho đến ngày 19/12/2023. Chúng mình vẫn chưa duyệt được các bài đóng góp do hệ thống đang gặp lỗi kĩ thuật, nhưng chúng mình có thể đảm bảo một bài đăng tốt sẽ được thưởng ít nhất 3GP và thậm chí COIN, cho nên các bạn hãy đóng góp nhiệt tình nhé. Chắc chắn, BTC sẽ soát TẤT CẢ các bài đóng góp!

3
19 tháng 9 2023

Sự kiện kết thúc nhưng mà các bạn vẫn có thể góp ý cho sự kiện nhé!

19 tháng 9 2023

Hay quá anh ơi

TRAO THƯỞNG SỰ KIỆN CỜ VUA HOC24 REVOLUTIONNgày hôm qua (17/9), giải đấu cờ vua đầu tiên dành riêng cho cộng đồng hoc24 đã được tổ chức. Theo thứ tự bảng xếp hạng của giải đấu, các bạn sẽ nhận được giải thưởng tương ứng.Link giải đấu: https://lichess.org/swiss/Cu7slQSzGiải thưởng:1 GIẢI NHẤT: 100.000đ + 50GP1 GIẢI NHÌ: 50.000đ + 30GP1 GIẢI BA: 20 COIN + 20GP7 GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 10 COIN + 15GP0,5 điểm...
Đọc tiếp

TRAO THƯỞNG SỰ KIỆN CỜ VUA HOC24 REVOLUTION

Ngày hôm qua (17/9), giải đấu cờ vua đầu tiên dành riêng cho cộng đồng hoc24 đã được tổ chức. Theo thứ tự bảng xếp hạng của giải đấu, các bạn sẽ nhận được giải thưởng tương ứng.

Link giải đấu: https://lichess.org/swiss/Cu7slQSz

Giải thưởng:

1 GIẢI NHẤT: 100.000đ + 50GP
1 GIẢI NHÌ: 50.000đ + 30GP
1 GIẢI BA: 20 COIN + 20GP
7 GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 10 COIN + 15GP

0,5 điểm giải = 1GP, cần đấu ít nhất 4/6 trận để nhận giải.

Dưới bài đăng này, để nhận thưởng, các bạn hãy điền những thông tin sau:

- Tên nick hoc24.

- Tên nick Lichess.

- Thứ hạng chung cuộc.

- Tổng số điểm.

- Tổng phần thưởng nhận được (cả COIN lẫn GP).

Chúc mừng các bạn đã đạt giải sự kiện, và rất mong được gặp lại tất cả các bạn trong những sự kiện sắp tới!

7
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Lấy số điểm là points còn tie break là hệ số để xét thứ tự thôi á

18 tháng 9 2023

- Tên nick hoc24.

→ Phong 

- Tên nick Lichess.

→ huynhthanhphong 

- Thứ hạng chung cuộc.

→ Hạng 12 

- Tổng số điểm.

→ 3 điểm 

- Tổng phần thưởng nhận được

→ \(3\cdot2=6GP\)

[ Tổng hợp kiến thức Toán Học dành cho HỌC SINH THCS (Part 3) ] |-----------------------------------------------------------------------------|#Lưu ý: Khi đọc các mục dưới đây chỉ có thể giúp các bạn cải thiện kiến thức môn Toán của mình và không bị "Mất gốc" trong môn Toán ở cấp độ THCS (1) Phần số học: + Các tính chất cơ bản giao hoán, kết hợp - Tính chất giao hoán được biểu hiện trong phép cộng và...
Đọc tiếp

[ Tổng hợp kiến thức Toán Học dành cho HỌC SINH THCS (Part 3) ] 

|-----------------------------------------------------------------------------|

loading...

#Lưu ý: Khi đọc các mục dưới đây chỉ có thể giúp các bạn cải thiện kiến thức môn Toán của mình và không bị "Mất gốc" trong môn Toán ở cấp độ THCS 

(1) Phần số học: 

+ Các tính chất cơ bản giao hoán, kết hợp 

- Tính chất giao hoán được biểu hiện trong phép cộng và nhân 

CT: \(a+b+c=a+c+b\) 

       \(a\cdot b\cdot c=a\cdot c\cdot b\) 

Tính chất này khá quen ở cấp tiểu học và rất quan trọng ở cấp THCS 

- Tính chất kết hợp được biểu hiện ở trong phép cộng và nhân 

CT: \(a+b+c=\left(a+c\right)+b\)

      \(a\cdot b\cdot c=\left(a\cdot c\right)\cdot b\)

Tương tự giao hoán tính chất này rất quan trong để làm các dạng bài tập như:

VD: \(3,12+6+0,88=\left(3,12+0,88\right)+6=4+6=10\) 

+ Dấu hiệu chia hết cho các số từ 1 - 10 

- Tất cả các số chia hết cho 1 

- Chia hết cho 2:      

Các số chia hết cho 2 có các chữ số cuối cùng là 0, 2, 4, 6, 8 

VD: 12, 56, 96, ... 

- Chia hết cho 3: 

Dấu hiệu của một số chia hết cho 3 là tổng các chữ số đó sẽ chia hết cho 3:

CT: \(\overline{abcd}\) chia hết cho 3 khi \(a+b+c+d\) chia hết cho 3

VD: \(3210\) chia hết cho 3 vì \(3+2+1+0=6\) ⋮ 3 

- Chia hết cho 4:

Dấu hiệu của 1 số chia hết cho 4 khi 2 chữ số cuối cùng của số đó chia hết cho 4 đều này bắt buộc các bạn phải nhớ được các số chia hết cho 4 từ 0 - 99 

CT: \(\overline{abcd}\) chia hết cho 4 khi \(\overline{cd}\) chia hết cho 4 

VD: \(3456\) chia hết cho 4 khi 56 chia hết cho 4  

- Chia hết cho 5:

Dấu hiệu chia hết cho 5 là các số có chữ số cuối cùng là 5 hoặc 0

- Chia hết cho 6: 

Dấu hiệu của một số chia hết cho 6 là số đó vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 

VD: 1230 chia hết cho 6 vì 1230 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho  3

- Chia hết cho 7: 

Dấu hiệu của 1 số chia hết cho 7 là lấy 5 nhân cho chữ số tận cùng rồi cộng cho phần còn lại của số đó nếu chia hết cho 7 thì số đó chia hết cho 7 

CT: \(\overline{abcd}\)chia hết cho 7 khi \(5\cdot d+\overline{abc}\) ⋮ 7

VD: 182 chia hết cho 7 vì \(5\cdot2+18=28\) ⋮ 7 

- Chia hết cho 8 

Dấu hiệu 1 số chia hết cho 8 khi 3 chữ số cuối của số đó chia hết cho 8

VD: 1264 chia hết cho 8 khi 3 chữ số cuối của nó chia hết cho 8 

- Chia hết cho 9

Dấu hiệu của 1 số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của số đó tạo thành 1 số chia hết cho 4

CT: \(\overline{abcd}\) chia hết cho 8 khi \(a+b+c+d\) ⋮ 9

VD: 36 chia hết cho 9 vì 3 + 6 chia hết cho 9 

- Chia hết cho 10 

Dấu hiệu chia hết cho 10 là chữ số tận cùng của số đó là số 0 

VD: 120 chia hết cho 10 vì có chữ số tận cùng là số 0 

+ Quy tắc dấu của các phép cộng trừ nhân chia các số nguyên 

- Phép cộng: 

\(a+b=a+b\)

\(\left(-a\right)+\left(-b\right)=-\left(a+b\right)\)

\(a+\left(-b\right)=a-b\)

\(-a+b=b-a\)

- Phép trừ:

\(a-b=a-b\)

\(-a-b=-\left(a+b\right)\)

\(a-\left(-b\right)=a+b\)

- Phép nhân:

\(a\cdot b=a\cdot b\)

\(-a\cdot-b=a\cdot b\)

\(a\cdot-b=-\left(a\cdot b\right)\)

\(-a\cdot b=-\left(a\cdot b\right)\)

- Phép chia:

\(a:b=a:b\)

\(-a:-b=a:b\)

\(-a:b=-\left(a:b\right)\)

\(a:-b=-\left(a:b\right)\)

Lưu ý: Khi mở/ đóng ngoặc nếu trước dấu ngoặc đó là dấu + thì dữ nguyên nếu trước dấu ngoặc đó là dấu - thì đổi dấu tất cả hạng tử của phép tính đó:

VD: \(-\left(a-b-c\right)=-a+b+c\)

+ Tính chất dãy tỉ số bằng nhau 

Ta có tính chất này:

Nếu: \(\dfrac{a}{m}=\dfrac{b}{n}\) (với m,n là số nguyên ≠ biến) và biết \(a\pm b=?\) thì ta có thể tìm được a,b như sau:

VD: \(\dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{3}=\dfrac{a+b}{2+3}=\dfrac{5}{5}=1\) (biết \(a+b=5\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=2\cdot1=2\\b=3\cdot1=3\end{matrix}\right.\)

Công thức tổng quát: \(\dfrac{a_1}{m_1}=\dfrac{a_2}{m_2}=\dfrac{a_3}{m_3}=...=\dfrac{a_n}{m_n}=\dfrac{a_1+a_2+...+a_n}{m_1+m_2+...+m_n}\)

(2) Phần hình học 

+ Các trường hợp bằng nhau của tam giác 

- Trường hợp 1:

Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì 2 tam giác này bằng nhau

Xét ΔABC và ΔDEF ta có:

\(AB=DE\left(gt\right)\)

\(AC=DF\left(gt\right)\)

\(BC=EF\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\text{Δ}ABC=\text{Δ}DEF\left(c.c.c\right)\) 

- Trường hợp 2: 

Nếu 2 cạnh của tam giác này bằng 2 cạnh của tam giác kia và 1 góc nằm giữa 2 cạnh này của tam giác này bằng góc nằm giữa 2 cạnh này của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau 

Xét ΔABC và ΔDEF ta có: 

\(AB=DE\left(gt\right)\) 

\(AC=DF\left(gt\right)\)

\(\widehat{A}=\widehat{D}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\text{Δ}ABC=\text{Δ}DEF\left(c.g.c\right)\)

- Trường hợp 3: 

Nếu 1 cạnh của tam giác này bằng 1 cạnh của tam giác kia và 2 góc kề cạnh này của tam giác này bằng 2 góc kề cạnh này của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau

Xét ΔABC và ΔDEF ta có:

\(\widehat{A}=\widehat{D}\left(gt\right)\)

\(AB=DE\left(gt\right)\)

\(\widehat{B}=\widehat{E}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\text{Δ}ABC=\text{Δ}DEF\left(g.c.g\right)\)

+ Định lý Py-ta-go thuận và đảo

- Theo định lý Py-ta-go thì trong 1 tam giác vuông thì tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền (nhận biết cạnh huyền: cạnh đối diện với góc vuông thì cạnh đó là cạnh huyền

Theo ĐL Py-ta-go trong tam giác vuông: \(a^2+b^2=c^2\) (1) (a,b là cạnh góc vuông, c là cạnh huyền) 

Từ công thức thên ta có thể tính được toàn bộ các cạnh của tam giác vuông khi biết 2 cạnh còn lại 

Từ (1) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}c=\sqrt{a^2+b^2}\\a=\sqrt{c^2-b^2}\\b=\sqrt{c^2-a^2}\end{matrix}\right.\) 

- Định lý Py-ta-go đảo được dựa trên định lý Py-ta-go thuận nên nếu trong 1 tam giác bình phương của cạnh này bằng tổng bình phương của 2 cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông (góc đối diện với cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh kia chính là góc vuông) 

Theo định lý Py-ta-go đảo: \(c^2=a^2+b^2\Rightarrow\text{Δ}\) đó vuông     

VD: Cho tam giác ABC vuông tại A và AB=3(cm), AC=4(cm). Tính BC

Xét ΔABC vuông tại A áp dụng định lý Py-ta-go ta có:

\(BC^2=AC^2+AB^2\)

\(\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}\)

\(\Rightarrow BC=\sqrt{3^2+4^2}=\sqrt{25}=5\left(cm\right)\) 

+ Bộ 3 độ dài cạnh của tam giác

Để xác định được bộ 3 độ dài cạnh của tam giác thì ta có nhận xét sau: 

\(\left\{{}\begin{matrix}a+b>c\\a+c>b\\b+c>a\end{matrix}\right.\Rightarrow a,b,c\) là bộ 3 độ dài cạnh của tam giác 

VD: cho tam giác ABC có: AB = 1(cm), AC=1,5(cm), BC=5(cm) 

Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AB+AC< BC\left(1+1,5< 5\right)\\BC+AB>AC\left(1+5>15\right)\\BC+AC>AB\left(5+1,5>1\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy bộ 3 độ dài của của tam giác ABC là không đúng 

________________________________________

*Cách học môn toán không bị nhàm chán và thú vi cần biết các tips sau: *  

- Không được học liên tiếp 2 - 3 giờ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi buồn ngủ không hiệu quả

- Để không bị mất gốc thì nên học toàn chú trọng vào các ý chính (VD: ghi nhớ, các điều mà thầy cô lưu ý học) 

- Không cần thuộc lòng quan trọng là biết vận dụng vào bài toán 

- Cần lưu ý các kiến thức toán cở cấp độ của mình (tiểu học, THCS, THPT) 

- Phối hợp việc học toán và việc giải trí tránh bị nhàm chán mất tinh thần

- Sử dụng sơ đồ tư duy, takennotes, ...

- Lại đi làm lại nhiều lần dạng bài còn yếu

- Ôn lại nhiều lần các kiến thức, khái niệm, công thức... 

- Sử dụng nhiều kĩ thuật nhớ lâu, nhanh 

Các bạn hay anh chị có các tips học toán thú vị hơn mong anh chị bình luận ở đây nhé (trân trọng) 

(* Nếu trong part 3 này có gì thiếu sót thì mong các anh chị và các bạn góp ý với mình nhé mình sẽ cải thiện điều đó trong các part tới ạ *)  

 

7
17 tháng 9 2023

Cảm ơn bạn nhá !

17 tháng 9 2023

Cảm ơn bạn nhé !

TUẦN 4: "THE LOTTERY" - 19h45 NGÀY HÔM NAY (17/9) TRANH TÀI SỰ KIỆN CỜ VUATrải qua hơn 50 sự kiện vô cùng bùng cháy, Cuộc thi Trí tuệ VICE (đơn vị tổ chức sự kiện được tài trợ bởi Hoc24) đã quay trở lại với sự kiện đầu tiên dành riêng cho cộng đồng Hoc24 đây! Giải đấu Cờ vua lần thứ 9 - Hoc24 Revolution Arena đã chính thức mở đơn đăng kí!- Thể thức: 5+2 (5 phút ban đầu + 2 giây cho thêm mỗi nước), đấu...
Đọc tiếp

TUẦN 4: "THE LOTTERY" - 19h45 NGÀY HÔM NAY (17/9) TRANH TÀI SỰ KIỆN CỜ VUA

Trải qua hơn 50 sự kiện vô cùng bùng cháy, Cuộc thi Trí tuệ VICE (đơn vị tổ chức sự kiện được tài trợ bởi Hoc24) đã quay trở lại với sự kiện đầu tiên dành riêng cho cộng đồng Hoc24 đây! Giải đấu Cờ vua lần thứ 9 - Hoc24 Revolution Arena đã chính thức mở đơn đăng kí!

- Thể thức: 5+2 (5 phút ban đầu + 2 giây cho thêm mỗi nước), đấu hệ Thụy Sĩ, đấu 6 trận, 1 phút nghỉ giữa mỗi trận.

- Thời gian diễn ra: 19h45 ngày 17/9/2023 đến 21h00 ngày 17/9/2023. 1 vòng duy nhất.

- Đường link tham dự và đăng kí giải: https://lichess.org/swiss/Cu7slQSz

- Mật khẩu tham dự: hoc24gen22

Hãy nhanh tay đăng kí để được tham dự sự kiện và giao lưu trình cờ vua với những thành viên Hoc24 khác nhé! Các bạn đừng lo, sự kiện cờ vua lần này khác với những sự kiện trước, chúng mình không mời bất cứ ai ngoài Hoc24 members!

Phần thưởng:
- Mỗi 0.5 điểm, thành viên tham dự được nhận 1GP thưởng.
- Để nhận thưởng, các thành viên cần đấu ít nhất 4/6 trận đấu.
- Giải thưởng chung cuộc:
1 GIẢI NHẤT: 100.000đ + 30GP
1 GIẢI NHÌ: 50.000đ + 20GP
1 GIẢI BA: 20 COIN + 15GP
7 GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 10 COIN + 10GP

Rất mong sẽ được giao lưu với các bạn trong giải đấu!

Vậy, làm thế nào để các bạn tham gia?

Bước 1: các bạn hãy truy cập link: https://lichess.org/team/vietnam-chess-extended-tournament-vcet nhé. Sau đó, nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí một tài khoản.

Bước 2: Sau khi đăng nhập, hãy truy cập https://lichess.org/team/vietnam-chess-extended-tournament-vcet và ấn vào "Tham gia đội"!

Bước 3: Truy cập https://lichess.org/swiss/Cu7slQSz và đăng kí tham dự giải!

9
16 tháng 9 2023

Chúc các bạn thi thật tốt nha!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

0,5 điểm là được 1GP, tham gia ngay các bạn ơi! Hẹn gặp lại các bạn vào 7h45 tối nay nhé!

15 tháng 9 2023

Có vẻ như là đề hơi sai á bạn. Bạn xem lại đề nha.

Năm học mới đã bắt đầu, OLM mở lại đấu trường THI ĐẤU OLM.Đấu trường Thi đấu OLM được phát triển nhằm tạo ra một sân chơi học tập bổ ích, hiệu quả cho học sinh. Thông qua các phòng đấu thú vị và kịch tính, học sinh có thể khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự nhiên và hiệu quả. Các con được vừa học, vừa chơi, tạo tâm lí thoải mái, hứng thú. ------1. Đối tượng tham gia–  Các...
Đọc tiếp

Năm học mới đã bắt đầu, OLM mở lại đấu trường THI ĐẤU OLM.

Đấu trường Thi đấu OLM được phát triển nhằm tạo ra một sân chơi học tập bổ ích, hiệu quả cho học sinh. Thông qua các phòng đấu thú vị và kịch tính, học sinh có thể khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự nhiên và hiệu quả. Các con được vừa học, vừa chơi, tạo tâm lí thoải mái, hứng thú. 

------

1. Đối tượng tham gia

–  Các học sinh từ lớp 1 tới lớp 9 (đã có tài khoản OLM.VN).

2. Cách thức tham gia, thời gian

– Thời gian:

    + Khối 1, 2: 20h15, tối thứ Sáu hàng tuần.

    + Khối 3, 4: 20h20, tối thứ Sáu hàng tuần.

    + Khối 5, 6: 20h25, tối thứ Sáu hàng tuần.

    + Khối 7, 8, 9: 20h30, tối thứ Sáu hàng tuần.

– Hình thức: Người chơi tự nguyện tham gia thi hoàn toàn miễn phí.

   Bước 1: Truy cập vào trang THIDAU.OLM.VN

   Bước 2: Nhấn vào tab Cuộc thi OLM

   Bước 3: Nhấn vào phòng thi tương ứng và bắt đầu thi đấu.

loading...

3. Nội dung

– Đề thi gồm 30 câu hỏi thuộc ba môn Toán, Tiếng Việt/Ngữ văn, Tiếng Anh. Mỗi môn có 10 câu.

– Thời gian làm bài: 30 phút.

– Tiêu chí xếp hạng được tính dựa trên số điểm đạt được và thời gian làm bài.

4. Nội qui

– Học sinh cần tham gia phòng đấu đúng giờ quy định. Chỉ sử dụng 1 tài khoản duy nhất để tham gia, chỉ được đăng nhập trên 1 thiết bị trong suốt thời gian thi đấu.

– Học sinh thuộc khối lớp nào chỉ được tham gia trận đấu của khối lớp đó.

5. Phần thưởng hàng tuần

Ai tham gia thi đấu và trả lời đúng ít nhất 1 câu được 1 ngọc  + 5 xu.

– 1 giải Nhất : 10 ngọc  + 50 xu + vinh danh.

– 1 giải Nhì: 8 ngọc  + 40 xu + vinh danh.

– 1 giải Ba: 5 ngọc  + 25 xu + vinh danh.

– 7 giải Khuyến khích: 3 ngọc  + 15 xu.

Các bạn học sinh có thể dùng ngọc để mua vật phẩm ảo và dùng xu để đổi quà từ https://shop.olm.vn. 

Giới thiệu OLM SHOP

Chúc các bạn học sinh sẽ có những trận đấu bổ ích và thú vị!

7
15 tháng 9 2023

ui ui hiuhiu

Hấp dẫn quá,olm bây giờ xịn xò ghê :>

15 tháng 9 2023

a) Từ giả thiết : \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\text{=}\dfrac{1}{c}\)

\(\Rightarrow2ab\text{=}2bc+2ca\)

\(\Rightarrow2ab-2bc-2ca\text{=}0\)

Ta xét : \(\left(a+b-c\right)^2\text{=}a^2+b^2+c^2+2ab-2bc-2ca\)

\(\text{=}a^2+b^2+c^2\)

Do đó : \(A\text{=}\sqrt{a^2+b^2+c^2}\text{=}\sqrt{\left(a+b-c\right)^2}\)

\(\Rightarrow A\text{=}a+b-c\)

Vì a;b;c là các số hữu tỉ suy ra : đpcm

b) Đặt : \(a\text{=}\dfrac{1}{x-y};b\text{=}\dfrac{1}{y-x};c\text{=}\dfrac{1}{z-x}\)

Do đó : \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\text{=}\dfrac{1}{c}\)

Ta có : \(B\text{=}\sqrt{\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}}\)

Từ đây ta thấy giống phần a nên :

\(B\text{=}a+b-c\)

\(B\text{=}\dfrac{1}{x-y}+\dfrac{1}{y-z}-\dfrac{1}{z-x}\)

Suy ra : đpcm.

Mình bổ sung đề phần b cần phải có điều kiện của x;y;z nha bạn.

Chào mọi người, mình là Minh đây. Mình hôm nay sẽ chia sẻ tiếp cho các bạn những kiến thức liên quan đến kỳ thi chuyên đây.Ở phần trước, mình cũng đã nói về phần Phương trình - Hệ phương trình rồi. Bạn có thể tham khảo tại đây:https://hoc24.vn/cau-hoi/hello-moi-nguoi-minh-la-binh-minh-moi-nguoi-tren-web-hay-goi-minh-la-san-sai-sun-rang-etc-noi-chung-la-moi-nguoi-co-the-goi-minh-la-gi-cung-d.8359703531873.Thì hôm nay mình sẽ nói về...
Đọc tiếp

Chào mọi người, mình là Minh đây. Mình hôm nay sẽ chia sẻ tiếp cho các bạn những kiến thức liên quan đến kỳ thi chuyên đây.

Ở phần trước, mình cũng đã nói về phần Phương trình - Hệ phương trình rồi. 

Bạn có thể tham khảo tại đây:

https://hoc24.vn/cau-hoi/hello-moi-nguoi-minh-la-binh-minh-moi-nguoi-tren-web-hay-goi-minh-la-san-sai-sun-rang-etc-noi-chung-la-moi-nguoi-co-the-goi-minh-la-gi-cung-d.8359703531873.

Thì hôm nay mình sẽ nói về phần thứ 2 của kỳ thi chuyên là phần Số học. 

Phần số thì chia ra 4 phần:

- Lý thuyết chia hết trên tập nguyên

- Số chính phương

- Số nguyên tố, hợp số

- Phương trình nghiệm nguyên.

Hôm nay mình sẽ đi vào 2 phần đầu tiên của phần này:

Phần đầu tiên mà mình muốn nói là phần lý thuyết chia hết trên tập nguyên. 

Một số tính chất quan trọng:

`a vdots b, b vdots c <=> a vdots c`.

`a vdots b, b vdots a <=> a = +-b`

`a.b vdots m mà (m,b)=1 <=> a vdots m`

`a vdots m, b vdots m -> (a+-b) vdots m`

`a vdots b, c vdots d <=> ac vdots bd`

Trong `n` số nguyên liên tiếp tồn tại 1 số tự nhiên chia hết cho `n`.

`a^n-b^n vdots a-b`

`a^n+b^n vdots a+b` nếu `n` không chia hết cho `2.`

Bằng cách vận dụng các tính chất này và sử dụng các biến đổi tương đương thì khả năng cao là bạn sẽ giải được dạng này thôi ạ.

Ví dụ cho dạng này:

Chứng minh tích 5 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 120.

Chứng minh `n(n^2+11) vdots 6, mn(m^2-n^2) vdots 6, n(n+1)(2n+1) vdots 6`.

Chứng minh `ax^2+bx+c in ZZ, forall x in ZZ` khi và chỉ khi `2a,a+ b, c in ZZ`.

Chứng minh `20^n+16^n -3^n-1 vdots 323`.

Tìm `x,y` nguyên dương sao cho `x+3 vdots y` và `y+3 vdots x`.

Tiếp theo là về số chính phương.

Các tính chất bạn cần phải nắm chắc:

Số chính phương chỉ có thể có chữ số tận cùng bằng 0, 1, 4, 5, 6, 9. Số chính phương không thể có chữ tận cùng bằng 2, 3, 7, 8.

Số chính phương chỉ có thể có một trong hai dạng 4n hoặc 4n + 1. Không có số chính phương nào có dạng 4n + 2 hoặc 4n + 3.

Khi phân tích ra thừa số nguyên tố, số chính phương chỉ chứa các thừa số nguyên tố với số mũ chẵn.

Số chính phương chỉ có thể có một trong hai dạng 3n hoặc 3n + 1. Không có số chính phương nào có dạng 3n + 2.

Số chính phương chia hết cho p(p nguyên tố) thì chia hết cho `p^2`.

Số chính phương lẻ chia 8 dư 1.

Số chính phương chia 3, 4 dư 0,1; chia 5 dư 0, 1, 4.

`n^2<k<(n+1)^2` thì `k` không là số chính phương.

`a.b` chính phương, `a` chính phương thì `b` chính phương.

Vận dụng các tính chất trên, các bạn hãy thử sức với những câu sau:

Cho:

Cho `B =1.2.3 2.3.4 ... k.(k+1).(k+ 2)` với k là số tự nhiên. Chứng minh

rằng `4B + 1` là số chính phương.

Tìm `x` nguyên dương để `4x^3+14x^2+9x-6` là số chính phương

Tìm `n in NN` để `n^2+17` là số chính phương

Tìm `p, q` nguyên tố biết `p+q` và `p+4q` chính phương.

Cho số tự nhiên `n >= 2` và số nguyên tố p thỏa mãn `p -1` chia hết cho `n` đồng thời `n ^3-1` chia hết cho `p`. Chứng minh rằng `n +p` là một số chính phương.

Okay, bữa nay mình đi đến đây thôi, có lẽ hẹn mọi người vào những buổi tiếp theo. Chào mọi người, chúc mọi người buổi tối vui vẻ.

P/s: Ai có ý tưởng hay làm được bài thì đăng lời giải vào đây nhaaa, mình sẽ nhờ CTVVIP hoặc giáo viên tick cho nhé.

Nếu các bạn vẫn còn vài điều băn khoăn hay muốn hỏi trực tiếp để xin tài liệu ôn thi chuyên Toán thì nhắn với tớ qua: Facebook: https://www.facebook.com/stfu.calcius/ nha!

4
12 tháng 9 2023

cảm ơn bạn nhé

12 tháng 9 2023

Các bạn đọc được bài viết của bạn Minh thì hay comment góp ý (nếu có sai sót) nhé.